Mơ ước giản dị của chàng trai tật nguyền mưu sinh trên phố

Mơ ước giản dị của chàng trai tật nguyền mưu sinh trên phố

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
0
Dưới cơn mưa xối xả, Điệp lê thân mình trên vệ đường, cố giữ để cọc vé số không bị ướt. Mặt chàng trai giáp với mặt đường đầy nước.

Tuổi thơ bất hạnh

Hồ Văn Điệp sinh năm 1993. Điệp chỉ là một người bán số dạo vô danh như bao người lao động khác, đang cố bám trụ với cuộc sống xô bồ ở thành phố trên 10 triệu dân này. Điệp bảo, việc đi bán vé số để mưu sinh cũng đơn thuần là kiếm cái ăn mà thôi. Từ ngày đặt chân vào TP.HCM, tháng nào Điệp cũng chắt bóp, gửi tiền về phụ giúp mẹ nuôi 2 người em ăn học và trang trải sinh hoạt gia đình.

Nằm bệt bên mái hiên góc đường, giữa dòng người ngược xuôi hối hả, Điệp tâm sự với tôi, giọng trầm buồn: “Em quê ngoài Phú Yên. Ba em mất sớm, mẹ đi xới cỏ, bón phân cà phê thuê. Trên em có một chị đã lấy chồng nhưng vì nghèo, nhiều năm qua không dám về thăm nhà. Hai đứa em em, một học lớp 2, một học lớp 8, năm nào cũng thiếu tiền học phí. Cả nhà chỉ biết trông chờ vào những đồng tiền ít ỏi của mẹ em.

Pháp luật - Mơ ước giản dị của chàng trai tật nguyền mưu sinh trên phố

Năm lên 8 tuổi, em bị một trận sốt ly bì, cha mẹ đôn đáo mời bác sỹ khắp nơi, thuốc thang đủ thứ. Nhưng rồi do không đủ tiền, khi tỉnh dậy, hai chân em tê không còn cử động được nữa, miệng cứng và méo xệch đi. Một thời gian sau đó thì chân em teo tóp dần rồi liệt hẳn, miệng nói không thể tròn tiếng được nữa. Lúc này gia đình em mới nhận ra rằng em đã bị bại liệt”. Cơn bạo bệnh khiến cậu bé đang khỏe mạnh thành một người tàn phế, may mắn thay, ông trời còn để lại cho cậu được đôi tay lành lặn. Những ngày đầu, mọi sinh hoạt của bản thân, Điệp đều phải nhờ mọi người giúp đỡ. Không chấp nhận tàn phế, cậu bé đã biến đôi tay yếu ớt còn lại thành đôi chân để di chuyển.

“Đôi tay em tự làm mọi thứ, duy chỉ có đường đến trường là khó khăn nhất”, Điệp nói. Nhà vốn nghèo nhất xóm, không có xe, Điệp phải ngồi nhờ xe các bạn đến trường, nay nhờ người này, mai người kia chở, cậu có đến trường được hay không là tùy thuộc vào các bạn. Rồi cha mất, cuộc sống gia đình thêm khốn khó, Điệp đành gác ước mơ tới trường. Năm đó cậu đang học dở lớp 2, vừa đủ nhận biết câu chữ và những phép cộng trừ đơn giản.

Cạnh nhà Điệp có một người cũng làm nghề bán vé số dạo ở TP.HCM. Người này bảo, nếu vào trong đó đi bán vé số, chắc chắn kiếm được chút ít gửi về phụ giúp gia đình. Thế rồi một ngày, Điêp bày tỏ quyết tâm với mẹ về việc mình muốn vào TP.HCM đi bán vé số. Dù thương con, nhưng không còn cách nào khác, người mẹ nghèo khổ đành gạt nước mắt tiễn con lên đường. Đối với một người bình thường điều đó cũng đã khó, nhưng với Điệp điều đó còn khó hơn.

Ngày ra đi, hành trang của chàng trai chỉ một đôi dép lồng vào hai ống tay. Lâu nay cậu vẫn “đi dép” bằng hai ống tay áo để chống những vật nhọn trên đường, một bộ quần áo cũ và ít tiền đủ để nhà xe chấp nhận cho Điệp vào đến TP.HCM.

Mong ước nhỏ nhoi

Vào TP.HCM, Điệp được người quen cho gá thân không mất tiền trong một phòng trọ ở con hẻm lụp xụp thuộc quận 5. Mấy ngày đầu, người bạn chở Điệp đi mấy vòng để làm quen với phố xá, những ngày sau đó cậu bắt đầu tự hành nghề bằng cách, người bạn chở đến nơi định bán, rồi thả cậu xuống, người bạn sẽ áng chừng lúc Điệp bán hết vé, sẽ đến chở về. Một ngày cậu sẽ bán từ 150 đến 200 tấm vé, mỗi tờ cậu được nhận “hoa hồng” 1 ngàn đồng. Nếu may mắn bán hết 200 tờ, cậu sẽ có 2 trăm ngàn đồng,

Điệp cho biết, cậu đã “làm quen” với đường phố TP.HCM được hơn 2 tháng. Sài Gòn đất chật, người đông khiến vệ đường nơi đây ngày càng hẹp lại. Người tham gia giao thông lại thường lấn sang hành lang dành cho người đi bộ, Điệp thường xuyên phải ngoái trước nhìn sau để tránh những bánh xe ầm ầm vụt qua.

Sài Gòn trời ngày nắng như ngồi trên đống lửa, ngày mưa nước xối như tháo đập. Khi đi bán vé số, Điệp phải chúc đầu xuống để trườn, hai tay bám vào đất dùng sức bình sinh để nhoài thì người mới di chuyển được. Ngày ngày, cậu phải chấp nhận hít bụi bặm, khói xe và những thứ dơ dáy nhất trên đường. Có những lần cậu cố vượt qua chỗ trũng, vô tình nước ngập cả mặt mày.

