Đề nghị bổ sung “người tình” của vợ, chồng đã ly hôn là đối tượng của bạo lực gia đình

Đề nghị bổ sung “người tình” của vợ, chồng đã ly hôn là đối tượng của bạo lực gia đình

Hoàng Thị Bích
Thứ 5, 08/09/2022 | 10:22
0
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, hầu hết các hành vi bạo lực gia đình đều được thể hiện dưới dạng cụ thể của bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục...

Tiếp tục Chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sáng 8/9 các ĐBQH tiến hành thảo luận về dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3. Đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và nhất trí với nhiều nội dung chính của dự án Luật.

Tiêu điểm - Đề nghị bổ sung “người tình” của vợ, chồng đã ly hôn là đối tượng của bạo lực gia đình

Toàn cảnh Hội nghị.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cũng xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật.

Về đối tượng áp dụng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, việc không quy định đối tượng áp dụng trong dự thảo Luật không ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy định của Luật này đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.

Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo chỉnh lý theo hướng bổ sung quy định giao Chính phủ quy định về việc áp dụng đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.

Về hành vi bạo lực gia đình, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, hầu hết các hành vi bạo lực gia đình đều được thể hiện dưới dạng cụ thể của bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục hoặc bạo lực kinh tế.

Tuy nhiên, các hành vi bạo lực tác động đến người bị bạo lực gia đình đan xen nhiều hình thức khác nhau, do vậy, nếu quy định khái quát thành 4 nhóm hành vi bạo lực gia đình thì có thể trùng lắp, bỏ sót hoặc không bao quát hết các hành vi.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật. Do vậy, dự thảo Luật tiếp tục quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình.

Có ý kiến đề nghị bỏ đối tượng áp dụng là người đã ly hôn, người chung sống với nhau như vợ chồng; có ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng là “người tình” của vợ, chồng đã ly hôn và con riêng của vợ, chồng hoặc của người đang chung sống với nhau như vợ chồng, con riêng của người đã ly hôn.

Giải trình nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, xuất phát từ nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình “lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm” thì mọi hành vi bạo lực xuất phát từ mối quan hệ gia đình giữa những đối tượng này và giữa những đối tượng này với người thân của hai bên cũng cần thiết phải áp dụng quy định của Luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình.

Mặt khác, mọi hành vi đều được xem xét trong những trường hợp cụ thể, trong những hoàn cảnh cụ thể gắn với trách nhiệm của các đương sự trong mối quan hệ cụ thể. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và bảo đảm tính khả thi, dự thảo Luật chỉnh lý có giao Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Tiêu điểm - Đề nghị bổ sung “người tình” của vợ, chồng đã ly hôn là đối tượng của bạo lực gia đình (Hình 2).

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Về biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Tòa án, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, dự thảo Luật chỉnh lý theo hướng bổ sung một khoản quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ra quyết định cấm tiếp xúc khi có căn cứ hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình từ chối và quy định Tòa án tự mình ra quyết định cấm tiếp xúc khi thấy cần thiết bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự của người bị bạo lực gia đình để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Đồng thời, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng bổ sung quy định sửa đổi Điều 135 của Bộ luật Tố tụng dân sự như thể hiện tại khoản 1 Điều 55 của dự thảo Luật. Thường trực Ủy ban Tư pháp cũng nhất trí với quy định này.

Về việc bổ sung biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội làm rõ, với quan điểm cần phải có biện pháp phù hợp để xử lý các hành vi bạo lực gia đình chưa đến mức xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn có tính răn đe, giáo dục thì bổ sung một biện pháp mang tính xã hội phục vụ  lợi ích cộng đồng và theo nhu cầu của cộng đồng là cần thiết.

Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế và rà soát tính tương thích với các điều ước quốc tế, cho thấy, “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng” có thể coi là biện pháp mạnh mẽ có tính răn đe và giáo dục cao, không trái với các công ước, điều ước quốc tế về lao động cưỡng bức. Do vậy, dự thảo Luật bổ sung biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng”.

Về cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Xã hội dự kiến chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định nguyên tắc về các dịch vụ, hoạt động, các điều kiện, cơ sở vật chất, nhân lực của cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình, bổ sung các quy định nhằm khuyến khích sự phát triển của các cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;

Giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở; đồng thời, bổ sung quy định sửa đổi, bổ sung Phụ lục IV - Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cũng cho biết thêm một số điểm mới của dự thảo Luật lần này so với dự thảo đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV (tháng 5/2022). Theo đó, dự thảo Luật sau khi chỉnh lý còn 56 điều, ít hơn 6 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, bỏ 3 điều, bổ sung 3 điều. Dự thảo Luật có 5 nhóm điểm mới.

ĐBQH: Cần thống nhất, đồng bộ trong thành lập thanh tra cấp sở

Thứ 4, 07/09/2022 | 15:02
Theo đại biểu Phạm Đình Thanh, việc thành lập thanh tra cấp sở cần có quy định rõ ràng, tránh tình trạng thực hiện không thống nhất.

ĐBQH đề nghị phân cấp nhiều hơn cho cơ quan thanh tra cấp huyện

Thứ 4, 07/09/2022 | 11:53
Các ĐBQH cho rằng việc giữ mô hình thanh tra cấp huyện trong hệ thống tổ chức cơ quan thanh tra hành chính như hiện hành là cần thiết.

4 nhóm vấn đề lớn trong dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) xin ý kiến ĐBQH

Thứ 4, 07/09/2022 | 10:27
Thanh tra huyện; thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ… là hai trong số 4 nhóm vấn đề lớn trong dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) xin ý kiến ĐBQH chuyên trách.
Cùng tác giả

Thống nhất đề xuất bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Thứ 2, 20/05/2024 | 17:43
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, đối với nhóm đối tượng cảnh vệ là con người, bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư; Chánh án TAND TC; Viện trưởng Viện KSND.

ĐBQH kỳ vọng về Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Thứ 2, 20/05/2024 | 17:41
Các Đại bểu kỳ vọng Chủ tịch Quốc Hội Trần Thanh Mẫn sẽ hoàn thành được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, cũng như niềm tin các ĐBQH và cử tri cả nước gửi gắm.

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:26
Ông Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Cử tri đánh giá cao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:30
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục đạt được kết quả quan trọng, toàn diện, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.

Hàng loạt vấn đề quan trọng được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:02
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các ĐBQH xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định.
Cùng chuyên mục

Tân Chủ tịch Quốc hội: Tôi nguyện cống hiến hết sức mình, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

Thứ 2, 20/05/2024 | 16:09
Sau khi được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là niềm vinh dự to lớn, là trách nhiệm cao cả trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:26
Ông Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Khánh thành tượng đài Bác Hồ tại Tp.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:31
Ngày 19/5, tại Tp.Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ và quảng trường Hồ Chí Minh.

Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:31
Trải qua hơn nửa thế kỷ, vượt qua thử thách thời gian, hàng cây quê hương Bác vẫn sừng sững vươn xanh, trở thành biểu tượng đẹp, cuốn hút du khách thập phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 13:34
Thủ tướng cho biết, cá nhân ông cùng gia đình đăng ký hiến mô, tạng để góp phần tạo phong trào, xu thế đăng ký hiến tạng trên cả nước.
     
Nổi bật trong ngày

Tân Chủ tịch Quốc hội: Tôi nguyện cống hiến hết sức mình, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

Thứ 2, 20/05/2024 | 16:09
Sau khi được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là niềm vinh dự to lớn, là trách nhiệm cao cả trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:26
Ông Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.