Đến hẹn lại lên, NATO trăn trở tìm “lời hứa” mới về tư cách thành viên cho Ukraine

Đến hẹn lại lên, NATO trăn trở tìm “lời hứa” mới về tư cách thành viên cho Ukraine

Thứ 2, 24/06/2024 | 06:00
0
Ngoại trưởng Mỹ không tạo thêm hy vọng nào cho nhà lãnh đạo Ukraine Zelensky, người vẫn muốn một “con đường tắt” cho đất nước ông vào NATO.

Các thành viên liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương đang tìm cách xây dựng một điều gì đó nhiều hơn là một gói hỗ trợ chính trị cho Ukraine và có thể đưa điều này ra tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Washington DC vào tháng 7.

Tuy nhiên, một lời mời chính thức trở thành thành viên NATO vẫn khó có thể xảy ra khi các thành viên bị chia rẽ về thời điểm Kiev có thể gia nhập. Ngôn ngữ được sử dụng vẫn là “khi đến thời điểm thích hợp”.

“Tại Hội nghị Thượng đỉnh vào tháng 7, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa Ukraine đến gần hơn với tư cách thành viên NATO… để khi đến thời điểm thích hợp, Ukraine có thể tham gia không chậm trễ”, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết vào đầu tuần trước.

Tại Washington, ông Stoltenberg đã gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden và Ngoại trưởng Anthony Blinken trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh NATO ngày 9-11/7, nơi các thành viên liên minh dự kiến sẽ công bố mục tiêu của họ là gói hỗ trợ sâu rộng cho Ukraine.

Gói này có thể bao gồm một nguồn tài chính đáng kể, dưới hình thức một cam kết chính trị nhằm duy trì khoản hỗ trợ quân sự trị giá 40 tỷ Euro hàng năm hiện nay và củng cố cơ chế điều phối của tất cả các hoạt động cung cấp viện trợ và đào tạo của phương Tây, cả hai đều liên quan đến một “lời hứa” mới về tư cách thành viên.

Thế giới - Đến hẹn lại lên, NATO trăn trở tìm “lời hứa” mới về tư cách thành viên cho Ukraine

Đến hẹn lại lên, Ukraine và tư cách thành viên của nước này vẫn sẽ là vấn đề đau đầu tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Washington DC vào tháng 7/2024. Ảnh: CEPA

“Lời hứa” về tư cách thành viên vẫn là một vấn đề nhạy cảm, đặc biệt khi Ukraine vẫn đang chờ phản hồi về đơn xin gia nhập mà nước này đã nộp gần 2 năm trước.

Năm ngoái, khi các nhà lãnh đạo NATO tập trung tại thủ đô Vilnius của Litva, họ chỉ đưa ra một tín hiệu mơ hồ cho Kiev, yêu cầu tư cách thành viên nghĩa là phải chấm dứt chiến sự và đạt được tiến bộ trong cải cách nội bộ, điều mà NATO đang theo dõi.

Năm nay, đến hẹn lại lên, thông cáo chung của Hội nghị Thượng đỉnh NATO một lần nữa rất có thể sẽ loại bỏ bất kỳ hình thức “lời mời” nào, trong khi đây là bước chính thức đầu tiên mở đường để bất kỳ quốc gia nào gia nhập liên minh quân sự, theo các nhà ngoại giao NATO.

“Một số đồng minh NATO muốn có một ngôn ngữ hướng tới tương lai, điều đó sẽ đòi hỏi lời mời trở thành thành viên, trong khi một số khác lại không hào hứng với ý tưởng về lời mời”, một nhà ngoại giao NATO cho biết, lặp lại tình thế tiến thoái lưỡng nan tương tự diễn ra trước Hội nghị Thượng đỉnh năm ngoái.

Mỹ cùng với Đức vẫn nằm trong số các thành viên NATO bất đắc dĩ nhất trong việc đưa ra lời mời Ukraine sớm gia nhập liên minh quân sự.

“Ngôn ngữ sẽ không lặp lại như năm ngoái ở Vilnius mà tiến xa hơn một chút”, một nhà ngoại giao NATO khác tiết lộ với cổng thông tin EurActiv.

“Thứ nhất là khái niệm về cầu nối để trở thành thành viên, rằng toàn bộ gói hỗ trợ, sứ mệnh và mọi thứ chúng tôi cam kết là cầu nối để Kiev trở thành thành viên”, vị này nói. “Yếu tố thứ hai sẽ là quan điểm cho rằng lộ trình hướng tới tư cách thành viên của Ukraine là không thể đảo ngược”.

Phát biểu tại Washington tuần qua, Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết: “Chúng tôi đang thể hiện sự ủng hộ lâu dài của mình đối với Ukraine và tạo cầu nối vững chắc để Ukraine trở thành thành viên liên minh”.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ không tạo thêm hy vọng nào cho nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky, người vẫn muốn một “con đường tắt” cho đất nước ông trở thành thành viên đầy đủ của liên minh này. Thay vào đó, ông Blinken tập trung vào các bước giúp Kiev sẵn sàng gia nhập liên minh “càng sớm càng tốt”, sau khi xung đột Nga-Ukraine kết thúc.

