img
Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 1.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 2.

Sau gần 18 năm "thai nghén", chờ đợi, chiều 30/11/2024, Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã được đại đa số đại biểu Quốc hội ấn nút thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng hơn 1.7 triệu tỷ đồng (tương đương 67,34 tỷ USD), đây được coi là dự án giao thông có quy mô lớn nhất từ trước tới nay được phê duyệt tại Việt Nam.

Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tốc độ thiết kế toàn tuyến 350 km/h, với dự kiến thời gian hoàn thành dự án trong năm 2035.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 3.
Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 4.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam ngày 30/11/2024. Ảnh: Quochoi.vn

Nhìn nhận về bước tiến lịch sử khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư siêu dự án này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết: "Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng quốc gia, không tiếp cận đơn lẻ, cục bộ mà được hoạch định trên góc nhìn tổng thể, kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.

Đây không chỉ là một công trình giao thông mà còn là biểu tượng của khát vọng, tinh thần đổi mới và hành động quyết liệt, sẵn sàng vượt qua thách thức để mở ra cơ hội lớn cho đất nước".

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 5.

Phối cảnh nhà ga tuyến đường sắt tốc độ cao Việt Nam bằng AI Chat GPT

Khái quát về những giá trị, lợi ích khi đầu tư, xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng: "Qua đánh giá sơ bộ, số tiền gần 70 tỷ USD nếu được đưa vào triển khai từ nay đến năm 2035 thì tác động của đầu tư đường sắt cao tốc độ cao này làm tăng khoảng 0,97 điểm % GDP. Đây là con số hết sức đáng kể, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế".

Phân tích cụ thể hơn, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh, công trình này sẽ có tác động trực tiếp tới 7-8 lĩnh vực, trong đó đặc biệt là ngành xây dựng, các ngành phụ trợ như cung cấp vật liệu cho xây dựng công trình, kể cả các vật liệu thông thường như cát, đá, sỏi hay vật liệu đặc chủng như sắt, thép để làm đường ray hoặc các công trình khác.

Đặc biệt, dự án sẽ tác động lan tỏa đến phát triển đô thị. Tuyến đường này mở ra hơn 20 ga từ Bắc vào Nam, mỗi ga đều có các khu đô thị đính kèm. Đây cũng là một động lực cho phát triển. Trong tương lai chúng ta xác định phát triển đô thị là một động lực thì đây là một động lực tốt để phát triển kinh tế-xã hội.

Ông Phương cũng chỉ ra những tác động mạnh mẽ của dự án này tới các ngành dịch vụ, du lịch, tạo công ăn việc làm vì đây là công trình quy mô cực lớn, giúp tăng trưởng năng suất, khả năng cạnh tranh của ngành đường sắt.

"Khi dự án đi vào khai thác, rõ ràng sẽ làm gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là giảm chi phí logistic, góp phần đáng kể cho phát triển các ngành công nghiệp, ngành sản xuất kinh doanh có sử dụng đến tuyến đường sắt này", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 6.

Ảnh minh họa tuyến đường sắt tốc độ cao Việt Nam bằng AI Chat GPT

Phân tích thêm về giá trị của siêu dự án 67,34 tỷ USD mang lại, PGS-TS Chu Công Minh, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, chia sẻ với báo chí rằng, làm được tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ giải quyết được áp lực hạ tầng giao thông, vừa nhanh, lại hiệu quả kinh tế. Với đất nước trải dài như Việt Nam, tuyến đường sắt tốc độ cao dọc đất nước là một trong những nền tảng để hình thành trục vận tải khối lượng lớn trên đất liền, dễ dàng kết nối các trung tâm kinh tế, tạo thành trục động lực phát triển KT-XH của đất nước và các địa phương trên hành lang kinh tế Bắc - Nam".

Nhiều lần họp, chỉ đạo với các lãnh đạo chủ chốt thuộc các Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án này với sự phát triển của đất nước: "Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là một trong những công trình biểu tượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Hiện nay, Việt Nam đã đủ điều kiện để làm và phải quyết tâm làm".

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 7.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 8.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 9.

Một trong những điều tự hào và cũng là kỷ lục của ngành giao thông trong năm qua, khi cùng lúc đưa hai tuyến Metro ở hai thành phố lớn, sôi động nhất cả nước vào khai thác thương mại, sau hàng chục năm nỗ lực vượt khó xây dựng, với sự mong mỏi của hàng triệu người dân.

Mới đây nhất, ngày 23/12/2024, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức khánh thành sau hơn một thập kỷ xây dựng, trong sự vui mừng và đón nhận của hàng nghìn người. Đây được xem là "xương sống" giao thông, kết nối hiệu quả giữa trung tâm TP.HCM và các khu vực ngoại ô.

