Người dân tự quyết định số phận nhà cổ

Người dân tự quyết định số phận nhà cổ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
0
Nhắc đến Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang), nhiều người vẫn quen thuộc với hình ảnh của một ốc đảo cổ kính, những ngôi nhà cổ đậm hồn Việt, ba mặt được bao bọc bởi sông nước.

Thế nhưng về Thổ Hà những ngày này, muốn tìm xem nhà cổ phải hỏi thăm, người trong làng thoáng nghĩ rồi "à" lên một tiếng trước khi chỉ đường. Chính họ cũng không nằm lòng được nhà nào còn, mất.

Hỏi thăm đến nhà ông Trịnh Đắc Mùi (xóm 2, làng Thổ Hà) để thăm nhà cổ nguyên bản, một bà cụ đang chăm chú lật từng tấm bánh đa trên phên phải dừng lại một lát, cụ đưa ngón tay lẩm bẩm vài con số.

Đoạn, cụ hồ hởi: "Nhà Mùi thì còn nhà cổ đấy, tôi tưởng phá rồi thì cô đến mất công. Tôi nhớ là trong xóm đó, mới có một nhà cổ bị chia và xây mới gần hết diện tích, đó là nhà ông Trịnh Đắc Trưởng, anh của ông Mùi thì phải...".

Hỏi ra mới biết, ngôi nhà cổ thuộc hàng trung khoa của gia đình ông Trưởng đã phải chia cho mấy người con khi họ lập gia đình. Giờ ông chỉ còn giữ được một gian buồng, một gian giữa và một gian cạnh. Phần nhà cổ ngay sau khi chia cho con cái đã lập tức bị phá đi xây mới.

Bất động sản - Người dân tự quyết định số phận nhà cổNhững ngõ xóm hun hút đẹp một vẻ cổ kính. Ảnh: Báo Bắc Giang.

Trao đổi với PV Người Đưa Tin, ông Trịnh Đắc Mùi cho biết, người dân trong làng vẫn truyền tai nhau về một dự án trên giấy của tỉnh Bắc Giang về việc phát triển tour du lịch vùng Kinh Bắc, từ Thổ Hà lên Tiên Sơn (Tiên Du, Bắc Ninh).

Song, điều mà những người hiếm hoi còn tâm huyết giữ nhà cổ là cho đến nay, phần lớn các hạng mục của nhà cổ xuống cấp khá nhanh trong khi người dân đều tự quyết định số phận nhà cổ, không được hỗ trợ, quy hoạch hay hướng dẫn để bảo tồn. Việc nhà cổ bị xóa sổ là sự lụi tàn nghiệt ngã, sự mất đi vĩnh viễn của những giá trị văn hóa, kiến trúc cổ xưa.

Cũng theo ông Mùi, do điều kiện thời tiết, hiện nay những ngôi nhà cổ còn nguyên bản trong thôn cũng đã xuống cấp khá nghiêm trọng. Các mái ngói đã xuống cấp, chừng 15 - 17 năm là các mái ngói bị xô, nhà bị dột, bà con phải đảo lại. Hạng mục xuống cấp nhanh nhất là khu mái tàu trước mặt nhà vì bị mưa, nắng hắt vào.

Ngoài ra, phần nóc của các ngôi nhà cổ cao 5 - 6m thường bị mưa tạt, ngấm vào gỗ. "Gia đình có điều kiện thì có thể sửa sang thường xuyên, chứ những nhà nào đông anh em thì họ chỉ muốn xây nhà mới.

Theo tôi, phải có hẳn một dự án trên giấy, tuyên truyền đi đôi với hành động. Tôi chỉ mong các cấp có hỗ trợ để người dân giữ nhà cổ, nếu để người dân tự quyết số phận nhà cổ thì chỉ chừng dăm, ba năm nữa số nhà cổ sẽ bị phá hết...", ông Mùi vừa nói vừa thở dài.

