Nỗi niềm thầm lặng của những người chở Tết về muôn ngả

Nỗi niềm thầm lặng của những người chở Tết về muôn ngả

Thứ 6, 09/02/2024 | 15:30
0
Đêm 30 cũng là khoảnh khắc những chuyến tàu cuối cùng của năm cũ rời bến, đưa những hành khách về quê đón Tết với gia đình. Trên những chuyến tàu đó, có những người thầm lặng giấu nỗi niềm riêng chở Tết về muôn ngả...

Nhân viên đường sắt - nghề không nghỉ Tết

Vào buổi tối cuối năm, sân ga Hà Nội thường đông đúc, nhộn nhịp, khác hẳn với những ngày thường. Rất nhiều hành khách hối hả, tay xách nách mang đủ thứ như đào, quất, mai, bánh kẹo… để về quê đón Tết. Nhân viên nhà ga bận rộn thực hiện các công việc vận chuyển nhu yếu phẩm lên tàu để phục vụ hành khách và đón tiếp khách lên tàu. Chị Nhữ Thùy Dung, nhân viên khách vận đường sắt cũng như hàng trăm cán bộ công nhân viên trong ngành vẫn miệt mài trên những chuyến tàu cuối năm để đưa hành khách về quê ăn Tết như thế nhiều năm qua.

Đời sống - Nỗi niềm thầm lặng của những người chở Tết về muôn ngả

Chị Nhữ Thùy Dung cho biết đã có hơn 10 năm gắn bó với ngành đường sắt. Ảnh: NVCC.

Kể về những chuyến tàu Tết mình đã đồng hành, chị Dung chia sẻ, đã có hơn 10 năm công tác gắn bó với nghề, những nhân viên đường sắt không có ngày nghỉ Tết. Trong khi mọi người được nghỉ theo lịch của Nhà nước, công nhân đường sắt vẫn làm việc như ngày bình thường, thậm chí phải xử lý nhiều công việc nhiều hơn, vì lượng hành khách rất đông. “Nhân viên trong ca trực Tết ở ga Long Biên như tôi vẫn đi làm từ sáng đến tối, từ 7h30 đến hết chuyến cuối cùng trong ngày là 18h21 mới xong nhiệm vụ, giờ giấc vẫn như ngày bình thường thôi”, chị Dung nói.

Để có ngày nghỉ về sum vầy với gia đình hai bên nội ngoại, các nhân viên sẽ bố trí thay phiên nhau mỗi người nghỉ 1 ngày. Tuy nhiên, do thời gian eo hẹp, chị Dung chỉ có thể về quê từ sáng rồi tối về Hà Nội để chuẩn bị cho công việc ngày hôm sau.

Nói thay nỗi lòng của nhiều đồng nghiệp, chị Dung cho hay, thời gian về quê ngày Tết còn khó nên nhân viên ngành đường sắt chẳng bao giờ nghĩ đến những chuyến du lịch dịp Tết cùng gia đình- Đó là điều xa vời. Cũng may có chồng và gia đình thông cảm, đỡ đần giúp phần nào.

Đời sống - Nỗi niềm thầm lặng của những người chở Tết về muôn ngả (Hình 2).

Mứt Tết, bánh chưng, cành đào, mâm ngũ quả… được bày biện trên đầu máy cabin. Ảnh: NVCC.

Trong suy nghĩ của nhiều người, vị trí nhân viên phòng vé không nhiều áp lực nặng nề nhưng ít ai biết rằng, đằng sau công việc có vẻ nhẹ nhàng đó là những nỗi gian nan, nhọc nhằn. Việc kiểm soát này vô cùng vất vả bởi có những thời điểm như nghỉ lễ, dịp Tết, lượng khách đi tàu rất đông. Nếu nhân viên lơ là hoặc không chú ý theo dõi thì vẫn có những trường hợp trốn vé xảy ra. “Dịp lễ Tết, nhân viên thường xuyên tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau. Không ít lần, nhân viên đường sắt bị hành khách gây sự, mắng mỏ khi đang thực hiện nhiệm”, chị Dung bộc bạch.