Từ ngày đầu khai trương đến những ngày đầu năm mới, hàng loạt hình ảnh khó tin đã xuất hiện tại ga ngầm Bến Thành, ngay từ sáng sớm, dòng người đã nối dài, xếp hàng chờ đợi cơ hội đi tàu metro, nhiều thời điểm không gian bên trong ga Bến Thành chật kín.

Sau 2 tuần vận hành chính thức, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP Hồ Chí Minh) đón hơn 1,7 triệu lượt khách đi tàu, đạt 300% so với kế hoạch đề ra. Đây là con số kỷ lục về số hành khách đi metro ở Việt Nam trong những ngày đầu, con số này vượt xa so với tuyến Cát Linh, Hà Đông và tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 10.

Metro Bến Thành - Suối Tiên là tuyến metro dài nhất Việt Nam. Ảnh: HCMC Metro, Phùng Tiên

Tuyến metro Bến Thành, Suối Tiên là tuyến tàu điện ngầm đầu tiên được xây dựng và đưa vào khai thác tại TP.HCM với 19,7km, là tuyến metro dài nhất Việt Nam. Trong đó có 2,6km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao kết nối trung tâm thành phố về cửa ngõ phía Đông với tổng mức đầu tư 43.757 tỷ đồng.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 11.

Người dân TP.HCM nô nức trải nghiệm loại hình giao thông mới toanh ở thành phố. Ảnh: Duy Anh, Viết Thanh, Phạm Thế Hiển

Tại Hà Nội, tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội (đoạn Nhổn - Cầu Giấy), được khánh thành sớm hơn vào ngày 8/8/2024, đánh dấu bước ngoặt trong hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô với hơn 2.000.000 lượt khách trong 3 tháng.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 12.

Người dân Hà Nội trải nghiệm loại hình giao thông công cộng tiên tiến của Thủ đô. Ảnh: Thái Hà, Thảo Quyên, Ngọc Đẹp

"Metro là lời giải giao thông cho các thành phố giàu có. Thực tế cho thấy ở tất cả các TP giàu có và thịnh vượng trên thế giới, người dân chủ yếu đi lại bằng giao thông công cộng. Bốn "con rồng châu Á" đều có hệ thống đường sắt phát triển và sự trỗi dậy của các nơi này thường trùng hợp với giai đoạn phát triển đường sắt đô thị.

Thập niên này đất nước sẽ làm đường bộ nhưng thập niên sau, đất nước sẽ làm đường sắt. Các nghị quyết của Đảng, Nhà nước cũng đã nêu rất rõ nội dung này và đây là con đường buộc phải tiến tới", TS Nguyễn Quốc Hiển nhìn nhận với báo chí sau khi 2 dự án metro lớn nhất cả nước ở Hà Nội và TP.HCM lần lượt về đích.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống metro, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhiều lần cho rằng: "Việc xây dựng Đề án hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP.HCM nhằm giải quyết ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy tăng trưởng hai con số tại 2 thành phố lớn nhất nước".

Để phát triển hệ thống metro nhanh, rút ngắn thời gian so với các tuyến trước, TP.HCM và Hà Nội đang và đã xây dựng đề án metro với những cơ chế đột phá chưa từng có.

Tại TP.HCM, đề án đặt mục tiêu từ nay đến năm 2035, hoàn thành 6 tuyến metro theo quy hoạch với chiều dài khoảng 183km. Sơ bộ tổng mức đầu tư cho giai đoạn này cần hơn 871.216 tỷ đồng (khoảng 36,33 tỷ USD).

Đến năm 2045, TP làm thêm khoảng 168,36km để hoàn thiện 7 tuyến, nâng tổng chiều dài metro lên khoảng 351,08km. Đến năm 2060, các tuyến metro số 8, 9, 10 sẽ được tiếp tục đầu tư để nâng tổng chiều dài lên hơn 510km.

Trong khi đó, Hà Nội quyết tâm đến năm 2035 hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 410,8 km đường sắt đô thị theo quy hoạch GTVT Thủ đô. Giai đoạn tiếp theo (2036 - 2045) phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 200,7km, nâng tổng số chiều dài hệ thống đường sắt đô thị lên khoảng 616,9 km.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 13.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 14.

