Mở cửa ngành hàng không:

Mở cửa ngành hàng không: "Chìa khóa" vẫn trong tay các địa phương

Lê Mạnh Quốc
Thứ 6, 08/10/2021 | 11:56
0
"Bộ GTVT đơn phương quyết định mở đường bay sẽ là phi lý, không hiệu quả, không đảm bảo yêu cầu chống dịch, không bền vững nếu không có sự ủng hộ của các địa phương"

Tại toạ đàm “Điều kiện mở lại các chuyến bay an toàn” được Báo Giao thông tổ chức vào ngày 8/10, ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, hiện nay việc kiểm soát dịch bệnh ở nhiều địa phương đã có kết quả tích cực do vậy việc xúc tiến nối lại hàng không nội địa là có căn cứ.

Về việc lấy ý kiến 21 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 22 cảng hàng không về việc mở lại các đường bay nội địa, ông Cường cho biết: “Tính đến chiều hôm qua (7/10), chúng tôi đã nhận được 19 văn bản chính thức của các tỉnh thành được hỏi ý kiến. Còn lại 2 tỉnh không ý kiến là Quảng Ninh và Quảng Ngãi.

Trong số 19 địa phương trả lời, có 3 tỉnh, thành phố chưa đồng tình. Trong đó, Hải Phòng khẳng định không mở đường bay nội địa và không nói rõ thời gian. Gia Lai bày tỏ, trong giai đoạn trước mắt do yêu cầu phòng chống dịch nên tạm thời chưa mở, có thể xem xét từ sau ngày 15/10.”

“Riêng với Hà Nội, hiện nay UBND Tp.Hà Nội đang làm việc với Bộ GTVT về nội dung này. Trước đó ngày 29/9, Hà Nội có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề nghị chỉ đạo Bộ GTVT chưa mở lại đường bay nội địa. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, chúng tôi chỉ xin ý kiến Hà Nội, không gây sức ép về việc mở đường bay”, ông Cường thông tin thêm.

Kinh tế vĩ mô - Mở cửa ngành hàng không: 'Chìa khóa' vẫn trong tay các địa phương

Theo ông Võ Huy Cường, ý kiến của địa phương là quan trọng bởi các địa phương mới hiểu được mình đang ở tâm thế nào trong chống dịch. (Ảnh: Báo giao thông)

Phó Cục trưởng Cục Hàng không cho rằng: “Ý kiến của địa phương là quan trọng bởi các địa phương mới hiểu được mình đang ở tâm thế nào trong chống dịch. Việc Bộ GTVT đơn phương quyết định mở đường bay sẽ là phi lý, không hiệu quả, không đảm bảo yêu cầu chống dịch, không bền vững nếu không có sự ủng hộ của các địa phương.”

“Hiện nay, đa số địa phương ủng hộ mở lại đường bay nội địa. Trong số 19 địa phương trả lời thì chỉ có 3 địa phương chưa đồng thuận, còn 16 địa phương đồng ý. Điều đó thể hiện bản lĩnh của lãnh đạo địa phương, khẳng định tâm thế sẵn sàng mở cửa đi lại, phục hồi kinh tế, phòng chống dịch hiệu quả. Đây là tín hiệu rất mừng với ngành GTVT và hàng không nói riêng”, ông Võ Huy Cường chia sẻ.

Khi các địa phương “cẩn tắc vô áy náy”

Cũng tại sự kiện, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel Airlines cho rằng, việc chưa mở cửa ở một số địa phương, trong đó có Hà Nội là do còn tâm lý e ngại, lo lắng.

“Chúng ta cũng phải thừa nhận, việc luân chuyển dòng người sẽ dẫn đến những nguy cơ lây lan dịch bệnh nhất định. Bộ Y tế cần ban hành thận trọng, kỹ lưỡng bộ tiêu chí mà chúng tôi gọi là “On Hot” với bốn cấp độ mà Bộ Y tế đã ban hành. Đây chính là “luật sống” của chúng ta sau dịch”, ông Nguyễn Quốc Kỳ cho biết.

Bên cạnh đó, một số hướng dẫn ban hành trong thời gian vừa qua của Bộ Y tế chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống; chưa giải toả được các nỗi lo của các địa phương. Do vậy, các địa phương vẫn chọn “cẩn tắc vô áy náy”.

Kinh tế vĩ mô - Mở cửa ngành hàng không: 'Chìa khóa' vẫn trong tay các địa phương (Hình 2).

Chủ tịch Vietravel Airlines đặt ra câu hỏi "Nếu chúng ta không mở cửa mà vẫn tiếp tục đóng thì tiêm chủng để làm gì?". (Ảnh: Báo giao thông)

Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, để mở cửa ngành hàng không hiệu quả cần một cấp cao hơn nữa vào cuộc: “Chính phủ sẽ ra quyết định và trên cơ sở quyết định đó, các tỉnh sẽ chấp hành. Nếu chúng ta không làm như vậy, các tỉnh sẽ có quy định của riêng mình, làm khó cho việc mở cửa kinh tế.”

“Nếu chúng ta không mở cửa thì sẽ lãng phí nguồn lực, cả thời gian và tiền bạc khi toàn bộ nguồn lực đã đầu tư vào việc tiêm vắc-xin, đưa hoạt động của xã hội trở lại bình thường”, ông Nguyễn Quốc Kỳ nói về sự cấp thiết của việc mở lại ngành hàng không.

Theo ông Trịnh Hồng Quang, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, việc hoạt động trở lại của ngành hàng không phải có sự nhất trí của tất cả địa phương, không phải chỉ có sân bay và các hãng hàng không.