Nhiều nỗi niềm là vậy, nhưng công nhân viên đường sắt ai cũng hiểu đã chọn nghề là chọn cả những cái Tết không trọn vẹn. Đối với họ, được đóng góp một phần nhỏ để giúp nhà nhà đoàn tụ ngày Tết là niềm hạnh phúc và động lực lớn lao.

Đón giao thừa theo cách đặc biệt

Để đem tới sự an toàn trên mỗi chuyến tàu, áp lực và căng thẳng nhất vẫn luôn là lái tàu. Với nghề lái tàu, đêm Giao thừa cũng như ngày thường, đều không có giờ ăn, nghỉ cố định. Họ phải chờ khi tàu về đến ga mới có thể ăn cơm hoặc tranh thủ ăn luôn trên tàu. Khi Giao thừa sang, người lái tàu càng phải căng thẳng quan sát phía trước bởi mọi người đi chơi Xuân, đi lễ nhiều, nhiều người chếnh choáng hơi men, không chú ý đến đường ray, dễ xảy ra các sự cố.

Đời sống - Nỗi niềm thầm lặng của những người chở Tết về muôn ngả (Hình 3).

Chị Nhữ Thùy Dung (thứ 2 từ phải qua) và đồng nghiệp. Ảnh: NVCC.

Hơn nữa, xuân về là thời gian được mong chờ trong năm, khi mọi người được tạm gác lại công việc để nghỉ ngơi, sum họp bên gia đình sau một năm vất vả. Tuy nhiên, với nhiều người làm nghề lái tàu, thay vì ở bên gia đình vào thời khắc Giao thừa, khái niệm đón Tết cùng người thân đôi khi lại là ước mơ xa xỉ.

Thường xuyên nhận nhiệm vụ vào dịp Tết, anh Lại Hồng Phúc (công nhân lái tàu tại Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội, số 2D Khâm Thiên) đã có 21 năm trong nghề, đến nay anh Phúc cũng chẳng nhớ đã bao cái Tết đón Giao thừa trên tàu. “Trong hơn 20 năm làm nghề, chỉ có 2 – 3 năm anh được đón Giao thừa ở nhà cùng gia đình, còn đâu đi suốt”, anh Phúc bùi ngùi nói.

Không ai muốn xa gia đình, người thân vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới nhưng vì nhiệm vụ, tổ lái tàu sẽ đón giao thừa dọc đường. Các công nhân lái tàu cùng nhau bày biện lên trên cabin đầu máy những hộp mứt Tết, bánh chưng, cành đào, mâm ngũ quả để tạo không khí Tết ấm cúng như ở nhà. “Anh em lái tàu cũng có tí chuẩn bị, gọi là đêm 30 thôi, xong lại theo công việc. Bao nhiêu năm như vậy, các anh em cũng quen rồi em ạ”, anh Phúc chia sẻ.

Đời sống - Nỗi niềm thầm lặng của những người chở Tết về muôn ngả (Hình 4).

Đại diện lãnh đạo Xí nghiệp trao quà Tết năm 2019 cho nhân viên đường sắt. Ảnh: NVCC.

Cũng theo anh Phúc, người lái tàu phải luôn sẵn sàng tâm lý được phân công chạy tàu Tết bất kỳ lúc nào, bởi trong trường hợp đột xuất thay đổi, lái tàu chỉ được biết kế hoạch chạy tàu trước giờ khởi hành vài tiếng, phụ thuộc vào vòng quay của đầu máy nhanh hay chậm.
Cứ như vậy, dưới sự điều khiển của các lái tàu, chuyến tàu cuối năm đã trở thành nơi chuyên chở bao thông điệp yêu thương cảm động. Chị Dung, anh Phúc, hay rất nhiều những nhân viên khác, chừng ấy cái Tết qua đi kể từ khi họ vào ngành, đã không biết có bao nhiêu đổi thay, nhưng những con tàu vẫn thế, tình cảm của họ giành cho ngành đường sắt vẫn vẹn nguyên như ngày đầu.