Một số nhà ngoại giao NATO lạc quan rằng sự đồng thuận đang được hình thành xung quanh ngôn ngữ này, và ông Stoltenberg cũng vậy. Người đứng đầu NATO cho biết: “Tôi chắc chắn rằng chúng tôi cũng có ngôn ngữ bày tỏ rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên của liên minh”.

Tuy nhiên, trên thực tế, ngôn ngữ về “cầu nối” và “không thể đảo ngược” vẫn sẽ không vượt quá khái niệm “con đường trở thành thành viên” đã được hứa hẹn.

Minh Đức (Theo EurActiv)

Ông Trump nói về nguồn cơn gây ra xung đột ở Ukraine

Thứ 7, 22/06/2024 | 20:40
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng cho chính sách ủng hộ NATO mở rộng của chính quyền Tổng thống Joe Biden là một trong những nguyên nhân khiến xung đột bùng phát ở Ukraine. Mỹ là quốc gia có ảnh hưởng nhất trong liên minh và chính sách của Mỹ chi phối hoạt động của NATO.

Loại vũ khí đáng sợ, “khạc ra” hơn 100 UAV cảm tử trong vòng vài phút

Thứ 7, 22/06/2024 | 06:15
Công nghệ mới giúp tung ra một “bầy đàn” drone tấn công đông đúc đặt ra thách thức đáng kể, buộc quân đội phải đổi mới chiến thuật và tìm kiếm biện pháp đối phó mới.

Các nước NATO dè dặt với kế hoạch 100 tỷ Euro tài trợ cho Ukraine

Thứ 2, 27/05/2024 | 11:55
Đằng sau hậu trường, ngay cả một số đồng minh Đông Âu thân cận đối với Ukraine cũng trở nên dè dặt hơn với kế hoạch của Tổng thư ký NATO.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Tiếp tục phát hiện tàu chở vũ khí của Ukraine, Nga tấn công tên lửa, khí tài đắt đỏ bị phá hủy

Thứ 3, 02/07/2024 | 08:00
Những hình ảnh được công khai cho thấy, tên lửa Nga đã tấn công chính xác đoàn tàu trở khí tài của Ukraine. Trong số thiết bị bị phá hủy có cả xe tăng Leopard 2.

Không chờ được F-35 tối tân nhất, Đan Mạch xài “giải pháp tình thế”

Thứ 3, 02/07/2024 | 06:00
Việc đưa các tiêm kích F-35 cấu hình TR-2 về nước sẽ cho phép Đan Mạch đảm bảo tiến độ hiện đại hóa phi đội của mình và tặng chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine.

“Mắt thần” NATO AWACS tới Ba Lan để giám sát không phận Ukraine

Thứ 2, 01/07/2024 | 14:06
Để phản ứng với “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine, NATO đã tăng cường hiện diện trên không ở Đông Âu.

Khoảnh khắc khí tài “của hiếm” của Ukraine bị Nga phá huỷ

Thứ 2, 01/07/2024 | 14:00
80K6KS1 Phoenix-1 có tầm hoạt động lên tới 400km, có thể tương thích với cả hệ thống Buk-M1 do Liên Xô sản xuất và hệ thống của phương Tây.

Chính trị gia cực hữu Pháp Marine Le Pen: “Chúng ta vẫn chưa thắng…”

Thứ 2, 01/07/2024 | 10:40
Kết quả cuối cùng phụ thuộc vào vòng bỏ phiếu thứ hai diễn ra vào ngày 7/7, trong đó Đảng RN của bà Le Pen cần 289 ghế để đảm bảo đa số tuyệt đối trong Quốc hội.
     
Nổi bật trong ngày

17 cuộc tấn công nhóm được triển khai, Nga phá huỷ loạt khí tài đắt đỏ của Ukraine

Thứ 2, 01/07/2024 | 09:55
Trong tuần qua, quân đội Nga đã thực hiện 17 cuộc tấn công nhóm nhằm vào các mục tiêu quân sự của Ukraine. Nhiều khí tài của Ukraine đã bị phá huỷ.

“Mắt thần” NATO AWACS tới Ba Lan để giám sát không phận Ukraine

Thứ 2, 01/07/2024 | 14:06
Để phản ứng với “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine, NATO đã tăng cường hiện diện trên không ở Đông Âu.

S-300PS của Ukraine bị tên lửa Nga phá huỷ chỉ sau một đòn tấn công

Thứ 2, 01/07/2024 | 08:00
Thông tin được Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hệ thống S-300PS được Ukraine triển khai ở Velikodolinskoye và bị phá huỷ bằng tên lửa Iskander.

Tiếp tục phát hiện tàu chở vũ khí của Ukraine, Nga tấn công tên lửa, khí tài đắt đỏ bị phá hủy

Thứ 3, 02/07/2024 | 08:00
Những hình ảnh được công khai cho thấy, tên lửa Nga đã tấn công chính xác đoàn tàu trở khí tài của Ukraine. Trong số thiết bị bị phá hủy có cả xe tăng Leopard 2.

Đòn tập kích của Ukraine vào nhà máy lọc dầu Nga chỉ như “muỗi đốt gỗ”

Thứ 2, 01/07/2024 | 06:00
Tổn thất thực sự mà Nga phải gánh chịu từ làn sóng tấn công bằng UAV của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu là chi phí sửa chữa.