Không còn được hoan nghênh ở Niger, Mỹ cập nhật tiến độ rút quân

Thứ 4, 26/06/2024 | 06:00
0
Mỹ đã dựa vào Niger làm trung tâm chống khủng bố trong hơn một thập kỷ. Cho đến gần đây, hơn 1.000 nhân viên Mỹ vẫn hoạt động ở đó.

Người đứng đầu Bộ chỉ huy châu Phi của Quân đội Mỹ (AFRICOM) vừa cập nhật tình hình di chuyển nhân sự và thiết bị của mình ra khỏi Niger trong bối cảnh hiện diện quân sự của “xứ cờ hoa” không còn được hoan nghênh ở quốc gia Tây Phi này.

Theo thỏa thuận mà hai bên đã đạt được hồi tháng 5, hạn chót để Mỹ rút hết toàn bộ lực lượng ra khỏi quốc gia châu Phi là ngày 15/9. Mối quan hệ giữa Washington và Niamey bắt đầu xấu đi vào mùa hè năm ngoái sau cuộc đảo chính do chính quyền quân sự được gọi là Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc (CNSP) Niger tiến hành.

Hồi tháng 3, một phát ngôn viên của Hội đồng cho biết, các lực lượng Mỹ sẽ không còn hoạt động ở nước này nữa.

“Chúng tôi đang tiến hành đúng tiến độ và đúng kế hoạch, di chuyển thiết bị hạng nặng ra khỏi Căn cứ Không quân số 101 và sau đó chúng tôi sẽ kết thúc công việc với Căn cứ Không quân số 201”, Tướng Thủy quân lục chiến Mỹ Michael Langley nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm 24/6 ở Botswana, một quốc gia ở phía Nam “lục địa đen”.

“Trong vòng vài tuần nữa, chúng tôi sẽ hoàn thành công việc ở căn cứ số 101. Chúng tôi đang làm việc đúng tiến độ, nếu không muốn nói là vượt tiến độ, sớm hơn dự kiến”, Tướng Langley, người đứng đầu AFRICOM, cho hay.

Thế giới - Không còn được hoan nghênh ở Niger, Mỹ cập nhật tiến độ rút quân

Tướng Michael Langley, người đứng đầu Bộ chỉ huy châu Phi của Quân đội Mỹ (AFRICOM), trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình nhà nước Botswana, tháng 6/2024. Ảnh: DVIDS

Mỹ đã dựa vào Niger làm trung tâm chống khủng bố trong hơn một thập kỷ. Cho đến gần đây, hơn 1.000 nhân viên Mỹ vẫn hoạt động ở đó, hầu hết tập trung ở 2 căn cứ không quân với chi phí hơn 100 triệu USD.

Kế hoạch di dời thiết bị vẫn chưa được hoàn thiện, nhưng Tướng Langley cho biết, ông đã thực hiện các chuyến tham quan khắp vùng duyên hải Tây Phi và phần còn lại của khu vực để hiểu rõ nhất những gì các quốc gia đó cần để giải quyết cuộc chiến chống khủng bố mà họ phải đối mặt.

Về kế hoạch tổng thể của nhóm mình hiện nay, vị tướng này cho biết, AFRICOM đặt mục tiêu hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác trong khu vực về các hoạt động hỗ trợ công nghệ nhằm ngăn chặn các mối đe dọa và ứng phó với khủng hoảng.

“Tôi nhìn vào chiến lược tổng thể của chúng tôi. Chúng tôi đang tăng cường chiến lược thông qua các đối tác của mình, từ từ, xuyên suốt, để ngăn chặn các mối đe dọa cũng như ứng phó với khủng hoảng. Tôi không đo lường điều đó bằng số lượng thiết bị, việc di dời thiết bị; Tôi đo lường nó bằng khả năng”, ông nói.

Chỉ huy AFRICOM nhấn mạnh rằng các quốc gia này không yêu cầu Quân đội Mỹ hiện diện trên thực địa ở “bất kỳ phạm vi hoặc cường độ nào”. Họ nói đó là cuộc chiến của họ. Họ đang tìm kiếm các khả năng, cho dù đó là khả năng chia sẻ thông tin tình báo, hay khả năng xác định các dấu hiệu và cảnh báo cho chính họ”.

Thừa nhận sự hiện diện của các cố vấn và huấn luyện viên Nga tại Căn cứ Không quân số 101 ở Niger, nơi người Mỹ vẫn đang tiến hành rút quân, Tướng Langley nói: “Ngoài ra họ còn có ý đồ gì nữa, tôi không biết… Nhưng hiện tại tôi biết rằng chúng tôi đang thực hiện việc rút quân có trách nhiệm và theo từng cấp độ”.

