Tìm “nguồn sống” mới cho ngành đường sắt

Lê Mạnh Quốc
Thứ 2, 12/02/2024 | 19:00
2
Với tuổi đời 142 năm, ngành đường sắt vẫn đang tiếp tục tìm hướng đi phù hợp để tồn tại và phát triển trong lúc chờ đợi sự đột phá thực sự từ hạ tầng.

Đại dịch Covid-19 đi qua, cũng như nhiều ngành vận tải khác, đường sắt đã có những bước phục hồi ấn tượng. Dẫu vậy, ngành vận tải với tuổi đời 142 năm vẫn đang tiếp tục công cuộc đổi mới, tìm hướng đi phù hợp để tồn tại và phát triển trong lúc chờ đợi một cú hích thật sự đến từ đột phá trong đầu tư xây dựng hạ tầng.

Nhân dịp đầu năm mới, Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Trần Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về quá trình tự thay đổi mình để tồn tại và phát triển của ngành đường sắt.

Những tín hiệu phục hồi tích cực

Người Đưa Tin (NĐT): Thưa ông, bước ra từ những khó khăn chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra, ngành đường sắt đã có sự trở lại và phục hồi như thế nào?

Ông Trần Anh Tuấn: Từ đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến cả nền kinh tế, nhất là ngành giao thông vận tải với các biện pháp giãn cách, hạn chế di chuyển, vận chuyển hành khách của ngành đường sắt đã bị sụt giảm nghiêm trọng. Đây là giai đoạn khó khăn nhất ngành phải trải qua kể từ khi ra đời đến nay, có thời điểm, chúng tôi phải dừng khai thác toàn bộ tàu khách.

Tuy nhiên, ngay khi đại dịch Covid-19 đi qua, ngành đường sắt đã khẩn trương bắt nhịp với quá trình phục hồi đã thu được những kết quả rất tích cực.

Kinh tế vĩ mô - Tìm “nguồn sống” mới cho ngành đường sắt

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. 

Về vận tải liên vận quốc tế, năm 2023, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng đã chính thức khai trương hoạt động liên vận quốc tế bằng đường sắt tại ga Kép (thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), đồng thời tiến hành làm việc với tỉnh Bình Dương để xúc tiến tổ chức lại ga liên vận quốc tế tại ga Sóng Thần, tổ chức các kho ngoại quan ICD, logistics; làm việc với tỉnh Hải Dương để nâng cấp, cải tạo ga Cao Xá trở thành ga liên vận quốc tế và sắp tới sẽ xúc tiến làm việc với nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước để hiện thực hoá mục tiêu đưa cửa khẩu hải quan vào sâu trong nội địa.

Về cơ cấu tổ chức, chúng tôi đã hoàn thành việc xây dựng và hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án cơ cấu lại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đến năm 2025. Nếu được thông qua, đề án sẽ giúp Tổng Công ty sớm thoát lỗ và điều chỉnh một số bất cập về mô hình tổ chức.

Trong năm 2023, Tổng Công ty cũng đã hoàn tất quá trình kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao; kết thúc việc hợp nhất; ổn định tổ chức, sắp xếp, kiện toàn lại các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng phù hợp với thực tiễn; đảm bảo đồng bộ với mô hình chung của hệ thống chính trị, phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp Nhà nước.

NĐT: Theo ông, điều gì đã tạo nên những khởi sắc tích cực của ngành đường sắt trong năm qua?

Ông Trần Anh Tuấn: Trước hết, tình hình kinh doanh của ngành đường sắt trong năm qua có sự khởi sắc là do ngành đường sắt đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, Ủy Ban quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan trong việc đề xuất cơ chế, giải pháp tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách như: Ban hành Nghị định 91/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định 65/2018/NĐ-CP liên quan đến lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng đầu máy toa xe; tháo gỡ vướng mắc trong khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; cơ chế giao vốn bảo trì hàng năm…

Bên cạnh đó, điều quan trọng chính là việc chất lượng dịch vụ của ngành đường sắt cũng ngày càng được cải thiện.  Trong khi chờ đợi dự án được triển khai với những bước đột phá lớn, để cạnh tranh với các phương thức vận tải khác, ngành đường sắt xác định việc nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách chính là yêu cầu cấp bách, mục tiêu xuyên suốt và là nhiệm vụ sống còn.

Vì vậy, trong những năm qua, Tổng Công ty đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng hạ tầng, nâng cao chất lượng phương tiện và gia tăng các dịch vụ tiện ích phục vụ hành khách; đồng thời đa dạng các dịch vụ cung cấp đến hành khách.

Kinh tế vĩ mô - Tìm “nguồn sống” mới cho ngành đường sắt (Hình 2).

Năm 2023, ngành đường sắt phát động phong trào “Đường tàu – Đường hoa” với phương châm “Mỗi cung đường, một loài hoa - Mỗi khu ga một điểm đến”.

