Khi các địa phương còn băn khoăn chia bánh

Khi các địa phương còn băn khoăn chia bánh "ai phần ít, ai phần nhiều"

Lê Mạnh Quốc
Thứ 6, 01/10/2021 | 19:37
0
Liên kết vùng ở Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ đảm bảo phục hồi nền kinh tế vùng sau đại dịch Covid-19 mà còn đảm bảo tính chất bền vững và gia tăng giá trị.

Ngày 1/10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại Cần Thơ phối hợp cùng Cơ quan Thường trú Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) tại ĐBSCL và Trung tâm Trọng Tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức hội thảo “Bức tranh Kinh tế Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long: Dự báo Kinh tế quý IV và triển vong năm 2022” dưới hình thức trực tuyến.

Tại Hội thảo, các diễn giả đã dành nhiều thời gian để bàn về tác động dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 đến Đồng bằng sông Cửu Long và những vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý địa phương và doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long nắm bắt xây dựng chính sách và kế hoạch kinh doanh thích ứng trong giai đoạn phục hồi. 

Kinh tế vĩ mô - Khi các địa phương còn băn khoăn chia bánh 'ai phần ít, ai phần nhiều'

Các đại biểu tham gia hội thảo trực tuyến. 

Khi cá còn nằm dưới ao, trái còn nằm trên cây, lúa còn nằm trên đồng

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng cần thiết tư duy lại không gian phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt trong ngành nông nghiệp. Phải chuyển từ theo đuổi phát triển theo từng địa giới hành chính sang phát triển dựa trên không gian liên địa phương, liên vùng có cùng ngành hàng. Đại dịch Covid-19 đang làm trầm trọng thêm tính cấp thiết phải tư duy lại về phát triển ở vùng bởi vốn dĩ lâu nay vẫn bị bó hẹp trong tư duy theo xã, theo huyện, theo tỉnh.  

“Chúng ta phải xem 13 tỉnh Đồng bằng sông cửu long là một thực thể kinh tế, chứ không phải là mảnh ghép của 13 địa giới hành chính”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.

Bên cạnh đó, về vấn đề hình thành chuỗi giá trị ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng: “Khi cá còn nằm dưới ao, trái còn nằm trên cây, lúa còn nằm trên đồng thì bản thân nó là sản lượng, không phải là kinh tế. Tức là tư duy chúng ta là tư duy sản lượng, sản lượng chúng ta cố gắng tạo ra nhiều hơn nhưng trong khi giá trị gia tăng lại không cao hơn. Giá trị gia tăng chỉ cao hơn khi tất cả những sản phẩm đó đến được thị trường thông qua chuỗi giá trị nằm trong một không gian phát triển”.

Ông Hoan khẳng định rằng, việc thay đổi tư duy về không gian phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng vì không chỉ đảm bảo phục hồi lại sau đại dịch Covid-19 mà còn đảm bảo tính chất bền vững và nâng cao giá trị của nền kinh tế.

Kinh tế vĩ mô - Khi các địa phương còn băn khoăn chia bánh 'ai phần ít, ai phần nhiều' (Hình 2).

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, phải xem 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là một thực thể kinh tế, chứ không phải là mảnh ghép của 13 địa giới hành chính. 

Lý giải việc tại sao liên kết vùng ở đồng bằng sông Cửu Long chưa đạt hiệu quả, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng: “Tại vì chúng ta nghĩ đến câu chuyện chia chiếc bánh, ai phần ít, ai phần nhiều trong đó các địa phương đều băn khoăn là mình lớn hay nhỏ, tuy nhiên thực tế lại là chúng ta liên kết tốt thì sẽ làm cho chiếc bánh lớn hơn. Do đó, khi chia thực tế chúng ta đang chia trên phần lớn hơn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải làm sao để thấy được là chiếc bánh đang lớn lên, đây là hiện là vấn đề vướng mắc.  

Do đó, điều quan trọng có thể liên kết vùng một cách hiệu quả đó là chứng minh cho các địa phương thấy rằng khi liên kết lại thì sẽ làm cho chiếc bánh lớn hơn, ngân sách mỗi địa phương đều tăng".

Cũng về vấn đề trên, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, đến từ Trường Chính Công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam, để liên kết vùng phát huy hiệu quả cần thiết phải có cấp quản lý, điều phối chỉ thực sự hiệu lực khi gắn với thiết chế vùng. Tuy nhiên có hai vấn đề cần lưu ý: một là không hướng đến việc tạo lập một cấp chính quyền vùng vì sẽ làm bộ máy cồng kềnh và thêm gánh nặng cho ngân sách; thứ hai là cơ chế ban chỉ đạo như hiện nay chưa phát huy được hiệu lực.