Vân Anh

Tiền Giang: Sầu riêng tăng giá cận Tết, khuyến cáo quy hoạch cung cầu

Thứ 4, 31/01/2024 | 14:06
Giá sầu riêng ở mức cao nên nông dân ngày càng mở rộng vùng trồng. Điều này đặt ra vấn đề quản lý, định hướng của ngành chức năng.

Biệt thự triệu đô ngập tràn không khí ngày Tết Việt của Hoa hậu Phạm Hương

Thứ 4, 31/01/2024 | 12:03
Còn gần hơn một tuần nữa mới đến Tết cổ truyền nhưng nàng hậu này đã bày trí nhà cửa vô cùng chỉn chu, lung linh.

Hải Phòng: Làng nghề nuôi cá chép đỏ tấp nập dịp Tết ông Công, ông Táo

Thứ 4, 31/01/2024 | 10:51
Tết ông Công, ông Táo này, làng nghề ương cá giống Hội Am ở xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng cung cấp ra thị trường hàng chục tấn cá chép đỏ.

Loại hoa đào trắng muốt có gì đặc biệt mà đại gia "dốc tiền" chơi Tết?

Thứ 4, 31/01/2024 | 10:29
Loại hoa đào này có giá rất đắt, có những gốc đào chủ chỉ cho thuê chứ không bán vì quá hiếm.
Cùng chuyên mục

Rau muống đừng chỉ luộc, làm theo cách này cả nhà thích mê

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:45
Rau muống là loại rau quen thuộc với người Việt. Có vô vàn cách chế biến nhưng để làm sao rau không bị thâm đen sau khi nấu thì cần bỏ túi bí quyết này.

Hi hữu: Bé gái 4 tuổi nhập viện với cây bút còn ghim trong đầu

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:40
Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á-Tây Ninh cho biết đơn vị vừa tiếp nhận và kịp thời can thiệp cho một trường hợp bị tai nạn sinh hoạt rất nguy hiểm.

Loài cá "cực độc" nhưng đại gia sẵn sàng bỏ cả chục triệu để thử một lần

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:25
Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đã ghi nhận, loài cá này có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác.

Chuyên gia nói gì về việc người nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn?

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:27
Theo TS. Nguyễn Văn Dũng, người bị muỗi đốt nhiều hơn có liên quan tới việc cơ thể tiết ra pheromone (chất dẫn dụ) thu hút muỗi.

Bác sĩ Huế khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho người dân Hà Tĩnh

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:47
Bệnh viện Trung ương Huế sẽ phối hợp với các bệnh viện ở Hà Tĩnh để khám sàng lọc và mổ tim miễn phí cho bệnh nhân trên địa bàn.
     
Nổi bật trong ngày

Khúc gỗ “sần sùi” nhưng từng được rao bán đến 10 tỷ đồng ở Hà Nội

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Có dáng vẻ bên ngoài sần sùi, đơn điệu chẳng có gì đặc biệt, nhưng nhiều khách hàng ngỡ ngàng khi biết khúc gỗ này được rao bán với giá lên đến 10 tỷ đồng.

Ngày càng nhiều người nước ngoài chọn Việt Nam chữa bệnh, làm đẹp

Thứ 5, 16/05/2024 | 06:30
Tỉ lệ người nước ngoài đến khám chữa bệnh tại nước ta tăng nhanh. Bộ Y tế ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 người từ nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh.

Loài cá "cực độc" nhưng đại gia sẵn sàng bỏ cả chục triệu để thử một lần

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:25
Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đã ghi nhận, loài cá này có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác.

Rau muống đừng chỉ luộc, làm theo cách này cả nhà thích mê

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:45
Rau muống là loại rau quen thuộc với người Việt. Có vô vàn cách chế biến nhưng để làm sao rau không bị thâm đen sau khi nấu thì cần bỏ túi bí quyết này.

Thứ quả xưa “rụng thối gốc” nay thành đặc sản mùa hè, 90.000 đồng/kg

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:25
Trước đây loại quả này chín đỏ nhưng không mấy ai ngó ngàng. Những năm gần đây, thứ quả dại này lên đời thành đặc sản, được nhiều người tìm mua để thưởng thức.