Điển hình như trong năm 2023, để tạo không gian cảnh quan mới cho các tuyến đường sắt nhằm tăng trải nghiệm của hành khách, ngành đường dắt đã phát động phong trào “Đường tàu – Đường hoa” với phương châm “Mỗi cung đường, một loài hoa - Mỗi khu ga một điểm đến” rộng khắp 34 tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua.

Gần đây nhất, vào cuối 10/2023, Tổng công ty đã cho ra mắt đoàn tàu chất lượng cao Hà Nội - Đà Nẵng SE19/20 với nhận diện riêng và gia tăng tính thẩm mỹ để thu hút hành khách. Cùng với việc đầu tư trang thiết bị, Tổng Công ty cũng tuyển chọn đội ngũ tiếp viên trên tàu là những nhân viên có nhiều kinh nghiệm, có thể giao tiếp bằng tiếng Anh cũng như bổ sung nhiều tiện ích kèm theo. Thực tế, kể từ khi đi vào vận hành, đoàn tàu chất lượng cao này đem lại những kết quả khả năng, được sự hưởng ứng của hành khách.

Thay đổi tư duy, tìm “nguồn sống” mới

NĐT: Thưa ông, một trong những hướng đi đầy tiềm năng đang được ngành đường sắt khai phá và bước đầu mang lại những hiệu quả đáng kể nhất chính là du lịch. Để thực sự biến du lịch trở thành “nguồn sống”, động lực phát triển của ngành đường sắt trong giai đoạn mới, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có quan điểm và cách làm như thế nào?

Ông Trần Anh Tuấn: Như bạn đã biết, năm 2023, Đường sắt Việt Nam đã được giới thiệu trong cuốn “Amazing Train Journeys” của Lonely Planet- là ấn phẩm tập hợp những chuyến đi bằng đường sắt vĩ đại nhất thế giới. Trong đó tuyến đường sắt Bắc- Nam của Việt Nam được bình chọn là tuyến đường sắt đẹp nhất, đáng trải nghiệm nhất Thế giới.

Đây không chỉ là vinh dự của ngành đường sắt mà còn là niềm tự hào của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch Thế giới. Hiện Tổng Công ty đang tích cực phối hợp với các đơn vị du lịch để cho ra mắt các sản phẩm du lịch mới để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế này.

Trên thực tế, tiềm năng làm du lịch của ngành đường sắt có nhiều hơn thế, thậm chí tiềm năng đó là riêng biệt và độc đáo. Với lịch sử 142 năm hình thành và phát triển, ngành đường sắt Việt Nam tự hào đang được giao quản lý rất nhiều “viên kim cương” là những di sản đặc biệt có giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc và khoa học của đất nước.

Thực tế, trong những năm qua, ngành đường sắt đã bắt đầu có những chuyển biến về tư duy và hành động. Thay vì chỉ đơn thuần đóng vai trò là một đơn vị vận chuyển khách du lịch với tư duy vận tải thông thường, chúng tôi đang mong muốn xây dựng cho mình một chiến lược để tham gia sâu hơn vào lĩnh vực du lịch với tư duy của người làm du lịch, tư duy của người làm dịch vụ.

Những thành công của tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng với trào lưu “Food tour Hải Phòng”, mô hình cà phê Hoả xa hay gần đây nhất là sự thành công ngoài mong đợi của Lễ hội thiết kế, sáng tạo Hà Nội năm 2023 được tổ chức tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và Hành trình di sản cho thấy rõ ràng sự chuyển biến về tư duy và hành động trong kinh doanh đang đem lại những kết quả ban đầu rất tích cực.

Phương châm của chúng tôi là “Biến những điểm yếu thành thế mạnh” trong phát triển du lịch. Ví dụ, đường sắt có điểm yếu là thời gian và tốc độ chạy tàu chậm; vì vậy, chúng tôi sẽ tổ chức các đoàn tàu du lịch chạy Bắc – Nam thời gian có thể kéo dài 7 ngày và dừng, đỗ tại các điểm du lịch theo nhu cầu của hành khách; nâng cấp chất lượng và cung cấp nhiều dịch vụ mới để hành khách lựa chọn như: đám cưới, tân hôn trên tàu…

Kinh tế vĩ mô - Tìm “nguồn sống” mới cho ngành đường sắt (Hình 3).

Ngành đường sắt Việt Nam đang giao quản lý rất nhiều “viên kim cương” là những di sản đặc biệt có giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc và khoa học của đất nước.

NĐT: Chuyển đổi số đang trở thành “tiếng gọi chung”, “điểm tựa” để chuyển mình của không chỉ các doanh nghiệp mà của cả nền kinh tế. Với một ngành có tuổi đời như đường sắt thì việc đưa yếu tố công nghệ vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là quá trình chuyển đổi sang làm du lịch, đang được vận dụng như thế nào?

Ông Trần Anh Tuấn: Chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đang yêu cầu bắt buộc của mỗi một doanh nghiệp và đường sắt cũng không đứng ngoài yêu cầu đó. Hiện nay, Tổng Công ty đã phê duyệt đề án về đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 đặt ra mục tiêu cho từng giai đoạn trong việc đổi mới.