Theo ông Langley, sự hiện diện quân sự của Nga ở châu Phi có thể được ghi nhận tồn tại ở phía Bắc tới tận Libya và ở phía Nam tới tận Cộng hòa Trung Phi. Hoạt động của Nga có thể sẽ là chủ đề được đưa ra trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng châu Phi, một diễn đàn thường niên lần đầu tiên khai mạc tại lục địa châu Phi, ở Botswana, vào ngày 25/6.

Hơn 30 quốc gia sẽ tham gia sự kiện này. Ông nói: “Mỗi quốc gia đều có những thách thức và nguyên nhân gây bất ổn khác nhau. Đó cũng là những gì sẽ được đưa ra để thảo luận”.

Minh Đức (Theo Defense News, Defense Scoop)

EU trừng phạt 19 công ty Trung Quốc vì liên quan đến Nga

Thứ 3, 25/06/2024 | 14:40
Đáng chú ý, trong số các công ty mới bị EU đưa vào “danh sách đen” có 2 công ty lớn trong ngành vệ tinh Trung Quốc, với cáo buộc làm ăn cùng nhóm Wagner của Nga.

Vòng xoáy trừng phạt của Mỹ không ngăn được Nga tiến lên với dự án LNG

Thứ 6, 21/06/2024 | 06:00
Gã khổng lồ năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga cho biết việc xây dựng nhà máy LNG bên Biển Baltic đã hoàn thành hơn 32%.

Động thái mới của Mỹ ở Niger sau khi quân nhân Nga tiến vào căn cứ có binh sĩ Mỹ đồn trú

Thứ 7, 11/05/2024 | 19:39
Mỹ vẫn muốn duy trì một số lượng nhỏ binh sĩ ở Niger kể cả khi quốc gia Tây Phi này đã đưa các quân nhân Nga tới một căn cứ không quân có binh sĩ Mỹ đồn trú.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Armenia thông tin chi tiết về thỏa thuận vũ khí mới với Pháp

Chủ nhật, 30/06/2024 | 06:00
Việc mua sắm những khẩu pháo tiên tiến của phương Tây như CAESAR là “một phần” của quá trình “hiện đại hóa hoàn toàn” các lực lượng vũ trang của Armenia.

Khoảnh khắc tên lửa chiến thuật Iskander-M Nga tấn công, phá huỷ hệ thống HIMARS đắt đỏ của Ukraine

Thứ 7, 29/06/2024 | 14:45
Hình ảnh công khai cho thấy, tên lửa Iskander-M Nga đã tấn công chính xác, phá huỷ hệ thống M142 HIMARS ở Yasenovoe.

IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng của Ukraine

Thứ 7, 29/06/2024 | 11:40
Sự ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô vẫn được duy trì nhờ “sự hoạch định chính sách khéo léo của chính quyền Ukraine cũng như sự hỗ trợ đáng kể từ bên ngoài”.

Chỉ đạo “nóng” của Bộ trưởng Quốc phòng Nga về tình hình Biển Đen

Thứ 7, 29/06/2024 | 06:00
Bộ trưởng Quốc phòng Nga ra lệnh chuẩn bị “phản ứng” đối với các hoạt động của máy bay không người lái (UAV/drone) Mỹ trên Biển Đen.

Khoảnh khắc ông Orbán tiếp cận ông Zelensky bên lề Thượng đỉnh EU

Thứ 6, 28/06/2024 | 15:55
Trong thước phim được ghi lại, ông Orbán được nhìn thấy đã tiếp cận và bắt tay ông Zelensky, và sau đó hai bên đã có một cuộc trò chuyện sôi nổi.
     
Nổi bật trong ngày

IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng của Ukraine

Thứ 7, 29/06/2024 | 11:40
Sự ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô vẫn được duy trì nhờ “sự hoạch định chính sách khéo léo của chính quyền Ukraine cũng như sự hỗ trợ đáng kể từ bên ngoài”.

Khoảnh khắc tên lửa chiến thuật Iskander-M Nga tấn công, phá huỷ hệ thống HIMARS đắt đỏ của Ukraine

Thứ 7, 29/06/2024 | 14:45
Hình ảnh công khai cho thấy, tên lửa Iskander-M Nga đã tấn công chính xác, phá huỷ hệ thống M142 HIMARS ở Yasenovoe.

Armenia thông tin chi tiết về thỏa thuận vũ khí mới với Pháp

Chủ nhật, 30/06/2024 | 06:00
Việc mua sắm những khẩu pháo tiên tiến của phương Tây như CAESAR là “một phần” của quá trình “hiện đại hóa hoàn toàn” các lực lượng vũ trang của Armenia.

Chỉ đạo “nóng” của Bộ trưởng Quốc phòng Nga về tình hình Biển Đen

Thứ 7, 29/06/2024 | 06:00
Bộ trưởng Quốc phòng Nga ra lệnh chuẩn bị “phản ứng” đối với các hoạt động của máy bay không người lái (UAV/drone) Mỹ trên Biển Đen.