Nghịch lý thực phẩm sạch: "Kẻ ăn không hết người lần chẳng ra"

Nguyễn Phương Anh
Thứ 5, 18/05/2023 | 12:33
0
Việc hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết thực phẩm sạch chưa cặn kẽ dẫn đến nhà sản xuất hàng sạch khó tìm đầu ra nhưng người có nhu cầu lại chưa thể tiếp cận.

Sáng 18/5, Hội thảo “Xu hướng tiêu dùng và nhận diện thực phẩm minh bạch” đã được tổ chức với mục đích giúp người tiêu dùng tiếp cận thông tin về nguồn thực phẩm sạch, minh bạch, được sản xuất theo tiêu chuẩn, được quản lý chất lượng thông qua hệ thống chứng nhận đáng tin cậy trong nước và quốc tế.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Hải Hùng - Phó Giám đốc Trung Tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội đề cập tính cấp thiết của việc xây dựng nền thực phẩm minh bạch, an toàn, tuân thủ hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn của nhà nước về quản lý chất lượng, để đảm bảo thực phẩm lưu thông trên thị trường là sạch, an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Ông Hùng nhấn mạnh, Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội luôn hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông sản thực phẩm tiếp cận kiến thức, công nghệ mới, nâng tầm quản trị và hoạt động hiệu quả thông qua các hoạt động hợp tác với các tổ chức xã hội nghề nghiệp vì mục tiêu xây dựng nền thực phẩm an toàn, minh bạch ở Việt Nam.

Tiêu dùng & Dư luận - Nghịch lý thực phẩm sạch: 'Kẻ ăn không hết người lần chẳng ra'

Bà Trần Thị Dung - Phó Chủ tịch Hiệp Hội Thực Phẩm Minh Bạch (AFT) phát biểu tại sự kiện.

Theo bà Trần Thị Dung - Phó Chủ tịch Hiệp Hội Thực Phẩm Minh Bạch (AFT), sự minh bạch trong công bố chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất và chế biến, lưu thông sản phẩm thực phẩm chính thức được khởi xướng từ năm 2015 vì thực phẩm là loại hàng hóa đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người và đến chất lượng của giống nòi Việt Nam.

Bà Dung cho biết, từ năm 2017 đến nay, AFT cũng đã xây dựng được 3 bộ Tiêu chuẩn cơ sở về minh bạch thực phẩm, đó là Bộ tiêu chuẩn minh bạch trong nuôi trồng thủy sản; trồng trọt; chế biến thực phẩm. Phó Chủ tịch AFT chia sẻ: “Sắp tới chúng tôi tiếp tục mời các chuyên gia đầu ngành cùng xây dựng bộ tiêu chuẩn minh bạch trong chăn nuôi và trong hoạt động thương mại”.

Tuy nhiên, bà Dung cũng chỉ ra một thực tế, tình trạng sản xuất không theo tiêu chuẩn, thiếu an toàn… vẫn còn khá phổ biến. Tình trạng thật giả lẫn lộn, sản phẩm bẩn, sản phẩm không rõ nguồn gốc vẫn lưu hành khá nhiều trên thị trường khiến cho thực phẩm sạch khó cạnh tranh và làm cho người tiêu dùng bị hoang mang, nhầm lẫn.

“Việc truyền thông giáo dục, hướng dẫn người tiêu dùng cách nhận biết thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn còn chưa phổ biến, chưa cặn kẽ, chưa rộng khắp cho nên vẫn tồn tại một nghịch lý: Nhà sản xuất hàng sạch thì khó tìm đầu ra, mà người tiêu dùng có nhu cầu lại khó tiếp cận thực phẩm sạch”, bà Dung nói. 

Tiêu dùng & Dư luận - Nghịch lý thực phẩm sạch: 'Kẻ ăn không hết người lần chẳng ra' (Hình 2).

Nhà sản xuất phải chứng minh được sự minh bạch bằng khả năng tiếp cận thông tin của người tiêu dùng (Hữu Thắng).

Những nỗ lực của hệ thống bán lẻ chân chính dù rất đáng ghi nhận, nhưng vẫn còn một dung lượng thị trường khá lớn bỏ ngỏ cho thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm trà trộn, thậm chí nhập lậu tung hoành.