Thời gian qua Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một số kết quả nổi bật có thể kể đến như chuyển đổi toàn bộ các quy trình nghiệp vụ của các khối sản xuất từ việc cập nhập dữ liệu thử công sang dữ liệu số; mở rộng và gia tăng các dịch vụ tiện ích; tăng cường việc mở rộng việc quảng bá, truyền thông, tương tác với khách hàng trên các nền tảng số như trên website, ứng dụng di động, mạng xã hội: Zalo, Facebooks, Youtube…; bước đầu triển khai dịch vụ tin nhắn chăm sóc khách hàng trên nền tảng tin nhắn SMS truyền thông và tin nhắn đa kênh thế hệ mới.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tăng cường và mở rộng liên kết với các đối tác thương mại điện tử và trung gian thanh toán hàng đầu hiện nay trên webste, ứng dụng điện thoại di động (Zalo Pay, Shopee) theo phương thức B2BC nhằm gia tăng thương mại điện tử, trao đổi và tận dụng lợi thế của mạnh của cả 2 bên nhằm gia tăng tiện ích cho hành khách. Mở rộng đa dạng các kênh tương tác với khách hàng trên nền tảng số song song với các phương thức truyền thống.

Đồng thời, nghiên cứu phát triển các phần mềm, tiện tích giá trị gia tăng trên các nền tảng dịch vụ như: nghiên cứu và thử nghiệm thành công ki-ốt bán vé tự động; ứng dụng mua sắm đặc sản vùng miền trên các đoàn tàu khách thông qua mã QRCode…

Hiện nay, chúng tôi đang tập trung vào việc nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống mạng LAN nội bộ trên tàu nhằm tạo nền tảng cơ sở hạ tầng mạng cho các hệ thống, phần mềm dịch vụ chăm sóc khách hàng như: dịch vụ Internet công cộng trên tàu; dịch vụ xem phim – nghe nhạc; dịch vụ phát thanh; truyền hình; dịch vụ đặt đồ ăn – mua sắm đặc sản vùng miền; dịch vụ đặt xe – khách sạn; dịch vụ quảng bá giới thiệu các điểm đếm du lịch bằng đường sắt…

NĐT: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!.

Tư duy mới và cơ chế "may đo" riêng để đường sắt đô thị là hiện thực

Thứ 4, 17/01/2024 | 15:07
Muốn phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp.HCM như mục tiêu đã định cần phải có tư duy mới thực sự đột phá và một khung pháp lý mới, được "may đo" riêng.

Thủ tướng nói đến sự trăn trở về việc phát triển ngành đường sắt

Thứ 3, 09/01/2024 | 20:49
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ động yêu cầu làm việc và tham dự Hội nghị triển khai kế hoạch SXKD của ngành đường sắt vì nỗi trăn trở với ngành.

Ngành đường sắt đã thấy "ánh sáng cuối đường hầm"

Thứ 3, 09/01/2024 | 20:48
Năm 2023 là năm thứ hai liên tiếp kinh doanh vận tải đường sắt có lãi, mở ra những kỳ vọng phát triển mới cho ngành vận tải có tuổi đời hơn 140 năm.
Cùng tác giả

Thông xe toàn tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt vào ngày 30/6

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:22
Bộ GTVT đang đốc thúc Ban Quản lý dự án, các doanh nghiệp thi công cao tốc Diến Châu - Bãi Vọt hoàn thành các hạng mục còn lại của dự án vào 30/6.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.

Cảng container Cái Mép được cho phép đón tàu hơn 214.000 DWT giảm tải

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:07
Sau 4 năm thử nghiệm, Bộ GTVT đã chính thức chấp thuận cho CMIT tiếp nhận tàu container có trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải.

Bộ GTVT ủng hộ nghiên cứu chuẩn bị đầu tư cao tốc Phủ Lý - Nam Định

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ GTVT cho rằng việc Thủ tướng giao UBND tỉnh Nam Định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Phủ Lý - Nam Định là có cơ sở.

Quảng Ninh dẫn đầu về Chỉ số Xanh cấp tỉnh, Hà Nội "đội sổ" top 30

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:52
Có 3 trong tổng số 5 thành phố trực thuộc Trung ương góp mặt trong top 10 địa phương xếp hạng Chỉ số Xanh cấp tỉnh cao nhất bao gồm: Đà Nẵng, Tp.HCM và Hải Phòng.
Cùng chuyên mục

Những giá trị bất ngờ từ sản xuất cà phê bền vững

Thứ 6, 10/05/2024 | 22:23
Nhờ việc liên kết, sản xuất bền vững đã giúp nhiều nông dân trồng cà phê thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sản lượng, chất lượng cà phê cũng được nâng cao.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Giá vàng 11/5: Vàng SJC bất ngờ giảm nhưng vẫn hơn 91 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:19
Sáng 11/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ giảm hơn 1 triệu đồng/lượng nhưng vẫn đứng ở mức cao hơn 91 triệu đồng/lượng.