Với đại bộ phận người dân Thổ Hà, mục tiêu trước mắt của họ chỉ là kiếm kế sinh nhai, việc gì có lợi thì làm. Nhà cổ vừa chiếm nhiều diện tích lại không có không gian riêng cho các thành viên, thế hệ thanh thiếu niên chỉ thích những cái mới, thích những ngôi nhà xây theo kiểu Tây hiện đại. Chẳng mấy ai còn quan tâm đến cái cũ kỹ, cái rêu phong cổ xưa.

Khi được hỏi việc mất vĩnh viễn nhà cổ có phải là điều đáng tiếc, ông Trịnh Đắc Trưởng chỉ cười xòa, ông bảo: "Làm nhà mới cho sạch, đẹp lại rộng rãi hơn. Thêm nữa, gia đình tôi có ba anh em sống trong diện tích 280m2 nên đành phải bỏ nhà cổ đi để làm nhà kiểu Tây".

Người dân nghĩ vậy đã là một lẽ, thế nhưng, qua trao đổi với cả lãnh đạo xã, thôn, chúng tôi lấy làm tiếc nuối bởi việc tuyên truyền giữ nhà cổ cũng không được quan tâm. Ngay đến trưởng thôn Thổ Hà cũng không nắm được số nhà cổ hiện còn bao nhiêu. Ông tán thành việc phá tường của nhà cổ xây bằng mảnh gốm, tiểu sành để xây tường gạch cho đỡ tốn diện tích. "Không ai để tường to như thế. Thực tế, nếu để sẽ cổ quá, rêu mốc", trưởng thôn Cáp Trọng Việt nói.

Cùng trao đổi với PV, ông Bùi Tá Thành, phó chủ tịch UBND xã Vân Hà, trưởng ban di tích lịch sử của xã phân vân: "Việc giữ được nhà cổ ở Thổ Hà là vô cùng khó khăn. Ngoài việc cần sự hỗ trợ kinh phí, Thổ Hà rất cần có một đơn vị chuyên môn hỗ trợ, định hướng giúp người dân tu sửa, tránh mất đi những yếu tố cổ một cách đáng tiếc".

Khi được hỏi phía xã đã chủ động làm đề án xin bảo tồn nhà cổ hay công nhận di tích chưa, ông Thành cho biết: "Phía xã chưa làm đề xuất và cũng chưa định hướng được".

Dương Yến


Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Khởi công CCN 50 ha có tổng vốn đầu tư 700 tỷ

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:24
Cụm công nghiệp Tiên Cường 2 diện tích 50 ha trên địa bàn huyện Tiên Lãng, Tp.Hải Phòng, thu hút đa ngành, lĩnh vực như công nghiệp nhẹ, công nghệ sạch, công nghiệp.

Đà Nẵng chấn chỉnh việc sử dụng tên dự án không đúng để rao bán

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:17
Thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Chính phủ đồng ý Luật Kinh doanh BĐS, Nhà ở có hiệu lực sớm 6 tháng

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:56
Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch.

Quảng Ninh: Khởi công dự án FDI hơn 35 triệu USD tại KCN Sông Khoai

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:17
Đây là dự án sản xuất máy dò góc tuyệt đối cho động cơ ô tô điện của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản triển khai tại KCN Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Dấu hiệu khởi sắc của thị trường địa ốc và kỳ vọng “hút” dòng vốn FDI

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:00
Thị trường bất động sản ghi nhận sự khởi sắc. Đây là động thái lạc quan khiến các chuyên gia bày tỏ kỳ vọng dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản.
     
Nổi bật trong ngày

Đà Nẵng chấn chỉnh việc sử dụng tên dự án không đúng để rao bán

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:17
Thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Thách thức bủa vây doanh nghiệp da giày và bài toán nguyên liệu

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:38
Doanh nghiệp ngành da giày hiện còn đang phải đối diện với không ít khó khăn, đặc biệt là các thay đổi từ thị trường. Vấn đề thiếu nguyên liệu cũng là bài toán nan giải.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.