Liên tiếp những vụ “bóc phốt” thực phẩm bẩn đội lốt thực phẩm sạch có chứng nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng có vẻ như đó vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Tại sự kiện, bà Nguyễn Thị Thu Liên - Chuyên gia tư vấn chiến lược kiêm Trưởng ban Văn phòng AFT tại Hà Nội chia sẻ, trên thị trường hiện đang tồn tại 3 loại tem truy xuất nguồn gốc. Trong đó có một loại tem, dù thông tin của sản phẩm được xác thực nhưng lại không đầy đủ. Điều này để chỉ ra một thực tiễn doanh nghiệp chưa biết đưa chứng nhận của mình vào các ấn phẩm truyền thông. 

Bà Liên nhấn mạnh, ấn phẩm truyền thông là thứ mà nhà sản xuất cần phải lan toả đến người tiêu dùng để tạo dựng niềm tin. “Với thời đại khủng hoảng niềm tin như hiện nay, rất cần yếu tố kỹ thuật, tiêu chuẩn để khẳng định niềm tin với sản phẩm”, bà Liên nói.

Doanh nghiệp, nhà sản xuất phải chứng minh được sự minh bạch, sạch sẽ bằng khả năng tiếp cận thông tin của người tiêu dùng, không thể chỉ khẳng định qua lời nói.

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực trong việc đạt được các chứng chỉ quốc tế, điều này thể hiện tâm thế sẵn sàng hội nhập với thế giới, không chỉ ở tầng lớp trung bình mà còn ở vị thế cao hơn. 

Đồng thời, bà Liên chia sẻ, bằng cách đưa thông tin và chứng nhận lên hệ thống blockchain, doanh nghiệp sẽ tiếp cận, chinh phục được người tiêu dùng một cách nhanh chóng mà không cần tốn nhiều thời gian giải thích.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, ứng dụng này chưa được lan tỏa rộng rãi đến người tiêu dùng, vì vậy vẫn cần phải giải thích về truy xuất nguồn gốc, minh bạch sản phẩm. Bà Liên lưu ý đây là điều mà các doanh nghiệp cần phải cân nhắc, lựa chọn đâu là con đường ngắn nhất để chinh phục được niềm tin của người tiêu dùng.

Phát hiện gần 1 tấn thực phẩm “bẩn”chuẩn bị vào bếp ăn khu công nghiệp

Thứ 6, 12/05/2023 | 11:59
Lực lượng chức năng vừa phát hiện một xe ôtô chở các sản phẩm mỡ lợn, thịt gà đông lạnh... bốc mùi hôi thối chuẩn bị được bán cho một số bếp ăn khu công nghiệp.

Lo lắng việc giao kết sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thiếu minh bạch

Thứ 4, 10/05/2023 | 10:31
Bên cạnh đó, cử tri và nhân dân cũng lo lắng trước tình hình số ca mắc Covid-19 tăng cao trong thời gian gần đây; tình trạng bạo lực học đường...

Đẩy mạnh số hóa truy xuất nguồn gốc nông sản

Thứ 5, 02/03/2023 | 07:00
Theo các chuyên gia, truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong những vấn đề trọng tâm trong chuyển đổi số nông nghiệp hiện nay.
Cùng tác giả

Gắn bảo tồn với phát triển du lịch sinh thái biển

Chủ nhật, 12/05/2024 | 16:56
Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, tương đương với các nước có nghề cá phát triển.

Giá tăng, doanh nghiệp ngành gạo vẫn ngược chiều lợi nhuận

Chủ nhật, 12/05/2024 | 16:55
Quý I/2024, doanh nghiệp ngành gạo dù doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận vẫn bị bào mòn, thậm chí phải chịu cảnh lỗ liên tiếp, nợ tiền lúa nông dân.

Angimex bán Nhà máy chế biến lúa gạo Bình Thành

Thứ 6, 10/05/2024 | 16:51
Tài sản được Angimex bán cho APC Holdings bao gồm: Quyền sử dụng 2 thửa đất với diện tích 24.631,2 m2; nhà cửa vật kiến trúc trên đất; toàn bộ máy móc thiết bị; thuê

Trung Quốc đứng đầu trong nhóm nhập khẩu cua ghẹ của Việt Nam

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam đạt hơn 52 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ; xuất khẩu được sang 22 thị trường trên thế giới.