Doanh nghiệp trở thành người "giao liên" của liên kết vùng

Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, liên kết vùng phải hình thành trên cơ sở cơ chế thị trường, trong đó Chính phủ, các cơ quan chính quyền chỉ đóng vai trò mở đường, tạo nền tảng bằng chính sách, bằng cơ sở hạ tầng, bằng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Còn người “giao liên” để thực hiện vai trò liên kết vùng chính là doanh nghiệp của chúng ta và chính các chuỗi cung ứng được thiết lập sẽ là dòng chảy để liên kết vùng.

Kinh tế vĩ mô - Khi các địa phương còn băn khoăn chia bánh 'ai phần ít, ai phần nhiều' (Hình 3).

Doanh nghiệp là lực lượng chủ lực trong quá trình xây dựng các chuỗi liên kết cùng với nông dân là chủ thể và sự hỗ trợ của chính quyền.

Nền kinh tế của chúng ta không thể là phép cộng của các nền kinh tế địa phương. Các địa phương sẽ không có nền kinh tế riêng theo kiểu đóng kín, cộng vào thì thành nền kinh tế cả nước. Kinh tế của các địa phương chính là các chuỗi cung ứng trong nền kinh tế, mỗi chuỗi cung ứng như một nền kinh tế nhỏ.

Điều này cũng giống như các tập đoàn xuyên quốc gia, bản thân họ là những nền kinh tế lớn trong nền kinh tế toàn cầu chứ không đơn thuần chỉ là trong phạm vi biên giới từng quốc gia. Do đó, các chuỗi cung ứng thì không có biên giới, không có địa giới hành chính.

Đề cập đến mô hình liên kết vùng ở khu vực, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, khi các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu đàn đầu tư vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tạo nên các trung tâm liên kết lan tỏa. Chính họ sẽ là lực lượng chủ lực trong quá trình xây dựng các chuỗi liên kết cùng với nông dân là chủ thể.

Cơ hội mở cửa, "trợ thở" cho nền kinh tế

Thứ 6, 01/10/2021 | 11:38
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, 100 ngày cuối năm tới là thời gian "vàng" để mở cửa thị trường và cũng là thách thức với nền kinh tế Việt Nam.

Từ hôm nay phân 4 vùng nguy cơ để tổ chức lại vận tải hành khách

Thứ 6, 01/10/2021 | 06:30
Bộ GTVT vừa ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt.

Dự thảo Kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải của Bộ GTVT: Nhiều quy định "nhạy cảm" còn chờ ý kiến của Bộ Y tế

Thứ 5, 30/09/2021 | 16:23
Bộ GTVT đang xây dựng Kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải của 05 lĩnh vực trên tinh thần phòng chống dịch để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Cùng tác giả

Lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mở rộng cao tốc La Sơn - Hòa Liên

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:17
Cao tốc đoạn La Sơn - Hòa Liên dài 66 km, hiện có quy mô 2 làn xe, bề rộng mặt đường 12 m, tốc độ thiết kế 60 km/h, đã đưa vào khai thác từ tháng 4/2022.

Bộ GTVT đề nghị rà soát suất đầu tư cao tốc Phủ Lý-Nam Định vì quá cao

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:13
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Nam Định liên quan phương án đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Phủ Lý - Nam Định.

Phó Thủ tướng chỉ đạo "gỡ khó" vật liệu san lấp cho dự án giao thông

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:38
Các Bộ, ngành theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để tình trạng thiếu vật liệu ảnh hưởng tiến độ dự án.

Kiện toàn nhân sự Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:10
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký quyết định kiện toàn nhân sự Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia. 

Chính thức khai trương Trung tâm thông tin du lịch Việt Nam tại Ấn Độ

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:41
Việc khai trương Trung tâm thông tin du lịch Việt Nam tại Ấn Độ cùng nhiều hoạt động ý nghĩa khác nhằm chung tay thúc đẩy khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam.
Cùng chuyên mục

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Tỉnh Bình Thuận đầu tư 84,548 tỷ đồng xây dựng dự án Nhà tang lễ

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:35
Ngày 15/5, HĐND tỉnh Bình Thuận đã thông qua nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà tang lễ tỉnh Bình Thuận. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Phong Nẫm (thành phố Phan Thiết).

Duyệt đầu tư dự án 300 tỷ đồng kè chống xâm thực, bảo vệ bờ biển ở Phú Quý

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:00
Sau khi dự án hoàn thành sẽ tăng cường khả năng chắn sóng, chống xói lở, cải tạo cảnh quan, hoàn thiện tuyến kè dọc bờ biển ở huyện Phú Quý.
     
Nổi bật trong ngày

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.

Việt Nam thúc đẩy sáng tạo số vì mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:00
Việt Nam đang có những bước chuyển mình quan trọng từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số, từ hạ tầng thông tin liên lạc sang hạ tầng nền kinh tế số và từ công nghệ thông tin sang công nghệ số nhằm tăng trưởng xanh và bền vững.