Lộ diện chủ nhà hội nghị khí hậu COP29: Lại là một nước giàu dầu mỏ

Lộ diện chủ nhà hội nghị khí hậu COP29: Lại là một nước giàu dầu mỏ

Thứ 2, 11/12/2023 | 14:43
0
Sau COP28 ở quốc gia giàu dầu mỏ UAE, COP29 dự kiến sẽ được tổ chức ở một quốc gia thành viên OPEC+, nơi chứng kiến đợt bùng nổ dầu mỏ đầu tiên của thế kỷ 20.

Một văn bản dự thảo được công bố vào ngày 10/12 đề xuất rằng Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu COP29 sẽ được tổ chức ở thủ đô Baku của Azerbaijan từ ngày 11-22/11/2024. Văn bản này sẽ cần được gần 200 quốc gia tham gia hội nghị thông qua trước khi trở thành chính thức, nhưng dự kiến không có bất ngờ gì sẽ xảy ra.

Liên Hợp Quốc di chuyển địa điểm của các cuộc đàm phán về khí hậu trên khắp thế giới với các khu vực khác nhau thay phiên nhau đăng cai. Nhóm Đông Âu, bao gồm các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, giữ chức chủ tịch luân phiên vào năm 2024 và đã không thể đạt được thỏa thuận nhất trí về việc nước nào trong số họ sẽ đóng vai trò chủ nhà vào năm tới cho tới khi Azerbaijan được đề cử.

Azerbaijan đã sẵn sàng đăng cai Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) vào năm tới sau khi đạt thành thỏa thuận với đối thủ lâu năm Armenia, đảm bảo Baku sẽ không phải đối mặt với mối đe dọa từ quyền phủ quyết của Yerevan.

Azerbaijan cũng nhận được sự ủng hộ của Nga. Trước đó Nga đã tuyên bố sẽ phủ quyết mọi nỗ lực của bất kỳ quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) nào ở Đông Âu trong bối cảnh Moscow đang thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine và hứng “cơn mưa” các lệnh trừng phạt từ tập thể phương Tây.

“Chúng tôi rất biết ơn tất cả các quốc gia, đặc biệt là nhóm Đông Âu và chủ nhà Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vì sự hỗ trợ của họ”, Bộ trưởng Sinh thái Azerbaijan Mukhtar Babayev cho biết trong bài phát biểu từ sân khấu chính tại COP 28 hôm 9/12.

Quyết định trên giải quyết bế tắc địa chính trị kéo dài nhiều tháng về địa điểm tổ chức hội nghị khí hậu tiếp theo, nhưng cũng đồng thời thu hút sự chú ý khi Azerbaijan lại là một đất nước tràn ngập Petrodollar (đô la dầu mỏ) khác, với việc dầu chiếm hơn 90% xuất khẩu của đất nước.

Thế giới - Lộ diện chủ nhà hội nghị khí hậu COP29: Lại là một nước giàu dầu mỏ

Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber đã kêu gọi các đại biểu từ gần 200 quốc gia tham gia Hội nghị về biến đổi khí hậu hãy làm việc nhanh hơn, chăm chỉ hơn và thông minh hơn. Ảnh: National News

Khi quốc gia thành viên của OPEC+ này lần đầu tiên được xướng tên đề cử vào ngày 7/12, ông Richard Black của tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember đã viết trên trang mạng xã hội X/Twitter: “Có vẻ như con đường từ COP28 sẽ dẫn đến Baku, có thể là thủ đô dầu mỏ đầu tiên trên thế giới cách đây 1.000 năm, nơi Marco Polo ghi lại hoạt động buôn bán dầu và nơi du khách vẫn có thể bồi bổ sức khỏe bằng cách ngâm mình trong bồn tắm dầu thô”.

Việc giữ chức chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc mang lại cho một quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến chương trình nghị sự và kết quả của nó. Hội nghị Thượng đỉnh COP28 ở Dubai, UAE là hội nghị lớn nhất từ trước đến nay với hơn 90.000 đại biểu đăng ký tham gia.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Azerbaijan Aykhan Hajizada cho biết ông hiểu những lo ngại đó, đồng thời nhấn mạnh kế hoạch của Azerbaijan nhằm đa dạng hóa các nguồn năng lượng bao gồm nhiều năng lượng gió và năng lượng mặt trời hơn.

Đại sứ Azerbaijan tại Vương quốc Anh Elin Suleymanov lưu ý rằng năm ngoái Azerbaijan đã ký thỏa thuận xây dựng đường cáp điện dưới Biển Đen để cung cấp điện gió cho các quốc gia bao gồm Romania, Bulgaria và Hungary.

“Azerbaijan là nơi đầu tiên ghi nhận đợt bùng nổ dầu mỏ đầu tiên của thế kỷ 20”, ông  Suleymanov nói. “Đó là sự khởi đầu của cuộc cách mạng năng lượng, và tôi nghĩ Azerbaijan cũng có thể trở thành nơi tổ chức các sự kiện lớn thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng”.

