Thiếu điện, thiếu chip, thiếu mọi thứ, “ông lớn” châu Á lao đao

Thiếu điện, thiếu chip, thiếu mọi thứ, “ông lớn” châu Á lao đao

Thứ 6, 01/10/2021 | 06:31
0
Dữ liệu công bố ngày 30/9 cho thấy, sản lượng nhà máy của Nhật Bản chậm lại, trong khi triển vọng sản xuất của Trung Quốc suy yếu.

Tình trạng thiếu điện, thiếu chip và các linh kiện khác, chi phí vận chuyển tăng cao và các nhà máy phải đóng cửa để chống chọi với đại dịch, tất cả đang gây thiệt hại cho các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc.

Tập đoàn Suzuki Motor của Nhật Bản trở thành nhà sản xuất ô tô mới nhất cho ngừng hoạt động dây chuyền sản xuất thêm vài ngày nữa do thiếu hụt linh kiện.

Trong khi Nhật Bản và một số quốc gia khác đang bắt đầu giảm bớt các biện pháp khẩn cấp để hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2, những nước khác đang phải áp dụng lại các biện pháp hạn chế liên quan Covid-19, làm tăng thêm sự bất định cho triển vọng tăng trưởng toàn cầu và khu vực.

Sản lượng của các nhà máy ở Nhật Bản trong tháng 8 đã giảm 3,2% so với tháng trước do việc đóng cửa liên quan đến đại dịch ảnh hưởng đến các nhà sản xuất trên khắp châu Á. Tháng 7 cũng đã ghi nhận sự sụt giảm 1,5%.

Các nhà sản xuất ô tô và sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin và máy móc điện khác bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Suzuki cho biết, hãng dự kiến ​​sẽ tạm ngừng hoạt động thêm 3 ngày tại một nhà máy ở miền Trung Nhật Bản, và thêm 2 ngày tại một nhà máy khác.

Các nhà sản xuất ô tô khác cũng phải giảm nhịp độ hoạt động, với lý do thiếu chip và các bộ phận khác.

Doanh số bán lẻ giảm thấp hơn nhiều so với dự kiến ​​4,1% từ mức của một tháng trước đó do nhu cầu yếu về quần áo và thiết bị gia dụng.

Trong khi có những dấu hiệu cải thiện ở một số khu vực của châu Á, "việc số ca mắc mới hàng ngày đạt đỉnh mới ở một số quốc gia và tiến độ triển khai tiêm chủng tương đối chậm ở Đông Nam Á có nghĩa là nguy cơ thiếu hụt chất bán dẫn và các linh kiện khác có thể vẫn dai dẳng trong một thời gian dài nữa", chuyên gia kinh tế Harumi Taguchi từ IHS Markit cho biết trong một bài bình luận.

Thế giới - Thiếu điện, thiếu chip, thiếu mọi thứ, “ông lớn” châu Á lao đao

Công nhân ngành điện Trung Quốc làm việc ở độ cao 60m. Ảnh China.org

Tại Trung Quốc, một cuộc khảo sát chính thức đối với các nhà quản lý nhà máy cho thấy, hoạt động sản xuất của nước này chậm lại trong tháng Tám.

Chỉ số quản lý thu mua (PMI) ngành sản xuất đã giảm từ 50,1 trong tháng 8 xuống còn 49,6 trong tháng 9 trên thang điểm 0-100, trong đó PMI trên 50 cho thấy sự mở rộng, còn dưới 50 cho thấy sự thu hẹp.

Cuộc khảo sát được tiến hành trước khi tình trạng thiếu điện bắt đầu khiến các nhà máy ở một số vùng của Trung Quốc bắt đầu tạm ngừng hoạt động.

Các chỉ số yếu nhất là ở các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng như hóa chất và kim loại, chuyên gia kinh tế Julian Evans-Pritchard từ Capital Economics cho biết

“Những người tham gia khảo sát lưu ý rằng, tình trạng thiếu nguyên liệu và sự chậm trễ trong vận chuyển vẫn đang kìm hãm sản lượng”, ông cho biết.

Nhu cầu tăng cao đối với máy tính và các thiết bị khác phục vụ việc học và làm trực tuyến của người dân đã làm hạn chế nguồn cung cấp vi mạch vốn cũng cần cho các sản phẩm này.

