Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận

Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận

Nguyễn Đắc Phú
Thứ 3, 24/01/2023 | 14:00
0
Lễ hội Katê (hay còn gọi là Tết Katê) hàng năm bắt đầu từ cuối tháng 6 Chăm lịch và kéo dài đến giữa tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9, 10 Dương lịch) tại các đền.

Gìn giữ nét đẹp truyền thống

Lễ hội Katê là một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Chăm (tỉnh Bình Thuận). Hàng năm, lễ hội diễn ra trong 2 ngày, ngày cuối cùng của tháng 6 và ngày đầu tiên của tháng 7 Chăm lịch giữa một không gian rộng lớn.

Đầu tiên là tại các đền, tháp, nhà làng, nhà các vị Sư Cả và sau cùng là tại các gia đình trong cộng đồng với những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng theo phong tục tập quán có từ lâu đời của người Chăm Bàlamôn. Lễ hội Katê tại tháp Pô Sah Inư.

Văn hoá - Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận

Lễ thỉnh rước kiệu trang phục Nữ thần Pô Sah Inư lên tháp chính.

Tháp Pô Sah Inư tọa lạc trên ngọn đồi Bà Nài (sau này còn có tên là đồi Lầu Ông Hoàng) thuộc phường Phú Hài (trước kia có tên là Phố Hài), Tp.Phan Thiết.

Đây là một trong 3 nhóm tháp Chăm ở Bình Thuận thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai, có niên đại sớm từ đầu thế kỷ VIII đến thế kỷ IX (trong phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai ở Bình Thuận còn có tháp Pô Dam (Pô Tằm) ở huyện Tuy Phong và tháp Làng Gọ ở huyện Hàm Thuận Bắc).

Tháp Pô Sah Inư do các chức sắc, cộng đồng người Chăm Bàlamôn huyện Hàm Thuận Bắc (địa bàn cư trú của họ cách tháp khoảng 20km) thực hiện các nghi lễ cúng tế trong lễ hội.

Văn hoá - Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận (Hình 2).

Tháp Pô Sah Inư tại Lê hội Katê.

Quần thể tháp Pô Sah Inư có 3 ngôi tháp gồm: tháp chính (tháp A) thờ thần Shiva cao 15m, tháp thờ bò thần Nandin (tháp B) cao 12m và tháp thờ thần Lửa (tháp C) cao 5,4m. Nhóm đền tháp Pô Sah Inư đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. 

Từ nhiều thế kỷ trước cho đến nửa đầu thế kỷ XX, tại tháp Pô Sah Inư diễn ra nhiều lễ nghi phục vụ cho sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử tác động nên các lễ nghi, lễ hội diễn ra tại tháp ngày càng thưa dần và rơi vào quên lãng, trong đó có Lễ hội Katê.

Văn hoá - Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận (Hình 3).

Điệu múa quạt mang đậm nét văn hoá đặc sắc của Lê hội Katê.

Được sự đồng ý của Bộ Văn hóa và Thông tin, năm 2005, Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Bình Thuận đã tiến hành nghiên cứu, phục dựng Lễ hội Katê tại tháp Pô Sah Inư sau 2/3 thế kỷ bị thất lạc.

Các giá trị văn hóa dân gian truyền thống đặc sắc của dân tộc Chăm qua đó cũng được khôi phục. Ngày nay, Lễ hội Katê tại tháp đã thực sự trở thành ngày Tết của cộng đồng người Chăm các huyện Tuy Phong, Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc.

Tết Katê của người Chăm diễn ra như thế nào?

Sau khi kết thúc Lễ hội Katê tại các đền, tháp, nhà làng, người Chăm Bàlamôn ở Bình Thuận thực hiện cúng Lễ Katê tại nhà. Theo tập tục, Lễ Katê diễn ra tại nhà vị Sư Cả trong làng trước, sau đó mới đến các hộ gia đình. 

Văn hoá - Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận (Hình 4).

Các nghi lễ cúng trên tháp chính.

