Nút thắt để Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình

Nút thắt để Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 4, 01/03/2023 | 16:10
0
Các chuyên gia cho rằng cần tháo gỡ những nút thắt trong thể chế kinh tế nhằm tạo điều kiện cho nước ta trở thành nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030.

Sáng nay (1/3), toạ đàm đối thoại chính sách về đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030 đã được diễn ra tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Toạ đàm nhằm xem xét, đánh giá thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam nhằm chuẩn bị tốt cho giai đoạn trở thành nước thuộc nhóm thu nhập trung bình cao.

Tháo gỡ các nút thắt trong thể chế

Đưa đến toạ đàm một số vấn đề đặt ra liên quan đến thể chế kinh tế trong bối cảnh Việt Nam sắp gia nhập nhóm thu nhập trung bình cao ông Đinh Tuấn Minh, Giám đốc nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội đánh giá mọi thứ dường như đang chững lại sau Covid-19, tạo ra quan ngại triển vọng kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, nếu chúng ta tháo gỡ được một số nút thắt sẽ tạo ra động lực phát triển kinh tế mới giống như những gì đã làm được trong giai đoạn trước đây.

Để hiểu rõ, ông Tuấn Minh giải thích thể chế kinh tế chính thức chính là hệ thống pháp luật chi phối các giao dịch trên thị trường. Và tại Việt Nam hơn 30 năm qua, cơ bản đã hình thành được các thể chế kinh tế thị trường khi chúng ta đã xác lập và bảo vệ quyền sở hữu; Có được sự tự do giá cả, tự do thoả thuận và tự do kinh doanh.

Đối thoại - Nút thắt để Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình

Ông Đinh Tuấn Minh đưa ra những nút thắt của thể chế kinh tế hiện nay.

Vậy làm thế nào để xác định những bất cập trong hệ thống thể chế để trở thành nước có mức thu nhập trung bình cao?

Trả lời câu hỏi này, ông Đinh Tuấn Minh cho biết: “Trong các cách tiếp cận truyền thống, thông thường chúng ta sẽ tìm mô hình tối ưu hoá để chỉ ra những điểm bất cập. Tuy nhiên, ở cách tiếp cận mới thì cần so sánh với những thế chế khác trên thế giới từ đó đánh giá lại chúng ta”.

Cụ thể, thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam cơ bản đã thành hình, nếu muốn biết chúng ta ở đâu thì so sánh với các nước có nét tương đồng, hoặc quốc gia có trình độ phát triển tốt hơn để tìm ra các vấn đề. Ở đây, có thể so sánh với nước các nước như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, nước thành công vượt bẫy thu nhập trung bình như Hàn Quốc.

Công cụ so sánh là các bộ chỉ số so sánh hệ thống thể chế kinh tế thị trường giữa các quốc gia thông qua các yếu tố: Quy mô Chính phủ; Hệ thống pháp lý và các quyền sở hữu; Đồng tiền tốt; Tự do thương mại quốc tế; Các quy định quản lý.

Đối thoại - Nút thắt để Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình (Hình 2).

Buổi đối thoại nhằm thảo luận các vấn đề liên quan đến thể chế kinh tế.

Thông qua các yếu tố nêu trên, ông Minh đánh giá Việt Nam đã tiệm cận nhóm các nước thu nhập trung bình cao ở các chỉ số thành phần về: Quy mô Chính phủ; Hệ thống pháp luật và các quyền sở hữu; Quy định quản lý thị trường tín dụng, lao động và kinh doanh.

Tuy nhiên, vẫn còn cách xa ở các chỉ số Đồng tiền tốt và Tự do thương mại quốc tế. Và đây cũng là 2 chỉ số mà theo chuyên gia cần ưu tiên quan tâm về cải cách thể chế kinh tế khi Việt Nam muốn trở thành nước thu nhập trung bình cao.

Cần linh hoạt sử dụng các bộ chỉ số

Đánh giá về bộ chỉ số nêu trên, ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên Thường trực, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho rằng nghiên cứu các chỉ số là rất quan trọng, nhưng cần làm rõ sử dụng bộ chỉ số như thế nào?

“Đây là bộ tham chiếu rất tốt, nhưng không gì là hoàn hảo, cần phải biết sử dụng cái gì và nhìn vào đâu để cải cách vì lợi ích quốc gia chứ không thu hẹp trong bộ chỉ số. Nhất là phải cải cách vì chúng ta chứ không phải cải cách vì bộ chỉ số”, ông Hiếu bày tỏ.

Việc có một bộ chỉ số sẽ giúp nhìn ra được thực tế và phải giải quyết chúng, ngoài ra bộ đánh giá này đưa ra cho chúng ta một tâm lý cải cách, điều này rất quan trọng, ông Hiếu chia sẻ: “Ta làm tốt hơn chúng ta chưa đủ mà phải tốt hơn so với toàn cầu”.

Đối thoại - Nút thắt để Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình (Hình 3).

Ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên Thường trực, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đưa ra ý kiến tại buổi đối thoại.

Có tiếp cận khác, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết cách đo của bộ chỉ số đối với Việt Nam chưa phản ánh thực chất. Đưa ra ví dụ cụ thể, chỉ tiêu cần quan tâm là Quy mô Chính phủ nhưng chuyên gia băn khoăn rằng bộ chỉ số chưa đo hết chuyên môn Chính phủ ở Việt Nam.

“Nguyên nhân là bởi Chính phủ Việt Nam không chỉ ở TW, cơ quan đầu não mà còn hệ thống ở địa phương, và các cơ quan khác nên khó đo hết”, bà Phạm Chi Lan đánh giá.

Theo bà Lan, cải cách thể chế cần quan tâm đầu tiên là thay đổi hệ thống thể chế, hệ thống pháp luật về kinh tế nói chung. “Hiện nay, hệ thống pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, không đồng bộ, quy định với luật này là tốt nhưng với luật khác lại là vi phạm, thiếu tính nhất quán giữa các bộ”, bà Chi Lan phân tích.

Đối thoại - Nút thắt để Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình (Hình 4).

GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Phát biểu tại buổi đối thoại, GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: “Những bài học quá khứ cho thấy, trong bối cảnh khó khăn hiện nay Việt Nam cần phải tiếp tục tìm ra những điểm nghẽn quan trọng về thể chế kinh tế để tháo gỡ, xem đây là chìa khoá để mang lại niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư cả trong, lẫn ngoài nước.

Đặc biệt trong bối cảnh cần chuẩn bị tốt cho quá trình gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao và nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn và bất ổn”.

[Info] Kinh tế 2 tháng đầu năm 2023: Sản xuất công nghiệp gặp khó

Thứ 3, 28/02/2023 | 16:20
Kinh tế Việt Nam 2 tháng đầu năm 2023 dần bộc lộ khó khăn, thách thức nhìn từ số DN gia nhập, quay trở lại thị trường, cùng với đó sản xuất công nghiệp bị chững lại.

Cần bổ sung quy định về đất sử dụng cho khu kinh tế

Thứ 3, 28/02/2023 | 14:08
Hiện nay cả nước có 19 khu kinh tế, 26 khu kinh tế cửa khẩu đang vận hành, tuy nhiên dự thảo Luật Đất đai sửa đổi không quy định về đất sử dụng cho khu kinh tế.

Sửa Luật Đất đai góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

Thứ 3, 28/02/2023 | 09:57
Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền mong muốn sẽ nhận được các ý kiến đóng góp xác đáng, tâm huyết từ các chuyên gia tại Hội thảo.

Hai bộ giải trình về thị trường xăng dầu trước Ủy ban Kinh tế Quốc hội

Thứ 6, 24/02/2023 | 10:23
Dự kiến sáng 28/2, Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XV sẽ chủ trì tổ chức phiên giải trình về tình hình thị trường xăng dầu.
Cùng tác giả

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Bộ GD&ĐT lưu ý "3 không" trong các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:33
Công tác tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT cần đúng quy trình, đúng quy chế, xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kỳ thi.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Chạy đua đi học nhưng không rõ mục đích

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Để lấy chứng chỉ ngoại ngữ thì ngược học cần xác định rõ nhu cầu, mục đích, tránh chạy theo phong trào gây tác dụng ngược.
Cùng chuyên mục

ĐBQH: Nhiều kỳ vọng về kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Các ĐBQH kỳ vọng những nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khi được bàn thảo, thông qua sẽ đi vào cuộc sống.

Quy định của pháp luật và khuyến cáo về tác hại của thuốc lá điện tử

Thứ 6, 17/05/2024 | 21:00
Ngày 17/5, trên cổng TTĐT Bộ Công an, bộ này đã có giải đáp thắc mắc liên quan đến quy định của pháp luật và khuyến cáo về tác hại của thuốc lá điện tử.

Bảo đảm Kỳ họp thứ 7 diễn ra an toàn, hiệu quả, chất lượng cao nhất

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:26
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:31
Dự kiến Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều ngày 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội với 2 đợt.

Cử tri lo lắng về giá vàng liên tục biến động và tăng cao

Thứ 4, 15/05/2024 | 11:10
Ban Dân nguyện kiến nghị UBTVQH đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, có giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng.
     
Nổi bật trong ngày

Quy định của pháp luật và khuyến cáo về tác hại của thuốc lá điện tử

Thứ 6, 17/05/2024 | 21:00
Ngày 17/5, trên cổng TTĐT Bộ Công an, bộ này đã có giải đáp thắc mắc liên quan đến quy định của pháp luật và khuyến cáo về tác hại của thuốc lá điện tử.

ĐBQH: Nhiều kỳ vọng về kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Các ĐBQH kỳ vọng những nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khi được bàn thảo, thông qua sẽ đi vào cuộc sống.