Tp.HCM: Thúc đẩy phát triển du lịch ban đêm và phố ẩm thực

Tp.HCM: Thúc đẩy phát triển du lịch ban đêm và phố ẩm thực

Thứ 2, 28/11/2022 | 14:54
0
Nhận thấy tiềm năng của khu phố ẩm thực, các quận huyện ở Tp.HCM đã định hướng phát triển du lịch ban đêm và kinh tế đêm, bao gồm cả việc mở phố ẩm thực, phố đi bộ.

Phố ẩm thực gắn với du lịch về đêm

Qua giới thiệu của tài xế taxi về khu phố ẩm thực Hồ Thị Kỷ (Quận 10), nhóm bạn của anh Alber (du khách đến từ Đức) lựa chọn ngay điểm đến này để trải nghiệm ẩm thực đêm ở Tp.HCM.

“Đầu lối vào, tôi đã ngửi thấy mùi thơm của các món ăn. Ở đây rất đông vui cùng nhiều món ăn mới lạ. Đặc biệt, những gian hàng nướng nghi ngút khói làm chúng tôi rất ấn tượng. Tôi cũng đã ăn thử 2 que thịt nướng, rất ngon. Đây là một trong những trải nghiệm độc đáo của chúng tôi khi du lịch tại Tp.HCM”, anh Alber chia sẻ.

Ghi nhận của báo Lao Động, khoảng 18h là thời điểm tập trung đông khách nhất của khu phố ẩm thực Hồ Thị Kỷ, từ người dân địa phương đến du khách nội địa và quốc tế. Không chỉ nơi đây, các phố ẩm thực Vĩnh Khánh (Quận 4), khu ẩm thực Hà Tôn Quyền (Quận 11), tuyến đường ẩm thực, mua sắm trên đường Hậu Giang (Quận 6),... cũng là những điểm đến rất thu hút khách du lịch.

Để phục vụ khách du lịch, các tiểu thương tại khu phố ẩm thực Hồ Thị Kỷ đã chủ động thay đổi thực đơn theo phương thức song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh).

“Tôi thấy lượng khách quốc tế đến chợ ngày một đông. Chúng tôi đã bổ sung thực đơn bằng tiếng Anh để khách chọn món nhanh chóng. Từ đó, quán có thể phục vụ được nhiều khách hơn và quảng bá thêm ẩm thực Việt”, anh Nguyễn Tâm (Quán 13, phố ẩm thực Hồ Thị Kỷ) cho biết.

Để khai thác tiềm năng này, ngành du lịch thành phố tập trung phát triển nhóm sản phẩm du lịch giải trí - ẩm thực - dịch vụ về đêm. Từ đó, xây dựng sản phẩm du lịch từ ẩm thực nhằm tăng tính trải nghiệm cho khách du lịch. Phát triển phố ẩm thực cũng là một trong những cách giữ chân du khách lâu hơn, đồng thời, thúc đẩy gia tăng chi tiêu của khách trong thời gian lưu trú tại thành phố.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Thế Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Lữ hành Fiditour - Vietluxtour, nhận định, kinh tế ban đêm được đánh giá sẽ góp phần kích thích chi tiêu, tạo điểm nhấn cho du lịch thành phố nếu khai thác đúng tầm. Tuy nhiên, thành phố đang rất thiếu các sản phẩm du lịch về đêm, nhất là sản phẩm quảng bá các di tích văn hóa phi vật thể.

Đồng quan điểm, bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Vietravel, cho rằng cái thiếu của du lịch thành phố gần đây là tạo những sản phẩm gắn kết du lịch ban ngày và ban đêm. Do đó, cần thêm những sản phẩm du lịch ban đêm để thu hút du khách.

"Có thể tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ như biểu diễn văn hóa nghệ thuật, phát triển khu ẩm thực, khu mua sắm... để tăng cường hoạt động kinh tế về đêm. Quy hoạch các tuyến phố đi bộ, có phố ẩm thực đặc trưng cho từng vùng miền để khi nhắc đến tuyến phố nào thì du khách và người dân địa phương có thể nhớ ngay đến vùng miền đó. Nhu cầu của du khách tìm hiểu, tham quan, khám phá các sản phẩm du lịch về đêm là rất lớn và cũng góp phần kích thích họ chi tiêu, mua sắm nhiều hơn", bà Phương Hoàng chia sẻ với báo Người Lao Động.

