Tp.HCM: Hợp tác công- tư xây dựng trường học, bài toán thiếu quỹ đất

Tp.HCM: Hợp tác công- tư xây dựng trường học, bài toán thiếu quỹ đất

Nguyễn Thành Nhân
Chủ nhật, 22/10/2023 | 16:00
0
Các doanh nghiệp có thể được hỗ trợ đất, được vay vốn nếu đầu tư vào 86 dự án giáo dục trên 100 tỷ đồng, góp phần tăng số trường lớp ở Tp.HCM.

Gặp khó về quỹ đất

Trong bối cảnh Tp.HCM gặp khó khăn khi thiếu trường lớp, mỗi năm học đều tăng học sinh thì chủ trương kêu gọi hợp tác công tư được kỳ vọng là một trong những giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư khi tiếp cận đều có chung băn khoăn.

Ông Nguyễn Bá Linh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn giáo dục Việt Mỹ cho biết: "Một trong những khó khăn chúng tôi đang gặp phải là vấn đề quỹ đất. Khi có nhu cầu mở rộng cơ sở, chi phí đầu tư cho giải phóng mặt bằng khá cao. Vì vậy, cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong giải phóng mặt bằng và vay vốn".

Chủ đầu tư 4 cơ sở giáo dục mầm non và 1 trường tiểu học ở huyện Bình Chánh này cho hay, rất khó khăn khi tìm quỹ đất mở rộng trường. Đa phần đất dành cho giáo dục đã được xây trường công lập, số còn lại ở xa, vùng ít dân cư.

Ngoài ra, giá đền bù giải phóng mặt bằng tương đối cao, phát sinh chi phí lớn sẽ dẫn đến học phí cao. Ông mong thành phố có chính sách hỗ trợ về giải phóng mặt bằng xây dựng trường học hoặc hỗ trợ lãi suất vay vốn cho mục đích giáo dục.

Bà Nguyễn Thị Mai - Hiệu trưởng Trường THPT Thăng Long, quận 5 thông tin, nhà trường đang gặp khó khăn trong việc có phòng học cho trẻ em nghèo. Nhiều nhà hảo tâm mong muốn dành đất cho việc mở rộng các phòng học, nhưng không thể biến đất từ quy hoạch thổ cư thành đất cho giáo dục được.

Chung hoàn cảnh, gặp khó khăn trong việc giá thuê mặt bằng cao trong bối cảnh tuyển sinh giảm, bà Lê Thị Kiều Hoa - Trường tiểu học Nam Việt đặt câu hỏi về việc thuê đất công.

Tương tự, ông Bùi Thanh Sơn, Giám đốc Công ty CP Đầu tư Giáo dục sớm Sài Gòn, nói muốn đầu tư phổ thông liên cấp nhưng không nắm được thông tin ở khu vực nào có quỹ đất và nhu cầu xây thêm trường.

Đồng thời, các nhà đầu tư cũng cần được giới thiệu rõ hơn về chính sách vốn vay ưu đãi cho các dự án giáo dục để các đơn vị tư nhân đầu tư, góp phần vào xã hội hóa giáo dục.

Từng bước có cơ chế thu hút đầu tư

Trả lời vấn đề này, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM nói, quỹ đất để xây dựng, mở rộng trường lớp là vấn đề khó khăn nhiều năm nay của thành phố, với cho trường công và tư. Sở GD&ĐT Tp.HCM đang lên đề án xây dựng trường học cho thành phố, quy định cụ thể bao nhiêu trường được xây dựng bằng vốn nhà nước và kêu gọi đầu tư xã hội hóa.

Theo báo cáo từ các quận, huyện và dự thảo đề án của Sở này, có khoảng 106 dự án giáo dục kêu gọi đầu tư. Trong đó, 86 dự án có mức đầu tư trên 100 tỷ đồng.

"HĐND Tp.HCM sắp có nghị quyết kêu gọi đầu tư theo đối tác công-tư, tức Nhà nước bỏ đất ra để đơn vị tư nhân đầu tư, vận hành một thời gian hoặc toàn bộ với những dự án trên 100 tỷ đồng", ông Nam nói.

Cũng theo ông Nam, dự kiến thành phố sẽ trả toàn bộ lãi suất trong vòng 7 năm để các đơn vị tư nhân được vay, đầu tư vào giáo dục, xây dựng trường lớp.

Trong khi đó, đại diện Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở GD&ĐT Tp.HCM cho hay, điều kiện để đơn vị nhận chính sách hỗ trợ là tỷ lệ vốn vay không quá 70% vốn đầu tư cơ bản, đồng nghĩa nhà đầu tư có 30% vốn đối ứng. Ngân sách thành phố hỗ trợ toàn bộ lãi vay, trừ khoản chi phí giải phóng mặt bằng.

Giáo dục - Tp.HCM: Hợp tác công- tư xây dựng trường học, bài toán thiếu quỹ đất

Thiếu trường lớp nhưng việc kêu gọi hợp tác công tư lĩnh vực giáo dục tại Tp.HCM còn nhiều thách thức.

Hiện nay, Tp.HCM có hơn 1,7 triệu học sinh, trẻ mầm non, tức là tăng hơn 35.000 so với năm học trước. Năm học này, thành phố đưa vào sử dụng 27 dự án với 441 phòng học mới. Tính đến tháng 8, thành phố đã đạt 294 phòng học trên 10.000 dân trong độ tuổi đi học (3-18 tuổi), trong khi mục tiêu trong năm nay là 296 phòng học.

