Ngành dệt may sẽ gặp khó khăn từ quý IV/2022 cho đến nửa đầu 2023

Ngành dệt may sẽ gặp khó khăn từ quý IV/2022 cho đến nửa đầu 2023

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 6, 30/09/2022 | 22:00
0
Các công ty dệt may sẽ gặp khó khăn về đơn đặt hàng từ quý IV/2022 cho đến tháng 6/2023 do ảnh hưởng của lạm phát và hàng tồn kho mức cao của khách hàng.

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, trước những ảnh hưởng lạm phát trên thế giới, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn từ quý IV/2022, dự kiến ảnh hưởng kéo dài tới quý I/2023, thậm chí nửa đầu năm 2023.

Mặc dù vậy, ông Giang cho biết, tình hình xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt khoảng 35 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một nỗ lực rất lớn đối với ngành dệt may Việt Nam trước những sức ép về thị trường trên thế giới.

Ông Giang phân tích: “Thứ nhất, nếu trước đây chúng ta chỉ chăm chú vào 5 thị trường truyền thống thì hiện các doanh nghiệp ngành dệt may đang chuyển dịch sang nhiều thị trường mới”.

Thứ hai, các doanh nghiệp Việt thích ứng trong bối cảnh nhiều đơn hàng có tính chuyên môn hóa cao như sản phẩm đồ jean, đồ kaki các loại, đồ thun… đều bị thiếu đơn hàng, có doanh nghiệp thiếu đến 35%, thì đến nay các doanh nghiệp đã chuyển từ mặt hàng dệt kim sang dệt thoi một cách nhanh chóng.

Thứ ba, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam cũng đã thích ứng nhanh trong việc đầu tư dây chuyền, thiết bị công nghệ tự động hóa, thích ứng được cơ cấu mặt hàng thay đổi để đầu tư dệt kim sang dệt thoi.

Thứ tư, trước những áp lực lạm phát trên toàn cầu khiến lượng đơn hàng giảm sút, thể hiện rõ ở quý III và gây nhiều áp lực lên quý IV, các doanh nghiệp đã chủ động sắp xếp lại cơ cấu lao động và sản lượng sản xuất.

Theo đó, một số doanh nghiệp đã giảm giờ làm, không tăng ca để vừa duy trì được nguồn lao động, lương của nhân viên vừa đủ các đơn hàng, tránh lãng phí không đáng có.

Thứ năm, các doanh nghiệp Việt đã mạnh dạn mở rộng thị trường, tiến tới mô hình đa quốc gia. Hiện nay, chúng ta đã tập trung phát triển được 26/27 quốc gia trong khối EU.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê thể hiện, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng dệt may Việt Nam (bao gồm xơ, sợi, vải các loại) trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt 32,9 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, ngành hàng này đã bắt đầu có dấu hiệu "ngấm đòn" bởi lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu khi kim ngạch xuất khẩu tháng 9 đã giảm gần 1,2 tỷ USD tương ứng với mức giảm 27% so với tháng 8, xuống chỉ còn 3,2 tỷ USD.

Đây là tháng có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất của ngành dệt may kể từ tháng 3/2022 đến nay, thậm chí nếu không tính tháng 2 bị ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thì đây sẽ là tháng có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2021 đến tháng 9/2022.
Đơn vị: tỷ USD

Đánh giá về triển vọng xuất khẩu dệt may trong thời gian tới, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) dự báo tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ chậm lại trong những tháng cuối năm do ảnh hưởng bởi lạm phát và nhu cầu giảm sút.

"Nếu 8 tháng đầu năm bình quân mỗi tháng chúng ta có thể xuất 3,7 - 3,8 tỷ USD/tháng thì dự kiến 4 tháng cuối năm tình hình thị trường chỉ có thể xuất 3,1 - 3,2 tỷ USD", ông Trường nhận định.

Theo đại diện của Vinatex, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam bị mất lợi thế cạnh tranh trong khi nhu cầu lại thấp. Chính vì vậy, 4 tháng cuối năm 2022 và cả năm 2023 thị trường được dự báo khá trầm lắng.

Mặt khác, biến động tỷ giá USD/VND cũng khiến nhiều nhà xuất khẩu dệt may gặp khó khăn. Hiện, hầu hết công ty dệt may đều ghi nhận doanh thu bằng USD nhưng nhiều chi phí của họ cũng được tính bằng USD. Do đó trong quý II, nhiều công ty đã ghi nhận khoản lỗ tỷ giá.

Khi triển vọng bán hàng trở nên ảm đạm, trong khi tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối năm 2022, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Kịch bản nào cho ngành dệt may những tháng cuối năm 2022?

Thứ 3, 20/09/2022 | 07:00
4 tháng còn lại của năm 2022, dự kiến ngành dệt may Việt Nam chỉ đạt từ 3,1 - 3,4 tỷ USD/tháng, giảm đáng kể so với con số bình quân trong 8 tháng đầu năm.