Trao đổi với PV Người Đưa Tin, Sư cả Thông Minh Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng chức sắc Bàlamôn giáo tỉnh Bình Thuận cho biết: “Lễ vật trong Lễ Katê ở nhà ông Sư Cả gồm: gà, vịt, trứng, hoa quả, các loại bánh chế biến từ gạo, nếp, trầu cau, trà rượu…

Theo tập tục, lễ vật trong Lễ Katê ở nhà ông Sư Cả không được cúng dê (vì người Chăm quan niệm thịt dê chỉ được dâng cúng các vị thần linh trong các lễ nghi, lễ hội mang tính cộng đồng tại các đền, tháp và nhà làng chứ không dùng làm lễ vật dâng cúng tại các gia đình riêng lẻ). Nếu gia đình vị Sư Cả và các hộ gia đình riêng lẻ có điều kiện kinh tế thì có thể làm dê để đãi khách. 

Văn hoá - Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận (Hình 5).

Sư cả Thông Minh Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng chức sắc Bàlamôn giáo tỉnh Bình Thuận.

Sau khi các loại lễ vật đã được chuẩn bị xong, ông Sư Cả thực hiện nghi lễ cúng tế thần linh và ông bà, tổ tiên. Nghi lễ Katê tại nhà Sư Cả được bắt đầu bằng những hồi kinh do ông Sư Cả chủ trì.

Nội dung lời khấn thể hiện sự thành kính, biết ơn của gia đình, làng xóm đối với các vị thần linh và ông bà, tổ tiên, cầu mong thần linh và ông bà, tổ tiên phù hộ, che chở cho gia đình và cộng đồng dồi dào sức khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, an lành…”

Văn hoá - Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận (Hình 6).

Làng nghề truyền thống của người Chăm.

Sư cả Thông Minh Toàn chia sẻ thêm: “Sau khi gia đình vị Sư Cả cúng Lễ Katê xong, lần lượt các hộ gia đình trong làng thực hiện nghi lễ cúng thần linh, ông bà, tổ tiên tại nhà. Lễ vật trong nghi lễ này gồm những vật phẩm gắn với sản xuất nông nghiệp của cộng đồng.

Tuy nhiên, lễ vật nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Trong Lễ Katê tại nhà, chủ nhà và các thành viên trong gia đình khấn cầu cầu thần linh, ông bà, tổ tiên phù hộ, độ trì cho mọi người trong gia đình sức khỏe, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

Trong dịp này, các gia đình chuẩn bị bánh trái, thức ăn… để thết đãi bạn bè, họ hàng gần xa đến chung vui”.

Văn hoá - Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận (Hình 7).

Những cô gái chăm múa trên tháp.

Ông Trần Xuân Phong, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Thuận cho rằng: "Bằng nhiều hình thức, chính quyền địa phương phải thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho cộng đồng người Chăm, đặc biệt là các vị chức sắc, nghệ nhân, trí thức và thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói chung và Lễ hội Katê nói riêng”.

Văn hoá - Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận (Hình 8).

Trao quyết định công nhận Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Các biện pháp bảo vệ Lễ hội Katê

Sư cả Thường Xuân Hữu, Chủ tịch Hội đồng chức sắc Bàlamôn giáo tỉnh Bình Thuận chia sẻ: Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đây là niềm vinh dự và tự hào của người Chăm. Vì vậy, chúng tôi cần phải giữ gìn những phong tục này và truyền lại cho thế hệ trẻ. Đồng thời để giữ gìn và phục vụ những công ơn các vị thần linh cũng như các ông bà, tổ tiên trước kia được bảo vệ, bảo tồn giá trị văn hoá một cái lễ hội của dân tộc.

Bình Thuận: Lái xe Phương Trang lãnh án tù vì chạy ẩu gây tai nạn chết người

Thứ 3, 10/01/2023 | 07:00
Lái xe Lê Văn Hồng điều khiển xe khách của nhà xe Phương Trang không giảm tốc độ, tông vào phía sau xe ô tô khách dẫn đến 1 người tử vong.

Bình Thuận: Nhóm cá độ bóng đá hàng tỷ đồng lãnh án tù

Thứ 2, 09/01/2023 | 20:31
Trong khoảng thời gian từ ngày 16/12/2020 đến ngày 18/3/2022, các đối tượng lấy kèo trên mạng để làm kèo cá độ cho các con bạc, thu lợi bất chính.

Bình Thuận: Nhóm thanh niên sử dụng ma túy tại chung cư lãnh án

Thứ 6, 06/01/2023 | 15:51
Tại căn hộ chung cư ở Tp.Phan Thiết, khi các đối tượng tổ chức sử dụng ma túy thì bị công an bắt quả tang.
Cùng tác giả

Du khách Tây hào hứng với cuộc thi chèo sup tại huyện đảo Phú Quý

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:24
Ngày 3/5, tại bãi tắm Sandy 2 (Hòn Đen) xã Long Hải, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận diễn ra Lễ hội chèo sup. Sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách.