Còn chuyện người qua đường vô tâm rồ ga làm té nước khiến Điệp phải “tắm” là chuyện như cơm bữa. Thân thể bao giờ cũng dơ dáy ẩm ướt, vậy nên quần áo của Điệp rất nhanh bị rách. Nói đúng hơn, cậu bé bất hạnh ấy chưa bao giờ biết đến một bộ quần áo mới. Không thể đi bằng chân, Điệp cũng không vững khi ngồi. Cột sống của Điệp bị vẹo từ khi bại liệt, khiến thân người bao giờ cũng nghiêng oặt sang một bên ở thế bò trườn...

Điệp cho biết, một ngày của mình bắt đầu từ cọc vé số còn nguyên và kết thúc khi nào may mắn bán hết. “Người ta không cho trả lại vé dư, nên em phải cố gắng bán cho hết”, Điệp tâm sự. Điệp bảo, tuy ở chốn “quần ngư tranh thực”, nhưng vẫn còn rất nhiều người tốt. Thấy cảnh Điệp di chuyển bằng tay với xấp vé số, nhiều người thương cảm, thường mua giúp. Vậy nên từ ngày đi bán đến nay, cậu chưa bao giờ phải mang vé thừa về nhà.

Từ ngày đi bán vé số, Điệp chưa bao giờ được ăn uống đúng bữa. Thông thường cậu nhịn bữa trưa, chỉ ăn lúc sáng sớm hoặc buổi chiều tối: “Buổi trưa trườn mệt nên em thường không nuốt cơm nổi. Vả lại, thân mình lấm láp, nên cầm chén cơm trông kỳ lắm”, Điệp sượng sùng kể. “Sao Điệp không mua một chiếc xe lăn?”, tôi hỏi. Khuôn mặt dầm mưa tím tái, Điệp chùng giọng trả lời: “Em cũng muốn mua nhưng nó mắc quá. Chiếc tốt cũng 3-4 triệu đồng, còn rẻ nhất cũng hơn 1 triệu đồng. Hơn nữa hai đứa em ở quê sắp tựu trường nên em cố dành dụm ít để gửi về quê giúp mẹ trước đã. Em không phải dùng cách lê trườn trên đường để xin xỏ lòng tốt từ mọi người, em tự muốn kiếm tiền bằng công sức của mình”.

Mưa Sài Gòn thương đến bất ngờ khiến một người đi bằng tay như Điệp không thể chạy kịp. Chấp nhận dầm mưa dãi nắng, thân hình méo mó ấy chỉ biết cầu trời đừng bao giờ đau ốm, con lợn tiết kiệm chóng đầy, để gửi về nơi phương xa, nơi có mẹ và các em ngày ngày trông ngóng.

Trời xế bóng, cơn mưa chiều dần nhẹ hạt, Điệp tiếp tục lê thân mình cùng xấp vé số. Còn tôi, chỉ biết hy vọng mong ước nhỏ nhoi của Điệp sẽ sớm trở thành hiện thực…

Kỳ Anh


Cùng chuyên mục

Một công chức địa chính xã ở Phú Quốc tự thú nhận hối lộ

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:32
Ngày 2/5, ông Đoàn Thanh Tuấn đã đến Công an Tp.Phú Quốc tự thú, khai nhận toàn bộ hành vi nhận hối lộ từ nhóm người của Công ty LHĐ.

Hà Tĩnh: Bắt nóng nghi phạm hiếp dâm cụ bà 75 tuổi

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:10
Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Doãn Bảo - nghi phạm hiếp dâm cụ bà 75 tuổi.

Thanh Hóa: Phá đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa chén giả

Thứ 5, 02/05/2024 | 20:24
Tại cơ quan công an, 10 đối tượng thừa nhận hành vi sản xuất, buôn bán nước giặt, nước rửa bát giả thương hiệu Thái Lan, thu lời bất chính hàng chục tỷ đồng.

Tây Ninh: Bắt giữ đối tượng trộm cắp xe máy

Thứ 5, 02/05/2024 | 19:51
Nhóm đối tượng trộm cắp manh động dùng bình xịt hơi cay chống trả quyết liệt để tẩu thoát. Tuy nhiên, công an đã khống chế, bắt giữ được kẻ cầm đầu.

Có được phép mua bán, chuyển nhượng "đất công cộng thành phố"?

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:16
Thời gian qua, nhiều trang mạng xã hội lan truyền hình ảnh Giấy chứng nhận về “đất công cộng thành phố”. Vậy đất này có được cấp giấy, phân lô, chuyển nhượng không?
     
Nổi bật trong ngày

Điều tra đối tượng giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:04
Bước đầu cơ quan điều tra xác định, đối tượng Thuý đã giả danh công an để lừa làm thủ tục đất đai, chiếm đoạt của người phụ nữ khoảng 100 triệu đồng.

Lào Cai: Triệt phá đường dây mua bán ma túy liên tỉnh

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:30
Theo cơ quan công an, vật chứng thu giữ tại hiện trường gồm: 4 bánh heroin, 1 xe máy, 3 điện thoại di động, 5,5 triệu đồng và một số đồ vật, tài liệu liên quan.

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Minh An

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:20
Ông Phạm Minh An, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", liên quan vụ án vi phạm quy định về đấu thầu.

Thanh Hóa: Phá đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa chén giả

Thứ 5, 02/05/2024 | 20:24
Tại cơ quan công an, 10 đối tượng thừa nhận hành vi sản xuất, buôn bán nước giặt, nước rửa bát giả thương hiệu Thái Lan, thu lời bất chính hàng chục tỷ đồng.