Cần yếu tố độc đáo, bản sắc riêng

Hiện, nhiều quận huyện ở Tp.HCM định hướng phát triển du lịch ban đêm và kinh tế đêm, bao gồm cả mở phố ẩm thực và phố đi bộ.

Theo đó, tháng 10 vừa qua, UBND quận Phú Nhuận có đề án phát triển kinh tế ban đêm với trọng tâm xây dựng phố ẩm thực Phan Xích Long dự kiến hình thành trên nền những cơ sở kinh doanh ăn uống hiện có trên tuyến đường Phan Xích Long, Nguyễn Công Hoan, Cù Lao và các tuyến đường nội bộ thuộc khu quy hoạch Rạch Miễu.

Đáng chú ý, sẽ có xe điện cho du khách tham quan phố ẩm thực và kết nối đưa đón khách từ điểm để xe tới nhà hàng, tham quan nội bộ phố ẩm thực. Dần dần mở rộng kết nối bến thuyền du lịch và tham quan kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè với phố ẩm thực Phan Xích Long và khu vực trung tâm thành phố. Một bến thuyền du lịch trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè phục vụ bằng canô du lịch và thuyền chèo tay cũng sẽ được đầu tư. Hoạt động kết nối, tham quan giữa 2 bến thuyền hiện hữu phía quận 1 và 3 để du khách tham quan, mua sắm, thưởng thức ẩm thực… Về lâu dài, sẽ mở rộng kết nối tuyến du lịch đường thủy 2 chiều từ quận Phú Nhuận đi các điểm tham quan thành phố về đêm trên sông Sài Gòn, cầu Phú Mỹ, Tân Cảng.

"Phố ẩm thực sẽ tạo không gian giải trí, tham quan, vui chơi, mua sắm cho người dân trên địa bàn và khách du lịch, đẩy mạnh hoạt động du lịch, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế ban đêm của thành phố", ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp.HCM, cho hay.

UBND quận 1 cũng đề xuất đầu tư phố đi bộ trên đường Lê Lợi. Đây cũng là một trong 22 tuyến dự kiến được tổ chức phố đi bộ ở trung tâm thành phố trong 3 năm tới. Trong khi đó, UBND quận 3 đề xuất cải tạo khu vực hồ Con Rùa thành phố đi bộ và đường Nguyễn Thượng Hiền thành phố đi bộ - ẩm thực - văn hóa sau 18h và những ngày cuối tuần.

Ông Nguyễn Trần Hoàng Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Golden Smile Travel cho rằng, việc xây dựng các tuyến phố này là điều nên làm với một thành phố có các hoạt động giao thương, giải trí về đêm phát triển như Tp.HCM. Bên cạnh đó, việc quận, huyện ở Tp.HCM đề xuất mở phố đi bộ, phố ẩm thực ở từng địa phương là hợp lý bởi đặc điểm thành phố lớn với dân số đông.

Tuy nhiên, “Không nên mở các tuyến phố theo phong trào. Trước hết phải cân nhắc từ nhu cầu của người dân địa phương, tiếp đến là hướng đến mục tiêu phục vụ du khách. Phát triển phố đêm không chỉ đem lại lợi nhuận về kinh tế mà còn đáp ứng nhu cầu về đi lại, vui chơi giải trí và giải quyết vấn đề về lao động, sinh kế cho người dân tại địa bàn”, ông Phương cho hay.

Ở góc độ du lịch, ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở du lịch Tp.HCM nhận định, các địa phương khi xây dựng đề án nên cân nhắc yếu tố độc đáo, khác biệt và tạo được điểm nhấn, thương hiệu riêng cho từng tuyến phố.