Bình Thuận: Khám xét 3 điểm nghi sản xuất phân bón giả

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:28
Qua khám xét, cơ quan điều tra thu giữ hơn 50 tấn phân hữu cơ, hàng ngàn lít đạm cá... Đây là những loại phân làm giả chưa được phép lưu hành.

48 xe gặp sự cố hư hỏng sau 6 ngày thông xe cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thứ 5, 02/05/2024 | 20:06
Theo đơn vị quản lý tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, sau thông xe đã có 48 xe gặp sự cố hư hỏng, trong đó 26 xe được cứu hộ để đảm bảo giao thông.

Du lịch Ninh Thuận ước đạt 150.000 lượt khách, doanh thu 145 tỷ đồng

Thứ 4, 01/05/2024 | 20:04
Trong 5 ngày nghỉ lễ, tổng số du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh ước đạt 150.000 lượt khách, tăng 66,6% so cùng kỳ. Doanh thu đạt 145 tỷ đồng.

Bình Thuận đón 220.000 lượt khách du lịch, doanh thu khoảng 420 tỷ

Thứ 4, 01/05/2024 | 16:03
Hoạt động du lịch trên địa bàn toàn tỉnh trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay diễn ra hết sức sôi động, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút du khách.
Cùng chuyên mục

Ca sĩ Anh Thơ: Cát-xê cả trăm triệu đồng/show, tự tin đủ tiền mua biệt thự nhưng vẫn ở chung cư

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:45
Anh Thơ chia sẻ nhiều năm trước, bản thân dư sức mua biệt thự nhưng không muốn vì chọn sống ở trong căn chung cư nhỏ để tiện việc học của các con.

Tây du ký: Tại sao lũ khỉ ở Hoa Quả sơn không đến cứu Tôn Ngộ Không?

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Dù rất chung thành và dám sát cánh với Tôn Ngộ Không để đấu với Thiên đình, nhưng lũ khỉ ở Hoa Quả sơn cũng không thể đến núi Ngũ Hành để cứu Đại Thánh.

Sự nghiệp bị lãng quên của mỹ nhân sở hữu khuôn mặt “hoàn hảo nhất châu Á” khiến nhiều người tiếc nuối

Chủ nhật, 05/05/2024 | 15:09
Có nhan sắc nổi bật và được khen ngợi nức nở, thế nhưng Nghê Ni vẫn chưa có sự bùng nổ nào trong sự nghiệp diễn xuất.

Cuộc sống sang chảnh trong căn nhà triệu đô của Mai Thu Huyền

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:21
Gia đình cô đang sống trong căn biệt thự triệu đô nằm trên phố đắt đỏ bậc nhất tại TPHCM, được thiết kế tinh tế cùng sự kết hợp trọn vẹn giữa cổ điển và hiện đại.

NSND Thu Hà: “Tuyệt sắc giai nhân” khi ở tuổi 20, đánh bại mọi mỹ nhân

Chủ nhật, 05/05/2024 | 08:39
Từ thập niên 1990, NSND Thu Hà đã ở đỉnh cao của nhan sắc, là viên đóng rất nhiều phim ăn khách đặc biệt là phim lịch sử nổi tiếng.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 6/5/2024: Miền Bắc sắp đón mưa lớn, giảm nhiệt

Thứ 2, 06/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (6/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 6/5: Các trường đại học không được thu phí “giữ chỗ”

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Các trường đại học không được thu phí “giữ chỗ”; Ấu trùng trong tai bé gái 16 tháng tuổi...

Tây du ký: Tại sao lũ khỉ ở Hoa Quả sơn không đến cứu Tôn Ngộ Không?

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Dù rất chung thành và dám sát cánh với Tôn Ngộ Không để đấu với Thiên đình, nhưng lũ khỉ ở Hoa Quả sơn cũng không thể đến núi Ngũ Hành để cứu Đại Thánh.

Dự báo thời tiết ngày 5/5/2024: Tiếp tục cảnh báo có mưa to

Chủ nhật, 05/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (5/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 5/5: Bộ Tài chính lý giải giá vé máy bay tăng cao

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Bộ Tài chính lý giải giá vé máy bay tăng cao; Đang bắt ếch ngoài đồng, người đàn ông bị sét đánh tử vong...