Quyền uy của Nga ở Syria là lá bài để TT Putin mặc cả với ông Biden?

Quyền uy của Nga ở Syria là lá bài để TT Putin mặc cả với ông Biden?

Vũ Thu Hương
Thứ 4, 25/11/2020 | 08:00
0
Với những thỏa thuận quyền lực trên thực tế, mối quan hệ của ông Biden với Tổng thống Nga Putin sẽ là chìa khóa.

Theo Arabnews, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn tháng này rằng ông “vẫn còn day dứt về thảm kịch ở Syria”. Ông Obama là vậy. Trên trường quốc tế, không có cuộc xung đột nào trong hai nhiệm kỳ của ông chứng kiến ​​nhiều tàn phá và thiệt hại về người đến vậy, và có thể nói cuộc xung đột này chẳng mang đến tác động tích cực nào cho Mỹ.

Nếu cuộc chiến ở Syria ám ảnh ông Obama đến vậy, người ta tự hỏi chiến sự Syria sẽ ra sao với Tổng thống đắc cử Joe Biden, người với tư cách là phó tổng thống đồng thời cũng là trụ cột quan trọng trong việc định hình chính sách Syria của chính quyền Obama.

Các chính sách dưới thời ông Obama đối với Syria phần lớn tốn kém và không hiệu quả. Không triển khai lực lượng quân sự hùng mạnh cùng với các đồng minh, mà ông lại nhằm vào việc thay đổi chế độ? Điều này làm dấy lên những tưởng rằng Mỹ sẽ dẫn đầu cuộc tấn công vào chính quyền ông Assad, điều mà ngay từ đầu ông Obama đã không có ý định làm.

Tiêu điểm - Quyền uy của Nga ở Syria là lá bài để TT Putin mặc cả với ông Biden?

Tổng thống đắc cử Biden 

Trong cuốn hồi ký được xuất bản gần đây của ông Obama, ông nói rõ về tình hình năm 2011 liên quan đến Syria: "Các lựa chọn của chúng tôi bị hạn chế một cách đáng tiếc". Nếu vậy, tại sao ông Obama lại cho phép những điều “vượt qua lằn ranh đỏ” như việc ông quyết định không phản ứng với cáo buộc các cuộc tấn công vũ khí hóa học của chính quyền ông Assad vào năm 2013? Tại sao thực sự lằn ranh đỏ chỉ được đặt ra với vũ khí hóa học trong khi tính sát thương của vũ khí thông thường cũng rất lớn?

Những điều này quan trọng bởi vì rất nhiều nhân tố quan trọng trong đội ngũ của ông Biden có khả năng “tâm đầu ý hợp” với chính quyền Obama. Liệu những nhân vật này có còn ôm quan niệm về sự thay đổi chế độ không? Điều này có thể khó xảy ra.

Tony Blinken, một đồng minh quan trọng của ông Biden và có khả năng trở thành tân ngoại trưởng, đã từng viết: “Chúng tôi đã thất bại... Chúng tôi đã không thể ngăn chặn một sự tổn thất về người. Chúng tôi đã thất bại trong việc ngăn chặn tình trạng di cư ồ ạt của người dân Syria ... Và đó là thứ mà tôi sẽ mang theo trong những ngày còn lại của mình".

Philip H. Gordon, cựu điều phối viên Nhà Trắng về Trung Đông, cũng chỉ trích tương tự: “Những gì chúng tôi làm cuối cùng là ủng hộ phe đối lập làm leo thang và kéo dài một cuộc xung đột tàn khốc... ”.

Người ta đặt ra câu hỏi là chính quyền ông Biden sẽ can dự đến mức nào với tàn dư của phe đối lập chính trị Syria, những người tỏ ra chia rẽ và bất lực hơn bất kỳ thời điểm nào trong thập kỷ qua.

Khi được hỏi về việc bình thường hóa quan hệ với chính quyền Assad, ông Blinken nói: “Tôi hầu như không thể tưởng tượng được điều đó”. Điều này không loại trừ khả năng xảy ra, nhưng có thể đây không phải là một kịch bản có thể xảy ra trong 4 năm tới.

