Thiên nhiên kì bí: Mảnh đất âm 90 độ và những bộ xương bí ẩn không một ai biết

Khắc nghiệt nhất hành tinh nhưng cũng bí ẩn nhất hành tinh, nơi đây đã kích thích trí tò mò và thám hiểm của những con người gan dạ nhất.

img

Chúng ta đang nói đến nơi tận cùng của cái lạnh, tận cùng của hơi thở, là nơi có nhiệt độ xuống thấp nhất lịch sử với âm 90 độ - Nam Cực!

Dĩ nhiên cái giá phải trả của những cuộc viễn thám đó chính là mạng sống!

Ngay cả khi công nghệ tiên tiến nhất hỗ trợ, ngay cả khi chúng ta có đầy đủ kiến thức về sự nguy hiểm của nó, Nam Cực vẫn có thể kết thúc sinh mệnh của bất kỳ ai khi liều lĩnh dấn thân vào đó.

Nam Cực thách thức lòng kiên trì và dũng cảm của con người khi nhiệt độ giảm sâu xuống âm 90 độ C, gió "sát thủ" quất mạnh đến 322 km/giờ (90 mét/giây).

img

Tại đảo Livingston, thuộc quần đảo Nam Shetlands ngoài khơi Bán đảo Nam Cực, người ta tìm thấy một hộp sọ và xương đùi của người bị chôn vùi dưới băng suốt 175 năm. Chúng là hài cốt người lâu đời nhất từng được tìm thấy ở Nam Cực. Nhiều thi thể các nhà khoa học và thám hiểm đã nằm lại vĩnh viễn tại đây, không thể thu hồi.

Đằng sau những cái chết bí ẩn là không ít câu chuyện chưa có lời giải đáp.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận định, đây là trường hợp "độc nhất vô nhị" trong những người chạm chân đến Nam Cực những năm đầu thế kỷ 19.

Năm 1912, đội thám hiểm 5 người Anh do sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh Robert Falcon Scott dẫn đầu đã đến Nam Cực. Nhưng đoàn thám hiểm đã không thể tưởng tượng được rằng, chuyến đi định mệnh ấy đã kết thúc cuộc đời của họ ở độ tuổi quá trẻ. Chiếc xe kéo Muskeg chở 3 người gồm Jeremy Bailey, David Wild và John Wilson bị rơi xuống một khe nứt sâu khoảng 30 m khiến họ thiệt mạng gần dãy núi Heime Front, phía Đông Nam Cực. Trước khi chết tại lục địa bí ẩn nhất hành tinh, họ đã không vượt qua nổi giới hạn chịu đựng của sức người bởi đói, bão tuyết và rét cùng cực.

img

Tám tháng sau, thi thể đóng băng của các thành viên đoàn và các vật dụng khác, trong đó có thư được tìm thấy.

Thư ông có đoạn: “Chúng tôi mạo hiểm và hoàn toàn nhận thức được chuyện đó. Chúng tôi không có gì phải phàn nàn vì đã cố gắng hết sức đến giờ phút cuối cùng. Giá như tôi còn sống, tôi sẽ kể lại những khó khăn và lòng can đảm mà đoàn đã trải qua. Những dòng thư này và thi thể của chúng tôi sẽ kể lại tất cả”.

img

Tháng 8 năm 1982, 3 nhà thám hiểm Ambrose Morgan, Kevin Ockleton và John Coll cập đảo Petermann. Đập vào mắt họ là hiện tượng cực quang vô cùng đẹp, nhưng đó lại là sát thủ vô hình làm nhiễu loạn thông tin liên lạc của họ với mọi người. Sau khi dựng trại để nghỉ ngơi qua đêm, một trận bão tuyết kéo đến khiến băng tuyết lấp đầy đường biển.

Có lẽ họ sẽ là những con người may mắn nếu như không gặp cơn bão tuyết kinh hoàng thứ 2 vào thứ Sáu ngày 13/8/1982. Đoàn bị bão tuyết cuốn đi, vĩnh viễn chôn vùi những hơi ấm nhỏ nhoi còn sót lại giữa chốn hoang lạnh mênh mông. Tất cả mọi nỗ lực tìm kiếm đoàn thám hiểm 3 người về sau đều không thành công. Đã gần 4 thập kỷ qua đi, thi thể của họ mãi mãi nằm tại những tầng băng tuyết ở Nam Cực.

"Khi bạn chờ đợi và chờ đợi nhưng không nhận được gì, bạn thấy tuyệt vọng" - nhà địa vật lý người Anh Clifford Shelley chia sẻ sau khi bị mất 3 người bạn leo núi Geoffrey Hargreaves, Michael Walker và Graham Whitfield trong một trận lở tuyết năm 1976.

Những cái chết nói trên khiến người ta thay đổi cách làm việc ở Nam Cực, nhờ đó chúng ta hiện có thể sống an toàn hơn tại lục địa nguy hiểm và biệt lập này. Mặc dù mối đe dọa vẫn còn đó nhưng con người ít nhiều đã rút ra được bài học từ những cái chết trong quá khứ.

img

Minh Anh (Tổng hợp)

* Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của báo Người Đưa Tin.

img