Tình trạng thiếu container vận chuyển và các cảng thỉnh thoảng bị đóng cửa do sự bùng phát Covid-19 cũng đã gây ra tắc nghẽn trong suốt chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Các cảng của Trung Quốc và Đông Nam Á vẫn đang phải gánh chịu hậu quả của các sự kiện đóng cửa trước đó, với lượng tàu xếp hàng dài kỷ lục chờ dỡ hàng,” Rabobank cho biết trong một báo cáo về ngành vận tải biển.

Theo ước tính, khoảng 10% công suất container toàn cầu đang chờ ở ngoài khơi để được dỡ hàng.

Minh Đức (Theo AP)

“Ngấm đòn” từ khủng hoảng điện, triển vọng kinh tế Trung Quốc ảm đạm

Thứ 3, 28/09/2021 | 08:00
Tình trạng cắt điện diễn ra khi việc điều tiết mức phát thải carbon của Trung Quốc xung đột với sự bùng nổ công nghiệp của nước này trong bối cảnh đại dịch.

Nhật Bản xem xét sử dụng hộ chiếu vắc-xin cho các hoạt động thương mại

Thứ 4, 08/09/2021 | 09:40
Bên cạnh việc cấp “hộ chiếu vắc-xin” cho mục đích đi lại quốc tế, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét cấp loại chứng nhận này cho hoạt động thương mại.

Chính sách Zero-COVID đe dọa sự phục hồi của Trung Quốc

Thứ 7, 04/09/2021 | 16:00
Ngành dịch vụ của các nền kinh tế lớn ở châu Á - Thái Bình Dương đều sụt giảm trong tháng 8, trong đó Trung Quốc chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Nga tấn công mạnh ở Volchansk, Ukraine buộc phải bổ sung 10 tiểu đoàn và nhiều khí tài

Thứ 2, 20/05/2024 | 14:00
Các đơn vị Ukraine đang tăng cường phòng thủ “để cải thiện tình hình chiến thuật”, nhưng những nỗ lực này vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng trong vụ rơi máy bay

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:43
Truyền thông Iran xác nhận “tất cả hành khách trên trực thăng chở Tổng thống và Bộ trưởng ngoại giao Iran đều tử nạn”.

Giá dầu tiếp đà tăng sau tin tức rơi trực thăng chở Tổng thống Iran

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:28
Vụ tai nạn máy bay trực thăng và sự không chắc chắn về số phận của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi xảy ra trong bối cảnh căng thẳng âm ỉ ở Trung Đông.

Phái đoàn Mỹ gặp mặt ông Netanyahu, Israel không kích toàn Gaza

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:23
Mỹ tiếp tục hối thúc Israel thực hiện chiến dịch quân sự một cách tập trung hơn.

Tổng thống Iran gặp tai nạn rơi máy bay trực thăng, lực lượng cứu hộ tiếp tục tìm kiếm

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:03
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Iran gặp tai nạn rơi máy bay. Các nhóm cứu hộ vẫn đang gặp khó khăn trong việc di chuyển tới khu vực xảy ra tai nạn.
     
Nổi bật trong ngày

Nga tấn công mạnh ở Volchansk, Ukraine buộc phải bổ sung 10 tiểu đoàn và nhiều khí tài

Thứ 2, 20/05/2024 | 14:00
Các đơn vị Ukraine đang tăng cường phòng thủ “để cải thiện tình hình chiến thuật”, nhưng những nỗ lực này vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng trong vụ rơi máy bay

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:43
Truyền thông Iran xác nhận “tất cả hành khách trên trực thăng chở Tổng thống và Bộ trưởng ngoại giao Iran đều tử nạn”.

Ông Putin xin lỗi đã làm phiền người dân Cáp Nhĩ Tân

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
Tổng thống Nga đã xin lỗi người dân về các biện pháp an ninh nghiêm ngặt được triển khai trong thời gian ông ở thăm. Ông Putin nói đùa: “Chúng tôi sẽ rời đi sớm”.

Báo Đức nói về hậu quả tốn kém từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
Các nước phương Tây vừa phải tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, vừa phải tăng cường phòng thủ với mức độ “chưa từng có tiền lệ” kể từ Thế chiến II.

Gã khổng lồ hàng không châu Âu trình làng mẫu “máy bay lai trực thăng”

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:15
Thiết kế độc đáo này có thể được sử dụng trong phát triển hàng không quân sự khi NATO tiến hành một nghiên cứu lớn về máy bay trực thăng thế hệ tiếp theo.