Thay đổi cách tiếp cận môn Ngữ văn trong Chương trình GDPT 2018

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 5, 02/03/2023 | 21:58
0
Theo chương trình mới, giáo viên có nhiều phương pháp để truyền tải kiến thức cho học sinh, giúp các em chủ động tiếp cận, sáng tạo bài học.

Ngày 2/3, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức chuyên đề kiểm tra, đánh giá trong dạy học bộ môn Ngữ văn cho các trường THPT trên toàn thành phố. Bài giảng được lựa chọn thực hiện là phần thực hành đọc hiểu bài Thị Mầu lên chùa, Ngữ Văn 10 bộ sách Cánh diều.

Tại buổi đánh giá, ông Lê Hồng Vũ, Phó Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội chia sẻ: “Tiết học này nhằm đưa ra vấn đề cụ thể cần đổi mới ở những phương diện nào và cách thức thực hiện. Chúng ta có nhiều cách tiếp cận nhưng đây là một trong những cách tiếp cận để các giáo viên có thể tham khảo”.

Theo ông Vũ, nếu thay đổi cách dạy, cách tiếp cận phù hợp đúng hướng học sinh sẽ vượt trội rất nhanh, ngược lại nếu không thay đổi sẽ làm môn văn trở nên thiếu thú vị.

Giáo dục - Thay đổi cách tiếp cận môn Ngữ văn trong Chương trình GDPT 2018

Ông Lê Hồng Vũ, Phó Trưởng phòng Giáo dục trung học Sở GD&ĐT Hà Nội.

Là người trực tiếp giảng dạy buổi học, cô Nguyễn Thị Hương Thuỷ, giáo viên Ngữ văn Trường THPT Chu Văn An cho rằng những buổi đánh giá như hôm nay là cơ hội cho các giáo viên chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm nhằm hướng tới những giờ dạy có hiệu quả.

Đặc biệt, việc có sự trao đổi với chính tác giả biên soạn sách sẽ giúp cho lý luận dạy học và thực tiễn giảng dạy không còn nhiều khoảng cách, “Khi trao đổi với các thầy giúp chúng tôi hiểu được người chủ biên sách giáo khoa muốn truyền tải điều gì trong từng bài học từ đó thay đổi tư duy giảng dạy”, cô Thuỷ bày tỏ.

Thông qua buổi chuyên đề cũng góp phần thực hiện nhiệm vụ Chương trình GDPT 2018 và đây là cuộc đối thoại mở để cả người biên soạn sách giáo khoa, thầy cô giáo có những suy nghĩ, trăn trở làm sao đem lại hiệu quả cho người học.

Giáo dục - Thay đổi cách tiếp cận môn Ngữ văn trong Chương trình GDPT 2018 (Hình 2).

Cô giáo và học sinh tham gia đóng vở Thị Mầu lên chùa.

Sau gần một năm học thực hiện Chương trình GDPT 2018 tại khối THPT, phần lớn các thầy cô giáo tham dự buổi chuyên đề cho rằng chương trình mới giúp học sinh được thực hành, phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu, chủ động sáng tạo và những bài giảng đều được trình bày theo nhiều cách khác nhau.

Đánh giá về buổi dạy, GS.TS Đỗ Ngọc Thống, Tổng chủ biên bộ sách Ngữ Văn, bộ sách giáo khoa Cánh diều cho biết: “Đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình mới tại khối THPT nên còn nhiều bỡ ngỡ khi đổi mới cách dạy. Cần có những buổi trao đổi để chúng tôi biết các thầy cô gặp những khó khăn gì để kịp thời có những điều chỉnh”.

Giáo dục - Thay đổi cách tiếp cận môn Ngữ văn trong Chương trình GDPT 2018 (Hình 3).

GS.TS Đỗ Ngọc Thống, Tổng chủ biên bộ sách Ngữ Văn, bộ sách giáo khoa Cánh diều đánh giá buổi dạy.

Trao đổi với báo chí, ông Lê Đại Hải, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An cho biết: “Trong năm học này, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã triển khai nhiều chuyên đề liên quan đến Chương trình GDPT 2018. Chúng tôi đánh giá cao những buổi chuyên đề giúp tất cả giáo viên trên địa bàn thành phố được tiếp cận chân thực nhất với tất cả các bộ sách.