Brazil nhập khẩu gần 7.000 tấn cá tra Việt Nam trong quý I/2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Mặc dù giá liên tục sụt giảm, tuy nhiên khối lượng xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Brazil tăng mạnh 79% lên gần 7.000 tấn trong quý đầu năm 2024.
Cùng chuyên mục

Giá nông sản hôm nay 12/5: Hồ tiêu tăng nhẹ, lúa tươi được giá, diêm dân được mùa muối

Chủ nhật, 12/05/2024 | 13:57
Hồ tiêu, cà phê tăng nhẹ, giá lúa đà tăng nông dân Hà Tĩnh phấn khởi, diêm dân được mùa muối nhờ nắng nóng.

Doanh thu tiền tỷ từ việc kinh doanh sản phẩm kẹp hoa sứ hot trend

Thứ 7, 11/05/2024 | 20:00
Bất ngờ trở thành sản phẩm "hot trend" - kẹp hoa sứ đạt doanh thu tiền tỷ trên các sàn thương mại điện tử.

Kết quả kiểm tra giá vé máy bay 4 hãng hàng không như thế nào?

Thứ 7, 11/05/2024 | 16:30
Theo kết quả kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam cho thấy giá vé máy bay tăng, song vẫn chưa vượt trần.

Giá nông sản hôm nay 11/5: Khoai lang tím Nhật lãi lớn, vải đầu mùa giá cao, cà phê Arabica quay đầu giảm nhẹ

Thứ 7, 11/05/2024 | 14:00
Nông dân Vĩnh Long trồng khoai lang lãi lớn, vải đầu mùa giá cao, cà phê Arabica quay đầu giảm nhẹ, giá mít Thái không cao nhưng nhà vườn vẫn thu lời.

Nhiều yếu tố kìm hãm sự phục hồi của ngành chả cá và surimi Việt Nam

Thứ 7, 11/05/2024 | 08:38
Tháng 3, xuất khẩu chả cá và surimi vẫn tiếp tục sụt giảm. Giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này chỉ đạt gần 20 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.
     
Nổi bật trong ngày

Giá nông sản hôm nay 11/5: Khoai lang tím Nhật lãi lớn, vải đầu mùa giá cao, cà phê Arabica quay đầu giảm nhẹ

Thứ 7, 11/05/2024 | 14:00
Nông dân Vĩnh Long trồng khoai lang lãi lớn, vải đầu mùa giá cao, cà phê Arabica quay đầu giảm nhẹ, giá mít Thái không cao nhưng nhà vườn vẫn thu lời.

Giá nông sản hôm nay 12/5: Hồ tiêu tăng nhẹ, lúa tươi được giá, diêm dân được mùa muối

Chủ nhật, 12/05/2024 | 13:57
Hồ tiêu, cà phê tăng nhẹ, giá lúa đà tăng nông dân Hà Tĩnh phấn khởi, diêm dân được mùa muối nhờ nắng nóng.

Doanh thu tiền tỷ từ việc kinh doanh sản phẩm kẹp hoa sứ hot trend

Thứ 7, 11/05/2024 | 20:00
Bất ngờ trở thành sản phẩm "hot trend" - kẹp hoa sứ đạt doanh thu tiền tỷ trên các sàn thương mại điện tử.

Giá vàng 11/5: Vàng SJC bất ngờ giảm nhưng vẫn hơn 91 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:19
Sáng 11/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ giảm hơn 1 triệu đồng/lượng nhưng vẫn đứng ở mức cao hơn 91 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm khi có chỉ đạo "nóng", chuyên gia 'hiến kế' quản lý thị trường vàng

Thứ 7, 11/05/2024 | 21:01
Sau chỉ đạo nóng của Phó Thủ tướng, đầu giờ chiều giá vàng giảm 1,8 triệu/lượng. Tuy nhiên, về lâu dài, thị trường cần một giải pháp khác toàn diện hơn, ngăn chặn “chảy máu” ngoại tệ và buôn lậu vàng.