Ngành dệt may xuất siêu hơn 12 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm

Thứ 7, 03/09/2022 | 12:54
8 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại của ngành dệt may vẫn nghiêng về xuất khẩu với giá trị xuất siêu đạt trên 12 tỷ USD.

Doanh nghiệp dệt may, da dày đối diện tình trạng suy giảm đơn hàng

Thứ 3, 16/08/2022 | 14:51
Theo chuyên gia, nhu cầu tiêu dùng thế giới giảm khiến đơn hàng xuất khẩu của ngành dệt may, da giày cũng sụt giảm theo.
Cùng tác giả

Tp.HCM: Chỉ ra điểm nghẽn để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Thứ 6, 31/05/2024 | 20:45
Phiên họp kinh tế - xã hội tháng 5 của UBND thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề đầu tư công để phát triển kinh tế hiệu quả hơn.

Tp.HCM: Doanh nghiệp “đỏ mắt” tìm người lao động

Thứ 2, 27/05/2024 | 07:00
Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh, hiện có một số ngành nghề được doanh nghiệp đặt hàng tuyển dụng nhiều, nhưng lao động tìm việc rất ít.

Du lịch hè 2024: Nhiều chương trình kích cầu, tour đường bộ lên ngôi

Thứ 7, 25/05/2024 | 14:00
Giá vé máy bay cao khiến các đơn vị lữ hành làm mới các sản phẩm du lịch nội địa, né đường bay để hút khách đi chơi dịp hè.

Tp.HCM: Chờ cơ chế đột phá cho 5 dự án giải tỏa nhà ven kênh rạch

Thứ 6, 24/05/2024 | 10:43
Tp.HCM sẽ giải tỏa 5.800 căn nhà để cải tạo rạch Xuyên Tâm, bờ Bắc kênh Đôi, rạch Văn Thánh, kênh Hy Vọng, kênh Tẻ nhằm giúp chỉnh trang đô thị.

Tp.HCM: Thêm kỳ thi đầu vào lớp 6, lo ngại tăng áp lực cho học sinh

Thứ 6, 24/05/2024 | 10:06
Do chênh lệch tuyển sinh, việc thi khảo sát đánh giá năng lực học sinh cho đầu vào lớp 6 tại thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục gắt gao.
Cùng chuyên mục

Vì sao nợ thuế dưới 1 triệu đồng cũng bị tạm hoãn xuất cảnh?

Chủ nhật, 02/06/2024 | 17:07
Theo Bộ Tài chính, việc tạm hoãn xuất cảnh là một biện pháp cứng rắn cũng như cảnh báo cho người nộp thuế đang nợ để đảm bảo việc hoàn thành nghĩa vụ thuế vào NSNN.

Tp.HCM: Chỉ ra điểm nghẽn để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Thứ 6, 31/05/2024 | 20:45
Phiên họp kinh tế - xã hội tháng 5 của UBND thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề đầu tư công để phát triển kinh tế hiệu quả hơn.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói gì về đề xuất áp giá sàn trong xuất khẩu gạo?

Thứ 6, 31/05/2024 | 18:04
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương sẽ phối hợp đưa ra các giải pháp tối ưu nhất về giá gạo xuất khẩu trong bối cảnh khủng hoảng lương thực.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm Trưởng Ban chỉ đạo Đề án 1 triệu ha lúa

Thứ 5, 30/05/2024 | 17:55
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT có trách nhiệm chỉ đạo chung toàn diện Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp vùng đồng ĐBSCL.

Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể

Thứ 5, 30/05/2024 | 15:44
Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể có chức năng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 2/6: Vàng SJC giảm về mốc 83 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 02/06/2024 | 09:22
Giá vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm mạnh trong khi vàng SJC trong nước cũng điều chỉnh về mức 83 triệu đồng/lượng (bán ra).

Vì sao nợ thuế dưới 1 triệu đồng cũng bị tạm hoãn xuất cảnh?

Chủ nhật, 02/06/2024 | 17:07
Theo Bộ Tài chính, việc tạm hoãn xuất cảnh là một biện pháp cứng rắn cũng như cảnh báo cho người nộp thuế đang nợ để đảm bảo việc hoàn thành nghĩa vụ thuế vào NSNN.

Xuất khẩu thủy sản của Bạc Liêu tăng trưởng mạnh

Chủ nhật, 02/06/2024 | 13:05
Xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2024 có sự tăng trưởng mạnh, là điểm sáng giúp tỉnh Bạc Liêu lọt vào tốp đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm.

Nhiều cơ hội cho cao su Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ

Chủ nhật, 02/06/2024 | 07:00
Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất nhập khẩu, trong tháng 4/2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 10 của Việt Nam, lượng và giá trị cao su xuất khẩu sang thị trường này tăng so với cùng kỳ năm 2023.