Một trong những dự án giao thông lớn của Việt Nam đang được xây dựng thần tốc và đạt nhiều dấu mốc trong năm qua phải kể đến là Dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), có tổng mức đầu tư 16,6 tỷ USD, chia làm 3 giai đoạn.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành được khởi công xây dựng ngày 5/1/2021, đến nay tròn 3 năm 11 tháng, với hơn 7.000 chuyên gia, kỹ sư, công nhân miệt mài “3 ca, 4 kíp” trên công trường, tạo nên công trình đồ sộ nhất lịch sử ngành giao thông, xây dựng, đây được coi là kỷ lục số người thi công tại một dự án ở Việt Nam. Điều này giúp tiến độ các hạng mục ở sân bay đều được tăng tốc, "cất cánh".

Chia sẻ về tiến độ của dự án, ông Vũ Thế Phiệt, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), cho biết, hiện nay, tiến độ gói thầu 5.10 - thi công nhà ga hành khách, đây là phần được ví như “trái tim” của sân bay với việc thi công tỉ mỉ, phức tạo nhất đang vượt khoảng 20 ngày so với kế hoạch.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 15.

Phối cảnh sân bay Long Thành. Ảnh: BQL Dự án Sân bay Long Thành

“Nhà ga hành khách sân bay Long Thành có quy mô công suất 25 triệu hành khách/năm, được bố trí theo dạng tập trung, gồm nhà ga trung tâm và 3 cánh, thiết kế với 2 cao trình đi và đến tách biệt, gồm 1 trệt, 3 lầu, chiều cao đỉnh mái 45,55m. Tổng diện tích sàn khoảng 376.451m2.

Đến nay, việc lắp đặt kết cấu thép mái nhà ga đã đạt gần phân nửa sản lượng. Các kỹ sư, công nhân đã lắp được khoảng 12.694 tấn thép. ACV đang đôn đốc, chỉ đạo các nhà thầu tranh thủ thời tiết mùa khô đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt phần mái trung tâm”, ông Phiệt cho biết.

Với quy mô dự án lớn chưa từng có trong lịch sử, khiến đích thân Thủ tướng Phạm Minh Chính đã liên tục trực tiếp kiểm tra hiện trường dự án để chỉ đạo, đốc thúc. Cụ thể là vào dịp Tết các năm 2022, 2023, 2024, tháng 9 và tháng 12/2024. Thủ tướng cũng chỉ đạo phát động cuộc thi đua cao điểm 450 ngày đêm trên công trường, đưa dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành về đích vào ngày 31/12/2025 và đưa vào khai thác trước 28/2/2026.

Với 5 lần thị sát công trường, số lần thị sát kỷ lục tại một dự án giao thông của Thủ tướng, người đứng đầu Chính phủ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án đối với sự phát triển của đất nước. "Chúng ta xây dựng sân bay Long Thành để thể hiện khát vọng vươn lên trong ngành hàng không, kỳ vọng đưa Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn, đem lại kỳ vọng phát triển kinh tế địa phương, cả nước và khu vực", Thủ tướng nhấn mạnh.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 16.

Thủ tướng thị sát sân bay Long Thành tháng 12/2024. Ảnh: VGP

Nhìn nhận về vai trò, ý nghĩa quan trọng của dự án siêu sân bay Long Thành, ông Nguyễn Tiến Việt - Phó Tổng GĐ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) - chia sẻ với truyền thông rằng: "Một cảng hàng không có quy mô lớn, ngoài việc chắp cánh cho sự phát triển của ngành hàng không còn đem lại những lợi ích tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của cả quốc gia.

"Có thể tự tin rằng, Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ mở ra không gian phát triển mới cho vùng, tạo động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy cơ cấu kinh tế mới, chuyên về sản xuất dịch vụ, tạo ra năng lực cạnh tranh mới, tạo ra năng lực cho cả vùng Đông Nam bộ và các khu vực lân cận", ông Nguyễn Tiến Việt khẳng định.

Dự kiến sau khi hoàn thành tất cả các giai đoạn, sân bay Long Thành sẽ đạt công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm và trở thành sân bay lớn nhất nước ta trong tương lai, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.

Sân bay Long Thành dự kiến sẽ đóng góp vào quy mô GDP Việt Nam năm 2030 khoảng 0,98%, tạo ra 200.000 việc làm và có ý nghĩa lan tỏa tới tổng thể kinh tế - xã hội.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 17.

Công trường sân bay Long Thành đến tháng 12/2024. Ảnh: VTC & VGP

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 18.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 19.

Năm 2024 cũng đánh dấu cho những bước tiến mới vượt bậc và có thể nói là những điều chưa từng có trong việc hoạch định, quy hoạch, chính sách phát triển hệ thống đường sắt. Không chỉ dừng lại ở tuyến đường sắt tốc độ cao mà còn ở các tuyến đường sắt chiến lược nối thông với Trung Quốc.