Nhờ có sự góp ý, nhận xét từ nhiều từ giáo viên, cơ quan chỉ đạo cấp trên, và đặc biệt các tác giả của bộ sách. Chúng tôi và các giáo viên cũng phần nào hiểu rõ hơn ý tưởng của bộ sách, từ đó thực hiện tốt hơn việc tiếp cận chương trình sách giáo khoa”.

Năm 2022-2023 là năm đầu tiên thực hiện chương trình GDPT mới từ lớp 10. Bộ GD&ĐT quy định, mỗi học sinh sẽ có 8 môn học bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. Ngoài ra, học sinh sẽ lựa chọn 4 trong 9 môn học gồm: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

Khi dạy chương trình mới, giáo viên sẽ phải có cách tiếp cận mới. Việc xây dựng bài giảng cũng sẽ khác với việc đọc - chép như trước đây. Học sinh cần được tương tác và thực hành nhiều hơn.

Bộ GD&ĐT chỉ ra hàng loạt sai sót trong lựa chọn sách giáo khoa tại một số địa phương

Thứ 3, 10/01/2023 | 11:18
Thanh tra Bộ GD&ĐT thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước của UBND tỉnh trong việc lựa chọn và quy trình lựa chọn SGK tại 6 địa phương.

Học sinh Tp.HCM có thể mượn sách giáo khoa suốt năm học

Thứ 5, 08/12/2022 | 11:32
Từ năm học sau, học sinh tại Tp.HCM có thể được mượn sách giáo khoa suốt năm học. Đây là đề xuất vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo trình UBND TP.

ĐBQH: Định giá sách giáo khoa - cần cân nhắc thận trọng

Thứ 6, 28/10/2022 | 09:16
Theo ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy, cần thận trọng trong việc định giá sách giáo khoa để không ảnh hưởng tới việc xã hội hóa, chống độc quyền trong lĩnh vực này.
Cùng tác giả

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Bộ GD&ĐT lưu ý "3 không" trong các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:33
Công tác tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT cần đúng quy trình, đúng quy chế, xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kỳ thi.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Chạy đua đi học nhưng không rõ mục đích

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Để lấy chứng chỉ ngoại ngữ thì ngược học cần xác định rõ nhu cầu, mục đích, tránh chạy theo phong trào gây tác dụng ngược.

Muốn con học trường chuyên phụ huynh cần lưu ý điều này

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:06
Với môi trường học tập cần năng lực học tập tốt, có tư duy logic và tính tự học cao việc theo học trường chuyên không hề dễ dàng nếu thiếu sự chuẩn bị.

Lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đối với các cấp học

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:10
Trong đó, tập trung lồng ghép vào các môn học: Tiếng Việt; Tự nhiên và Xã hội; Đạo đức; Lịch sử và Địa lí; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.
Cùng chuyên mục

Vụ trẻ 5 tuổi bị bầm tím vùng lưng: Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo làm rõ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:00
Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu địa phương, ngành giáo dục làm rõ việc cháy bé lớp mẫu giáo 5 tuổi trường mần non tại quận Lê Chân bị bầm tím ở vùng lưng.

Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý "vàng"

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:16
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Công an, các địa phương tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Bộ GD&ĐT lưu ý "3 không" trong các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:33
Công tác tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT cần đúng quy trình, đúng quy chế, xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kỳ thi.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Chạy đua đi học nhưng không rõ mục đích

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Để lấy chứng chỉ ngoại ngữ thì ngược học cần xác định rõ nhu cầu, mục đích, tránh chạy theo phong trào gây tác dụng ngược.
     
Nổi bật trong ngày

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý "vàng"

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:16
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Công an, các địa phương tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học.

Vụ trẻ 5 tuổi bị bầm tím vùng lưng: Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo làm rõ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:00
Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu địa phương, ngành giáo dục làm rõ việc cháy bé lớp mẫu giáo 5 tuổi trường mần non tại quận Lê Chân bị bầm tím ở vùng lưng.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.