Tp.HCM: Giải pháp bình ổn giá, không để hàng hóa

Tp.HCM: Giải pháp bình ổn giá, không để hàng hóa "ăn theo" tăng lương

Thứ 2, 24/07/2023 | 11:20
0
Để kìm giá cả hàng hóa, Tp.HCM đã triển khai hàng loạt hoạt động bình ổn giá, thúc đẩy bán lẻ, góp phần ngăn chặn làn sóng tăng giá khi lương tăng.

Hàng hóa rục rịch tăng giá theo lương

Bắt đầu từ ngày 1/7, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức được điều chỉnh tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng (tương đương 20,8%).

Bên cạnh niềm vui tăng lương sau 4 năm chờ đợi, nhiều người dân canh cánh nỗi lo giá cả hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, lại được dịp "đội giá" lên theo mức tăng lương.

Thực tế khảo sát của báo Người Lao Động tại một số chợ truyền thống ở Tp.HCM, giá nhiều mặt hàng thực phẩm đã tăng từ trước khi tăng lương cơ sở.

Chị Vũ Kim Ngọc, tiểu thương bán thịt heo tại chợ Thị Nghè (quận Bình Thạnh), cho biết giá mặt hàng này đã tăng cả tháng qua với mức tăng vài ngàn đồng/tuần. Tính đến thời điểm này, giá thịt heo tăng tổng cộng 5.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước, do giá bán ở chợ đầu mối tăng kéo giá ở chợ lẻ lên theo.

Tại chợ Bình Khánh (Tp.Thủ Đức), tiểu thương Bùi Thị Yến cho hay giá bán hành lá đã tăng lên 100.000 đồng/kg, rau tần ô có giá hơn 70.000 đồng/kg, bó xôi 68.000 đồng/kg, ngò rí 90.000 đồng/kg...

Ông Lê Phúc Hậu, Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn (Tp.HCM) cho biết, heo mảnh gần đây tăng giá là do giá heo hơi tăng. Nếu tháng trước, giá heo mảnh chỉ khoảng 65.000 - 68.000 đồng/kg thì nay 72.000 - 74.000 đồng/kg. Thậm chí, có ngày lượng heo về chợ không đủ cung cấp cho thị trường nên giá heo mảnh "nhảy" lên 80.000 - 82.000 đồng/kg. Tương tự, giá các loại rau cũng tăng vài trăm đồng đến 1.000 đồng/kg so với tuần trước do ảnh hưởng của mưa bão khiến lượng hàng về chợ giảm khoảng 20%.

Chủ một đại lý phân phối lớn trên đường Tháp Mười (quận 6) cho biết từ ngày 1/7, giá sữa, dầu ăn, nước mắm, nước tương, bột ngọt... giảm nhẹ do thuế suất thuế GTGT giảm 2%. Dù vậy, mức giá hiện tại vẫn tăng so với thời điểm năm 2022. "Những tháng đầu năm nay, Vinamilk lần lượt tăng giá các dòng sản phẩm sữa bột, sữa nước... khoảng 5%-15% trong khi thuế suất thuế GTGT gần đây mới giảm 2%", chủ đại lý này dẫn chứng.

Kinh tế - Tp.HCM: Giải pháp bình ổn giá, không để hàng hóa 'ăn theo' tăng lương

Tại Tp.HCM, giá nhiều mặt hàng thực phẩm đã tăng từ trước khi tăng lương cơ sở. Ảnh: Báo Tin Tức

Thông tin với báo Người Lao Động, đa số người bán hàng cho biết buộc phải tăng giá bán hàng hóa do giá mua vào cũng như chi phí vận chuyển, sinh hoạt... đều tăng.

Trao đổi về vấn đề này, Đại diện Ban Quản lý chợ đầu mối Bình Điền cho rằng giá các mặt hàng lương thực - thực phẩm tăng là phù hợp với xu hướng thị trường chung trên thế giới. Bên cạnh đó, hàng lương thực, thực phẩm của Việt Nam được xuất khẩu nhiều, phần nào ảnh hưởng đến sản lượng cung ứng cho thị trường nội địa. Các ban quản lý chợ cũng không loại trừ yếu tố tăng giá do tâm lý bởi theo thông lệ sau mỗi đợt điều chỉnh lương cơ sở, thị trường lại thiết lập mặt bằng giá mới. Lần này, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng, tức tăng 20,8%, tạo hiệu ứng giá cả hàng hóa tăng tương ứng.