Dựa vào tính toán của ngành giáo dục, với quy mô và tốc độ tăng dân số như hiện nay, để đạt chỉ tiêu 300 phòng học trên 10.000 dân trong độ tuổi đi học vào năm 2025, thành phố cần hơn 8.000 phòng học mới trong các năm tới.

Theo PGS.TS. Ngô Văn Cẩm, Trường Đại học FPT, không chỉ ở Tp.HCM mà trên cả nước, sự kết hợp công-tư trong tài trợ nguồn lực là một đòi hỏi và thực tế khách quan, làm cho hệ thống giáo dục năng động hơn, hiệu quả hơn.

Vấn đề là phải kết hợp được một cách hợp lý, có hiệu quả các mặt tích cực giữa tài trợ và vận hành của PPP trong mỗi loại hình, cấp bậc đào tạo cũng như đa dạng hóa các hình thức này và tạo ra một "sân chơi" bình đẳng để thu hút nhiều hơn nữa sự đầu tư và hợp tác từ khối tư nhân.

“Cơ quan quản lý giáo dục là cấp bộ cần có những nghiên cứu, đánh giá về các chương trình, môn học cũng như thẩm định năng lực của các nhà đầu tư trước khi cấp phép. Quan trọng nhất là cần minh bạch và giám sát và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Vì lợi ích của học sinh và ngành giáo dục, công ty nào làm tốt phải được duy trì, tạo điều kiện. Đơn vị nào chất lượng không đảm bảo, có dấu hiệu trục lợi cần cương quyết loại bỏ”, ông Cẩm đề xuất.

Minh bạch chủ trương, giảm chi ngân sách

Trước đó, cuối tháng 9/2023, tại kỳ họp lần thứ 11 (kỳ họp chuyên đề), HĐND Tp.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, UBND Tp.HCM đã trình tờ trình xây dựng nghị quyết của HĐND TPHCM quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, thể thao - văn hóa.

Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp.HCM (Nghị quyết 98) quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, thể thao - văn hóa do HĐND Tp.HCM quy định.

Nghị quyết sẽ tạo điều kiện cho thành phố có thể chủ động trong việc lựa chọn, kêu gọi và triển khai các dự án PPP mang tính khả thi nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đẩy mạnh hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Lĩnh vực giáo dục - đào tạo, đối với dự án đầu tư trang thiết bị giáo dục tiếp cận với những tiến bộ khoa học và công nghệ của xã hội thì quy mô đầu tư dự án có tổng mức đầu tư từ 5 tỷ đồng trở lên; đối với dự án đầu tư cơ sở vật chất tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất trong trường học, quy mô đầu tư dự án có tổng mức đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên; đối với dự án đầu tư xây dựng trường lớp, quy mô đầu tư dự án có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên.

Tp.HCM: Năm học mới, vẫn lo lắng thiếu trường lớp vì “dự án treo”

Thứ 5, 07/09/2023 | 14:15
Nhiều dự án công trình xây trường học tại các quận, huyện ở Tp.HCM kéo dài nhiều năm nhưng chưa thể triển khai do vướng thủ tục đầu tư.

Áp lực tăng học sinh mỗi năm, Tp.HCM cấp bách xây thêm trường học

Thứ 4, 12/07/2023 | 18:45
Kỳ họp thứ X của HĐND Tp.HCM đã quyết định nhiều dự án cho ngành giáo dục trước áp lực dân số khiến sĩ số học sinh chưa đáp ứng yêu cầu.
Cùng tác giả

Dược sĩ Tiến, ca sĩ Hương Giang tổ chức lễ hội âm nhạc cho sinh viên

Thứ 3, 14/05/2024 | 20:32
Các giọng ca Hoàng Tôn, Phạm Hồng Phước, Đức Phúc, Quốc Thiên, Nguyễn Trần Trung Quân, Erik... tham gia lễ hội âm nhạc "Trẻ concert".

Miss Universe Vietnam 2024 sẽ nhận giải thưởng 2 tỷ đồng tiền mặt

Thứ 2, 13/05/2024 | 22:07
Đại diện nhà sản xuất Miss Universe Vietnam 2024 cho biết cuộc thi năm nay sẽ có nhiều thay đổi, trong đó tân Miss Universe sẽ được nhận tiền mặt lên đến 2 tỷ đồng.

Tp.HCM: Đầu tư công nghệ để nghề nuôi chim yến phát triển bền vững

Thứ 2, 13/05/2024 | 19:00
Nuôi chim yến tại Tp.HCM được xác định là một trong những nghề tiềm năng, có khả năng thu nguồn lợi kinh tế cao nên số lượng nhà nuôi yến tăng lên rất nhanh.

Đưa chợ truyền thống lên trực tuyến, chuyển đổi bán lẻ theo xu hướng

Thứ 2, 13/05/2024 | 15:06
Ngành công thương đang xúc tiến xây dựng mô hình bán hàng trực tuyến tại chợ truyền thống nhằm tổ chức lại kênh bán lẻ.

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.
Cùng chuyên mục

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân Hiệu trưởng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:18
Bộ GD&ĐT kỳ vọng nhà trường sẽ đóng góp tích cực và thể hiện vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.
     
Nổi bật trong ngày

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Chi tiết lịch thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội năm học 2024-2025

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:07
Ngày 8/6 và 9/6, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội được tổ chức. Kỳ thi năm nay được đánh giá có tính cạnh tranh rất cao.