“Chúng ta mở cửa thì phải hoàn toàn, đồng đều, khách không thể bay xuống Nội Bài chỉ để đi về các địa phương khác được cho phép. Bởi làm như vậy chúng ta sẽ quản lý như thế nào? Khách hàng có chấp nhận chuyện đó không? Chúng ta mở như vậy sẽ phát sinh rào cản đi từ Hà Nội về các tỉnh thì giấy phép như thế nào, ai là người kiểm soát cái đó?”, ông Quang cho biết.

Gánh nặng dồn về các địa phương có tỉ lệ tiêm chủng thấp

Chia sẻ tại sự kiện, PGS. TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng cho biết: “Gánh nặng khi mở cửa đường bay nội địa sẽ dồn về các địa phương có tỉ lệ tiêm chủng thấp. Họ sợ bùng phát dịch, không có khu cách ly, sợ vỡ trận y tế.”

“Để kiểm soát dịch có hiệu quả, phải tính đến nguy cơ và tỷ lệ tiêm vắc-xin. Chúng ta cần xác định vùng nào có nguy cơ. Những người đi từ vùng xanh không có ca bệnh thì thoải mái. Còn những vùng có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng cao như: Tp.HCM, Bình Dương, Long An, kể cả đã tiêm vắc-xin nhưng nguy cơ mang mầm bệnh vẫn cao.

Vì vậy, kiểm soát dịch nên tập trung vào việc cách ly, tiêm chủng, nguy cơ vùng, chứ không phải kiểm soát hành chính. Chúng ta cần có quy định để làm sao vừa khởi động lại hàng không mà vẫn kiểm soát được dịch bệnh”, PGS. TS Trần Đắc Phu chia sẻ.

Theo ông Phu: “Nếu đi từ vùng nguy cơ cao, thì phải có quy định về xét nghiệm, cách ly; những tỉnh có nguy cơ không cao thì đơn giản hơn. Tôi cũng lưu ý thêm, hiện trong một tỉnh, chỉ chỗ nào phong tỏa mới phong tỏa về đi lại, còn lại những vùng khác trong tỉnh đó vẫn bình thường.

Hiện chúng ta mở cửa vẫn phải kiểm soát dịch bệnh vì tỉ lệ tiêm chủng vắc xin không đồng đều, chưa cao; quy định kiểm soát cũng không thể đồng đều các vùng. Khi nào tỉ lệ toàn quốc tiêm chủng cao, lúc đó chúng ta có thể bỏ các hàng rào kỹ thuật phòng chống dịch.”

10 kiến nghị ngành vận tải gửi Chủ tịch Quốc hội

Thứ 6, 08/10/2021 | 07:15
Giảm thuế GTGT, thuế trước bạ, giảm lãi suất ngân hàng, nợ phí bảo trì đường bộ... là những kiến nghị ngành vận tải đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn vì dịch Covid-19.

Bộ trưởng GTVT: "Trải thảm" cho nhà đầu tư rót tiền vào hệ thống cảng biển

Thứ 6, 08/10/2021 | 06:55
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ GTVT sẽ đề xuất với Thủ tướng cơ chế đặc thù để tạo “sân chơi” thu hút nguồn vốn xã hội hóa trong phát triển cảng biển.

Doanh nghiệp gửi gắm tâm tư tới Chủ tịch Quốc hội

Thứ 5, 07/10/2021 | 19:08
Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ, có biện pháp cụ thể để sống chung với dịch Covid-19, từ đó phục hồi sản xuất kinh doanh.
Cùng tác giả

Thông xe toàn tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt vào ngày 30/6

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:22
Bộ GTVT đang đốc thúc Ban Quản lý dự án, các doanh nghiệp thi công cao tốc Diến Châu - Bãi Vọt hoàn thành các hạng mục còn lại của dự án vào 30/6.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.

Cảng container Cái Mép được cho phép đón tàu hơn 214.000 DWT giảm tải

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:07
Sau 4 năm thử nghiệm, Bộ GTVT đã chính thức chấp thuận cho CMIT tiếp nhận tàu container có trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải.

Bộ GTVT ủng hộ nghiên cứu chuẩn bị đầu tư cao tốc Phủ Lý - Nam Định

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ GTVT cho rằng việc Thủ tướng giao UBND tỉnh Nam Định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Phủ Lý - Nam Định là có cơ sở.

Quảng Ninh dẫn đầu về Chỉ số Xanh cấp tỉnh, Hà Nội "đội sổ" top 30

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:52
Có 3 trong tổng số 5 thành phố trực thuộc Trung ương góp mặt trong top 10 địa phương xếp hạng Chỉ số Xanh cấp tỉnh cao nhất bao gồm: Đà Nẵng, Tp.HCM và Hải Phòng.
Cùng chuyên mục

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.

Đà Nẵng gỡ vướng khu công nghiệp, theo đuổi mục tiêu xanh

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:00
Dù còn nhiều khó khăn trong triển khai việc xanh hoá, phát triển bền vững khu công nghiệp, song doanh nghiệp tại Tp.Đà Nẵng đã từng bước tiếp cận.

Thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:25
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Đồng bằng sông Hồng ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước trong năm 2023.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 8/5: Vàng SJC bất ngờ đi xuống

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:44
Giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống phiên mở cửa sáng 8/5, trong đó thương hiệu SJC giảm về gần mốc 87 triệu đồng/lượng.

Lý do gì khiến vàng SJC tăng phi mã gần 90 triệu đồng/lượng?

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:30
Mức giá tưởng như chỉ có trong dự báo nhưng đã thành hiện thực, khi giá vàng miếng SJC chiều nay, 9/5, lên 89,5 triệu đồng/lượng, xô đổ mọi kỷ lục.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:25
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Đồng bằng sông Hồng ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước trong năm 2023.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.