Azerbaijan có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và lịch sử lâu đời về khai thác dầu khí. Dự trữ dầu khí ở nước này được ước tính lớn thứ 3 ở khu vực Caspi. Sản lượng dầu đạt đỉnh điểm vào năm 1941 với 172 triệu thùng dầu, tương đương gần 75% sản lượng của Liên Xô khi đó. Sản lượng sau đó sụt giảm đều đặn, giảm mạnh vào những năm cuối trước khi Liên Xô tan rã. Chỉ đến cuối những năm 1990, việc phát hiện trữ lượng dầu và khí đốt mới mới dẫn đến sự thay đổi sản lượng, chủ yếu nhờ đầu tư nước ngoài từ các đối tác quốc tế.

Minh Đức (Theo Reuters, AP, Bloomberg)

COP28 chính thức “vào việc”, bàn về tương lai của nhiên liệu hóa thạch

Thứ 7, 09/12/2023 | 16:59
Thành công của COP28 phụ thuộc vào việc các nhà lãnh đạo kêu gọi loại bỏ dần tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch mà không có ngoại lệ cho dầu mỏ hay khí đốt…

Tới quốc gia giàu dầu mỏ bàn về tương lai của nhiên liệu hóa thạch

Thứ 4, 29/11/2023 | 20:41
Hội nghị về biến đổi khí hậu COP28 diễn ra ở Dubai – một thành phố công nghệ cao rực rỡ ở một đất nước tràn ngập Petrodollar (đô la dầu mỏ).

4 nước EU lập “Vòng tròn Đoàn kết” nhận khí đốt từ Azerbaijan

Thứ 4, 26/04/2023 | 11:45
Các nước Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia đang tìm kiếm các giải pháp, tuyến đường và nguồn cung khí đốt mới nhằm thay đổi bản đồ logistics quốc tế.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Slovakia nhận hơn 1.000 lời đe dọa đánh bom trong một ngày

Thứ 4, 08/05/2024 | 15:42
Cảnh sát Slovakia đang điều tra theo hướng một tội ác tấn công khủng bố đặc biệt nghiêm trọng. Thủ phạm có thể phải đối mặt với án tù chung thân.

Với lợi thế mang vũ khí, Nga cảnh báo nguy hiểm khi “Chim cắt” F-16 đến Ukraine

Thứ 4, 08/05/2024 | 14:00
Bộ Ngoại giao Nga đưa ra một tuyên bố bày tỏ quan ngại về sự xuất hiện dự kiến ​​của máy bay đa chức năng F-16 do Mỹ sản xuất ở Ukraine.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trở thành chủ đề được quan tâm

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:45
Quy mô kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga được giữ bí mật, nhưng Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ ước tính Moscow có khoảng 1.000-2.000 vũ khí loại này.

Chiến tranh du kích: Pháo binh Ukraine bị máy bay không người lái "trói chân"

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:20
Sau khi ra khỏi nơi ẩn náu trong rừng rậm, khẩu lựu pháo do Đức cung cấp cho Ukraine chỉ có vài phút để khai hỏa trước khi rút trở lại vào nơi ẩn náu.

Lực lượng Israel chiếm chốt kiểm soát biên giới tại Rafah, cắt đứt nguồn hàng cứu trợ

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:11
Thứ Ba, lực lượng Israel đã chiếm chốt kiểm soát biên giới chính giữa miền Nam Gaza và Ai Cập tại Rafah, cắt đứt tuyến đường cung cấp hàng hóa cứu trợ quan trọng.
     
Nổi bật trong ngày

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trở thành chủ đề được quan tâm

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:45
Quy mô kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga được giữ bí mật, nhưng Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ ước tính Moscow có khoảng 1.000-2.000 vũ khí loại này.

Lực lượng Israel chiếm chốt kiểm soát biên giới tại Rafah, cắt đứt nguồn hàng cứu trợ

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:11
Thứ Ba, lực lượng Israel đã chiếm chốt kiểm soát biên giới chính giữa miền Nam Gaza và Ai Cập tại Rafah, cắt đứt tuyến đường cung cấp hàng hóa cứu trợ quan trọng.

F-16 của Mỹ và Su-35 của Nga: Chiến đấu cơ nào làm chủ bầu trời?

Thứ 4, 08/05/2024 | 08:23
So sánh Su-35 của Nga và F-16 của Mỹ là không hề dễ dàng. F-16 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 trong khi Su-35 được coi là một phần của thế hệ 4.5.

Chiến tranh du kích: Pháo binh Ukraine bị máy bay không người lái "trói chân"

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:20
Sau khi ra khỏi nơi ẩn náu trong rừng rậm, khẩu lựu pháo do Đức cung cấp cho Ukraine chỉ có vài phút để khai hỏa trước khi rút trở lại vào nơi ẩn náu.

Nga đẩy mạnh đà tiến, Ukraine mất loạt khí tài triệu đô, đối diện khó khăn ở tiền tuyến

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:55
Máy bay chiến đấu và pháo binh Nga đã tấn công các nhà máy sản xuất nhiên liệu cho tên lửa, kho nhiên liệu và thiết bị quân sự của Ukraine.