Việc phát triển đường sắt là một trọng những chiến lược, được Việt Nam ưu tiên trong những năm qua. Để tạo bước đột phá và "Vươn mình trong kỷ nguyên mới", liên tiếp trong năm 2024, hàng loạt các cuộc trao đổi, gặp gỡ, ký kết các văn kiện giữa lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, Trung Quốc được diễn ra để hợp tác, xây dựng các dự án đường sắt kết nối, giao thương giữa hai nước được đẩy nhanh và đạt các bước tiến mới.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 20.

Ngày 12/12/2024, Hội nghị đường sắt biên giới Việt – Trung lần thứ 44 đã kết thúc tốt đẹp sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc. Đại diện hai nước đã ký Nghị định thư Hội nghị đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44. Ảnh: Bộ GTVT

Đặc biệt, bước tiến mới nhất và quan trọng nhất liên quan đến các dự án đường sắt Việt Nam kết nối Trung Quốc là diễn ra ngày 19/8/2024, tại Đại lễ đường Nhân dân, Thủ đô Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm đã hội đàm cấp cao với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình. Tại đây, hai vị lãnh đạo đã cùng chứng kiến Lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Trong đó có 2 văn kiện về đường sắt mới được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc đề cập tới 3 tuyến đường sắt chiến lược trị giá hàng tỷ USD và dài hơn 800km mà hai nước liên tục xúc tiến hợp tác là: Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Dự án đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn; Dự án đường sắt Móng Cái – Hạ Long – Hà Nội.

Sau lễ ký văn kiện trên, đến ngày 13/10/2024, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, các văn kiện quan trọng liên quan đến kết nối đường sắt 2 nước đã được trao.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 21.

Hai Thủ tướng chứng kiến trao Bản ghi nhớ hợp tác đường sắt giữa hai nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việc trao thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước diễn ra trong phiên họp thứ 16 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc tại nhà khách Điếu Ngư Đài (Trung Quốc) ngày 10/12.

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Trung Quốc đẩy nhanh kết nối đường sắt, ưu tiên triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng, khôi phục tuyến vận tải liên vận đường sắt quốc tế giữa hai nước.

Cuối tháng 12/2024, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc và yêu cầu tháng 1/2025 phải trình Chính phủ, tháng 2/2025 trình Quốc hội, chậm nhất trong 12/2025 phải khởi công.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, tính toán lại hướng tuyến, các ga, tốc độ thiết kế của dự án… với hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, không bám tuyến đường sắt cũ mà đi theo tuyến mới; điều chỉnh số lượng và vị trí các ga hợp lý, việc xây dựng, triển khai dự án cần nghiên cứu đa dạng hóa nguồn vốn, gồm vốn đầu tư công, nguồn phát hành trái phiếu, vốn vay, có thể kêu gọi tư nhân tham gia đầu tư khai thác các ga, phát triển đô thị dựa trên giao thông công cộng (TOD)…

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo các bên liên quan: "Khi nghiên cứu phải có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn, quá trình làm thủ tục phải tranh thủ thời gian, làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm".

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 22.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến các ban, bộ, ngành, địa phương hai nước ký kết các văn kiện hợp tác. Ảnh TTXVN

Theo đánh giá từ Chính phủ và các cơ quan liên quan, 3 tuyến đường sắt quan trọng nối Việt Nam - Trung Quốc mang lại nhiều lợi ích trong tương lai một khi được triển khai thành công. Trong đó, các đại dự án này sẽ giúp tăng cường năng lực logistics, qua đó giúp tăng cường lưu chuyển hàng hóa và thông thương song phương giữa Việt Nam - Trung Quốc.

Ngoài ra, các dự án giúp duy trì tính kết nối mạnh mẽ về kinh tế và thương mại giữa hai nước, giúp Việt Nam tận dụng được thị trường Trung Quốc rộng lớn để tăng cường nội lực, phát triển kinh tế. Thứ ba, tạo lợi thế cạnh tranh, giúp Việt Nam duy trì vai trò là cửa ngõ để hàng hóa từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc có thể thâm nhập ASEAN.

Bên cạnh đó, một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại sẽ giúp Việt Nam duy trì vị thế địa chính trị quan trọng của mình như là một giao điểm kinh tế chính trị không thể bỏ qua, trong bối cảnh các nước láng giềng ở Đông Nam Á lục địa cũng đang đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 23.

Kỷ lục chưa từng có về giao thông năm 2024: Cú chốt thế kỷ 67,3 tỷ USD và loạt dự án tỷ đô 'cất cánh'- Ảnh 24.

Thái Hà
Hà Linh
Duy Anh, Viết Thanh, Phạm Thế Hiển, Thái Hà, Thảo Quyên, Ngọc Đẹp, MRB, VTC, VGP, Bộ GTVT, TTXVN

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.