Liệu ông Biden sẽ duy trì hoặc thậm chí tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Syria? Các biện pháp này sẽ không được dỡ bỏ, nhưng có lẽ các mục tiêu có thể được thay đổi, chẳng hạn như mục tiêu tạo ra một số cải cách quan trọng hay kêu gọi sự tự nguyện trở về an toàn của người tị nạn.

Ông Biden sẽ phải ngoại giao, tiếp cận với các đồng minh để bù đắp cho việc Tổng thống Donald Trump không quan tâm đến Syria. Với những thỏa thuận quyền lực trên thực tế, mối quan hệ của ông Biden với Tổng thống Nga Putin sẽ là chìa khóa. Ông Biden có thể đàm phán lại về tiến trình chính trị của Liên Hợp Quốc và tìm ra phương pháp làm việc với người đồng cấp Nga không? Ông Putin hẳn muốn biết điều gì sẽ xảy ra.

Tiếp đó là mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Biden sẽ phải xử lý tế nhị việc ông Erdogan mua hệ thống tên lửa S-400 từ Nga. Ông Biden từng khiến ông Erdogan tức giận vì ông khẳng định rằng Mỹ không nên từ bỏ các đồng minh người Kurd ở Syria, một cáo buộc nhằm thẳng vào chính quyền ông Trump.

Thổ Nhĩ Kỳ coi những đồng minh Mỹ này là khủng bố. Sự ủng hộ của Biden đối với các nhóm người Kurd này là một lý do tại sao ông sẽ không rút lực lượng khỏi Syria. Thượng nghị sĩ Chris Coons, một đồng minh thân cận khác của ông Biden khẳng định rõ ràng rằng ông sẽ “ủng hộ sự hiện diện liên tục của quân đội Mỹ ở Syria và Afghanistan để duy trì năng lực, ngăn chặn các nhóm như Al-Qaeda và ISIS (Daesh) thành lập các cứ địa".

Bản thân ông Biden cũng đưa ra nhận xét tương tự: “Những “cuộc chiến tưởng chừng kéo dài mãi này” này phải kết thúc. Tôi ủng hộ việc rút quân. Nhưng có vấn đề rằng chúng tôi vẫn phải lo lắng về khủng bố”.

Một lý do khác là dầu. Các cố vấn chủ chốt của ông Trump đã thuyết phục ông Trump đưa Mỹ hiện diện Syria một phần vì dầu mỏ. Trên thực tế, Syria hiện không có nhiều dầu và không rõ ràng rằng đội ngũ của ông Biden có coi dầu là thứ mà Mỹ quan tâm hay không. Bản thân ông Blinken coi dầu là “một đòn bẩy vì chính phủ Syria rất muốn có quyền thống trị các nguồn tài nguyên đó. Chúng ta không nên từ bỏ điều đó một cách lãng phí ”.

Ông Biden hẳn sẽ có những mục tiêu riêng ở quốc gia Trung Đông này và cũng như với ông Trump, trọng tâm ở Trung Đông với người Mỹ sẽ là Iran. Ông Biden muốn ít thấy dấu chân của Iran ở Syria hơn, và gần như chắc chắn sẽ không can thiệp để ngăn chặn các cuộc tấn công của Israel vào các mục tiêu Iran ở nước này.

Kịch bản lạc quan có thể nằm ở chính sách ngoại giao Mỹ hướng tới việc đảm bảo tiến bộ đáng kể trong tiến trình chính trị do Liên hợp quốc đưa ra ở Geneva. Đây  có thể là cách duy nhất mà ông Biden có thể tìm thấy một mức độ thành công.

 

Nga lại dồn "áp lực ngàn cân" ở Idlib, Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải đánh trả?

Thứ 3, 24/11/2020 | 10:34
Trong trường hợp một binh sĩ bị nhắm mục tiêu, Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn phải đáp trả lại Nga do áp lực lớn đối với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và áp lực đặt lên vai ông Erdogan.

Bé 10 tuổi ngã vẹo cổ vì bắt chước trò nhào lộn trên TikTok

Thứ 2, 23/11/2020 | 15:58
Học theo trò nhào lộn trên mạng, bé trai 10 tuổi phải nhập viện cấp cứu do bị chấn thương cột sống.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.