Luật sư giải thích thế nào là vu khống?

Luật sư giải thích thế nào là vu khống?

Thứ 5, 27/12/2012 23:58

Luật gia Võ Xuân Đạt, phó giám đốc Cty tư vấn Ka Long (Hà Nội) giải thích về những dấu hiệu định tội vu khống theo luật hình sự hiện hành sau khi "phù thủy" Nguyễn Thị Trâm Anh bị cảnh sát khởi tố bắt giam.

"Phù thủy" Trâm Anh bị cảnh sát khởi tố và xác định tội danh làm nhục người khác. Trước đó "phù thủy" này cho rằng thiếu nữ G. "dựng chuyện" để vu khống vợ chồng bà này xăm quái thú lên mặt.

Tội phạm vu khống có những dấu hiệu đặc trưng, theo định nghĩa của luật hình sự.

Pháp luật - Luật sư giải thích thế nào là vu khống?Đối với tội danh này được định nghĩa tại Điều 122 của Bộ luật Hình sự năm 1999, theo đó về mặt khách quan của tội phạm thì có ba dạng hành vi như sau:

Dạng hành vi thứ nhất:

Người phạm tội có hành vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật và có nội dung xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của người khác như đưa tin người khác có hành vi thiếu đạo đức, có hành vi vi phạm pháp luật mặc dù người đó không có hành vi này. Hình thức đưa ra những thông tin nói trên có thể dưới những dạng khác nhau như truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, viết đơn, thư tố giác… Trong trường hợp này cần lưu ý là người phạm tội biết những thông tin mình đưa ra là không đúng sự thật nhưng đã thực hiện nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Dạng hành vi thứ hai:

Người phạm tội tuy không tự đưa ra những thông tin không đúng sự thật và có nội dung xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của người khác nhưng có hành vi loan truyền tiếp những những thông tin này mà người khác đã đưa ra đến người tiếp theo bằng những hình thức khác nhau. Trong trường hợp này cần lưu ý là người phạm tội biết thông tin mà mình loan truyền là sai sự thật nhưng đã loan truyền nhằm mục đích xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của người khác hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Nếu người phạm tội nhầm tưởng thông tin mình loan truyền là đúng sự thật thì hành vi không cấu thành tội này.

Dạng hành vi thứ ba:

Người phạm tội có hành vi tố cáo người khác có hành vi phạm tội trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Công an, Viện kiểm sát…) mặc dù thực tế người này không có hành vi đó. Trong trường hợp này cần lưu ý là người phạm tội biết rõ người mình tố giác không có hành vi phạm tội nhưng vẫn tố giác họ.

Cả ba dạng hành vi nêu trên lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

Vậy thì, có thể hiểu, nếu lu loa người khác là vu khống khi mình biết rõ việc mình làm là...vu khống, có thể bạn đang có dấu hiệu...vu khống.

Trong 3 tháng đầu năm 2007, Thanh tra thành phố Hà Nội tiếp nhận, giải quyết 572 vụ khiếu nại, tố cáo, đã giải quyết 357 vụ. Trong đó, khiếu nại đúng 12%, khiếu nại sai 37%, khiếu nại có đúng, có sai 51%; tố cáo đúng 33%, tố cáo sai 15%, tố cáo có đúng, có sai 52%.

Khá nhiều đơn khiếu nại, tố cáo còn chưa chính xác. Cá nhân hoặc đơn vị nếu bị tố cáo sai, ở mức độ nhẹ thì chưa có thiệt hại, nhưng nếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng thì rõ ràng cần phải có hình thức xử lý người khiếu nại, tố cáo.

Theo An ninh Thủ đô

Nguyên Thêm


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.