Cách chia lịch và vận hành phong thủy của người Á Đông có cái gọi là Tam nguyên cửu vật. Trong đó, một vật gồm 20 năm và 3 lần 20 năm là 60 năm, 3 lần 60 năm là 9 cái vận ấy thành 180 năm là 1 chu trình. Thường mỗi xu hướng vận động của đất cát phong thủy theo vận 20 năm một lần. Cái này chi phối cả âm phần lẫn dương phẩn.
Bắt đầu từ năm 2003 – 2004 đến hết năm 2023, gọi là vận số 8 trong phong thủy (trong tổng 9 vận), chiều hướng lí tưởng nhất của nó là trục Đông Bắc – Tây Nam. Lấy Hà Nội làm chuẩn, trên trục Đông Bắc – Tây Nam thì đường sân bay Nội Bài thuộc hướng Đông Bắc (lấy bờ hồ làm chuẩn). Từ Ngã Tư Sở chạy xuống Hà Đông thuộc hướng (Tây Nam).
Hướng đi, vận hành của khí theo chiều từ Đông Bắc – Tây Nam. Vì vậy, những thứ đặt ở hướng Đông Bắc là đã đi rồi nên sẽ sái vận, thất vận. Doanh nghiệp Quang Minh nằm trên trục Đông Bắc, vì thế xây dựng đến giờ không “sáng đèn”.
Theo phong thủy, khu vực Tây Nam Hà Nội nằm trên trục vượng, phát lộc phát tài.
Từ 2004 trở ra, phía khu vực Tây Nam Hà Nội, toàn bộ hệ thống nhà cửa, đất đai, các công tình địa ốc lớn tất cả mọi nhà đầu tư đều đổ xô. Những người đi giai đoạn đầu đều chiến thắng, thu được lợi nhuận rất lớn.
Cũng vậy, phía Tây Nam Hà Nội, lấy Ngã Tư Sở và sông Tô Lịch làm gốc chạy đến Big C. Từ năm 2004, hướng Tây Nam và một phần hướng Tây là khu vực phát triển thịnh vượng, có nhiều dự án nhất về lĩnh vực địa ốc.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh cho rằng: “Ở Hà Nội, có những khu đất bảo đất vàng, đất bạc. Nhiều người gọi khu vực đồng Quan Hoa – Hoàng Cầu là mắt rồng. Nơi ngành ngân hàng – tài chính kéo về đầu tư nhiều nhất. Đây có thể là cách thức do các đại gia hay các nhà đầu tư tung tin để kinh doanh, thu lợi nhuận”.
Ông cho biết thêm: Có năm Hà Nội đưa ra sẽ có con đường chạy từ Hồ Tây ra núi Ba Vì. Và họ đưa ra cái tên bóng gió, đầy hăm dọa về con đường này như Trục thần đạo hay trục tâm linh. Tuy nhiên không có căn cứ bởi thực ra, rất có thể những nhà đầu tư chỉ “thổi” đất lên để kinh doanh.
Trên thực tế, ở bất cứ thành phố, thủ đô nước nào đều có những vị trí đắc địa. Ở Hà Nội có khu vực bờ Hồ với trung tâm thương mại Tràng Tiền hay một loạt những khu vực khác như chợ hàng Da, chợ Cửa Nam, Đồng Xuân. Dễ nhận thấy, hầu hết các chợ cải tạo rồi đều vắng tanh và ngược lại, những chợ chưa cải tạo vẫn tấp nập.
Một số Trung tâm thương mại giờ vắng khách như "chùa Bà Đanh".
Giải thích cho điều này, Ts Nguyễn Văn Vịnh “không nghĩ là có chuyện phong thủy ở đây. Chỉ là thói quen của người Việt trong ứng xử thương mại. Người ta thích những chợ cóc, tạm,… để mua cho thuận tiện trong việc đi lại, thêm đó thực phẩm rẻ hơn”.
Có một số khu đất vàng đã giải phóng, quy hoạch, thậm chí đã xây dựng nhưng vẫn nằm “đắp chiếu”, không kinh doanh được. Ngoài việc các nhà đầu tư thổi giá trị lô đất lên, đẩy quá vượt qua giá trị bình thường mà vẫn chưa chịu bán. Nhìn ở phương diện vận hành, Ts Nguyễn Văn Vịnh lí giải rằng: “Thực ra từ 2004 – 2013 được 10 năm, 8 năm đầu phát triển mạnh, giờ đang ở điểm võng đi xuống. Dự báo là những khu đất ở phía Tây , Tây Nam Hà Nội có phong thủy tốt theo nghĩa vẫn đang vận hành ở điểm võng sẽ mất khoảng 3 năm để phục hồi. Tuy nhiên, nó phục hồi theo cách khác 8 năm đầu.
Người Á đông, nhà ở thường có bàn thờ, bếp núc. Theo quan niệm phong thủy, người đông mệnh ở trạch đông, tây mệnh ở trạch tây. Cách tổ chức bếp, hướng nằm, hệ thống cửa sổ không thuận theo cách của người Á Đông. Bởi vậy, có nhiều khu đất đẹp nhưng không được tham vấn về ý tưởng cho phù hợp với người Á Đông mà thiết kế theo phong cách Phương Tây nên dù đó là khu đất vàng cũng không thể bán được.
Thông thường, các nhà kinh tế nghiên cứu bất động sản sẽ chỉ ra nguyên nhân theo nhiều cách khác: cung cầu, thiếu chuyên nghiệp, nợ xấu, tồn đọng… Phong thủy với sự thịnh vượng của một số khu đất và lĩnh vực địa ốc thực ra nó không ảnh hưởng quá nặng nề. Vì vậy, ở lĩnh vực thị trường địa ốc mà sử dụng phong thủy để giải thích thì sự giải thích đó cũng không đầy đủ và bao hàm hết nghĩa được.
Với từng mảnh đất khi khởi công xây dựng cũng phải tính toán ngày – giờ- tháng – năm làm sao để cát lợi nhất, tốt nhất cho việc kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp làm được việc ấy thì lại chẳng xây dựng mà dùng nó để đầu tư vào việc khác. Thiếu tính chuyên nghiệp, Việt Nam làm gì cũng theo phong trào, tâm lí đám đông. Đất lên cùng mua, bỏ cùng bỏ.
Lí giải về các trung tâm thươngmai như: Grand plaza, Tràng tiền Plaza,… ngày càng “vắng tanh như chùa bà Đanh”. Ông Vịnh cho rằng: “Tất cả các quốc gia ở giai đoạn bùng nổ , giai đoạn đầu phát triển đều nhằm vào địa ôc. Sau một thời gian dẫn đến hiện tượng bong bong địa ốc vỡ. Không cứ gì Việt Nam, ngay cả một số nước Châu Âu như Ailen, Mỹ, Thái Lan... đều trải qua. Đây là quy luật kinh tế chi phối chứ không phải quy luật của phong thủy.
Thêm nữa, trong tình trạng suy thoái kinh tế chung, người ta tìm cách tiết kiệm cho chi tiêu, chọn những nơi rẻ, phù hợp với túi tiền để mua sắm nên không nhiều người tìm đến với các trung tâm thương mai.
Như Ý