Không để "té nước theo mưa"

Trước diễn biến này, ngành công thương Tp. HCM đã triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy bán lẻ, tiêu dùng trong nước, kích cầu tiêu dùng thông qua các chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa thành phố và các tỉnh, thành để hàng hóa vào hệ thống phân phối trong nước và nước ngoài... Các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và các cơ sở kinh doanh thì chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp.HCM, cho biết để kìm giá cả hàng hóa, Tp.HCM đã triển khai hàng loạt hoạt động bình ổn giá, thúc đẩy bán lẻ, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Ðiều này góp phần ngăn chặn "làn sóng" tăng giá khi lương tăng và làm vơi bớt phần nào nỗi lo cho người dân.

Đặc biệt, theo báo Tin Tức, Tp.HCM hiện đang thực hiện chương trình khuyến mại tập trung năm 2023 và được tổ chức trong ba tháng, kéo dài đến hết ngày 15/9/2023. Chương trình có sự tham gia của khoảng 3.000 doanh nghiệp, hơn 7.000 hoạt động khuyến mãi. Theo đó, có rất nhiều chương trình giảm giá dành cho nhóm ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, nhất là sản phẩm lương thực, thực phẩm.

Ngoài ra, từ ngày 1/7 đến 31/12/2023, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2%, từ mức 10% xuống còn 8% của Chính phủ chính thức được áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ. Ðiều chỉnh này góp phần giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, giảm giá bán và giảm chi phí người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hàng ngày.

Kinh tế - Tp.HCM: Giải pháp bình ổn giá, không để hàng hóa 'ăn theo' tăng lương (Hình 2).

Nhiều loại thực phẩm đang được giảm giá tại Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food... Ảnh: báo Người Lao Động

Tham gia một cách thiết thực vào việc tạo nguồn hàng ổn định, kìm giữ giá hàng tiêu dùng thiết yếu và san sẻ gánh nặng chi tiêu với người tiêu dùng Tp.HCM, từ hơn 1 tháng nay, Saigon Co.op liên tục triển khai nhiều hoạt động sang chương trình khuyến mãi sâu.

Các mặt hàng khuyến mãi được bố trí luân phiên theo chủ đề, bảo đảm đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt hằng ngày của khách hàng. Trong đó, trọng tâm luôn là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và thực phẩm phục vụ bữa cơm gia đình.

Đơn cử, đợt này, trong khuôn khổ chương trình "Gia vị đậm đà - Cơm nhà là nhất", bên cạnh những hoạt động khuyến mãi kéo dài đến hết tháng 7, hệ thống Co.opmart và Co.opXtra tổ chức thêm các chương trình giảm giá mạnh đồng loạt tất cả ngành hàng (thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, thời trang may mặc) trong 3 ngày cuối tuần từ 21 đến 23/7/2023. Đặc biệt, tùy theo đặc thù của từng khu vực, Co.opmart thực hiện những chương trình khuyến mãi được thiết kế dành riêng cho khách hàng thuộc khu vực đó.

Đáng chú ý, nhiều mặt hàng thủy hải sản luân phiên giảm giá với mức giảm từ 15% - 20% gồm cá cam đông lạnh, cá hường, tôm thẻ lớn, cua xay... Đặc biệt, 3 ngày cuối tuần (từ 21 đến 23-7) cá rô phi, cá ngừ bò, cá tráo, cá nục, cá trê không đầu, thịt hàu sữa đồng giá chỉ có 60.000 đồng, áp dụng tại khu vực Tp.HCM, miền Tây, miền Đông, miền Trung và Tây Nguyên. Riêng lườn cá hồi đông lạnh và cá nục hoa với giá giảm chỉ từ 42.000 - 98.000 đồng.

Rau củ quả, trái cây thì giảm giá từ 21% - 42% như thanh long trắng, thanh long đỏ miền Tây và Phan Thiết chỉ còn 10.900 đồng/kg, cà tím giảm 37% còn 14.500 đồng/kg, hành tây Đà Lạt giảm 33% còn 18.500 đồng/kg, khoai mỡ, su su, chanh không hạt, cherry Mỹ, táo Ruby Star New Zealand, combo lẩu nấm…

Theo VTV, trong 6 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tại Tp.HCM đạt hơn 560.000 tỷ đồng, hơn tăng 7% so với cùng kỳ. Các hoạt động khuyến mãi của doanh nghiệp, được kỳ vọng tiếp tục thúc đẩy hoạt động bán lẻ trong những tháng cuối năm.

Dù vậy, theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, từ nay đến cuối năm, nhiều mặt hàng sẽ tăng giá do nguy cơ lạm phát bùng phát. Ðể ngăn ngừa tình trạng này, các chuyên gia kinh tế cho rằng Thành phố cần chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào để cân đối cung - cầu thị trường, ngăn chặn tình trạng găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý; kiểm soát việc kê khai, niêm yết giá công khai tại các điểm bán lẻ; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá cả hàng hóa, dịch vụ.

Minh Hoa (t/h)

Vì sao đưa thịt lợn vào danh mục bình ổn giá?

Thứ 3, 23/05/2023 | 17:47
Thịt lợn là mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng lớn, thiết yếu đối với người dân và nếu gặp sự cố về dịch bệnh, cung ứng... sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân.

Tăng cường bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán năm 2023

Thứ 4, 14/12/2022 | 15:28
Bộ Tài chính dự báo giá nguyên vật liệu thiết yếu biến động phức tạp, đòi hỏi công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cần tiếp tục chú trọng tăng cường.

Lý do giá phân bón dự báo sẽ tăng mạnh và các giải pháp bình ổn

Thứ 3, 27/09/2022 | 20:38
Gần đây giá nhiều loại phân bón đã bật tăng trở lại. Nhiều chuyên gia dự báo, giá phân bón sẽ chịu áp lực tăng trở lại trong cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Bộ Tài chính đề nghị tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá

Thứ 6, 12/08/2022 | 13:41
Cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá và xử lý nghiêm trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý.
Cùng chuyên mục

Tây Ninh: Công bố chuỗi sự kiện quan trọng lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:20
Chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh trị giá trên 2.500 tỷ đồng, được áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chủ đầu tư Khu đô thị QNK I phải làm gì khi được gia hạn tiến độ?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:00
Đến hết quý IV/2025, dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị QNK I phải hoàn thành toàn bộ, nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng...

Điểm danh công nghệ mới thử nghiệm trên máy bay Boeing 777-200ER

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:05
Chương trình bay trình diễn nổi tiếng nhất của Boeing là ecoDemonstrator sẽ thử nghiệm 36 công nghệ mới trên máy bay Boeing 777-200ER (Extended Range).

Giá nông sản hôm nay 19/5: Vải thiều được mùa, hồ tiêu ổn định, xoài cát Hòa Lộc tăng giá

Chủ nhật, 19/05/2024 | 10:45
Giá tiêu duy trì ổn định, vải thiều chín sớm được mùa giá cao, xoài cát Hòa Lộc tăng giá, rau củ quả Hà Nội tăng nhẹ.

Bình Thuận: Dự án kè sông Cà Ty tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:00
Dự án kè sông Cà Ty được triển khai thực hiện sớm, góp phần tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị Tp.Phan Thiết.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Tại sao vàng thế giới bật tăng, SJC lại “đứng im”

Thứ 7, 18/05/2024 | 19:30
Giá vàng trên thị trường thế giới liên tiếp bật tăng, trong khi đó, giá vàng SJC trong nước đi ngang quanh ngưỡng 90 triệu đồng/lượng bán ra. Lý do tại sao?

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.

Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước.

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giải pháp để thúc đẩy, thu hút khách du lịch

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:00
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu đường bờ biển dài hơn 300km với bãi cát thoải, nước biển trong xanh, khí hậu ôn hoà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.