Còn theo ông Phạm Quý Huy, Giám đốc Công ty Kiwi Travel, thành phố có thể chọn một vài địa điểm phù hợp rồi đầu tư xứng tầm, tạo bản sắc riêng để trở thành những tuyến phố hoạt động về đêm thu hút du khách, không chỉ là phố ẩm thực. Ông Huy dẫn chứng ở Singapore, Thái Lan…, một số khu trung tâm ở các thành phố lớn được đầu tư, quy hoạch đồng bộ, bài bản với nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng từ giải trí, ca múa nhạc, ăn uống, mua sắm.

Để xây dựng phố ẩm thực đêm thành sản phẩm du lịch hút khách, cần sự phối hợp của chính quyền cùng các đơn vị liên quan để xây dựng kế hoạch bài bản, đầu tư đồng bộ, phù hợp với tổng thể từ không gian, giao thông, an ninh trật tự xã hội cho đến kinh doanh, du lịch.

Nếu khai thác đúng tầm, sản phẩm du lịch đêm, đặc biệt là phố ẩm thực dựa trên lợi thế sẵn có của từng địa phương sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch. Đồng thời, xây dựng thương hiệu du lịch ở mỗi quận, huyện.

Minh Hoa (t/h)

 

Hướng dẫn thí điểm tàu du lịch lưu trú qua đêm trên vịnh Nha Trang

Thứ 5, 29/09/2022 | 16:30
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn thí điểm hoạt động tàu du lịch lưu trú qua đêm trên vịnh Nha Trang.

Tp.HCM: Phát triển kinh tế ban đêm, thu hút khách du lịch

Thứ 3, 22/03/2022 | 09:02
Để thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế, Sở Du lịch Tp.HCM đã lấy ý kiến các doanh nghiệp, Sở, ngành, trình UBND Tp.HCM xem xét tổ chức nhiều hoạt động.

Quảng Nam xin bắn pháo hoa trong đêm khai mạc Năm du lịch quốc gia 2022

Thứ 2, 14/03/2022 | 16:55
Nếu được đồng ý, chương trình bắn pháo hoa chào mừng trong đêm khai mạc Năm du lịch quốc gia sẽ diễn ra không quá 15 phút.

Hà Nội thiếu một mô hình kinh tế ban đêm chuẩn du lịch

Chủ nhật, 08/09/2019 | 07:00
Khi thành phố lên đèn là bao con tim của du khách trẻ tuổi, thậm chí là trung tuổi lại rạo rực, lại thổn thức mong chờ một đêm chất ngất vui ở nơi xứ lạ. Nhưng mong chờ này bao giờ mới thôi là giấc mơ xa vời của các du khách khi đặt chân đến các điểm du lịch, thậm chí là điểm đến nổi tiếng của dải đất hình chữ S?
Cùng chuyên mục

Khách sạn có được tạm thu tiền thay cho việc giữ CCCD của khách?

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:08
Thực tế, có khách sạn tạm thu tiền thay cho việc giữ CCCD của khách trong thời gian lưu trú, khi khách rời đi sẽ trả lại tiền. Vậy việc tạm thu có đúng hay không?

Thủ tướng chỉ đạo sớm nâng cấp các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:24
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT cùng các bộ có liên quan phải sớm hoàn thiện và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc.

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:11
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu các địa phương tổ chức tiêm phòng đồng loạt các vắc-xin, nhất là vắc-xin lở mồm long móng.

2 nhóm người được tăng lương cao hơn so với mặt bằng chung từ 1/7/2024

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:30
Khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, đối tượng nào được tăng lương cao hơn so với mặt bằng chung?

Địa phương nào có thể được tăng lương tối thiểu vùng đến 21%?

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:59
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
     
Nổi bật trong ngày

Bộ GTVT đề xuất quy định mới liên quan đến đăng kiểm xe ô tô

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:31
Bộ GTVT đề xuất ô tô mất tem hoặc giấy chứng nhận kiểm định phải trình báo và có xác nhận của cơ quan công an mới được cấp lại.

Thủ tướng chỉ đạo sớm nâng cấp các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:24
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT cùng các bộ có liên quan phải sớm hoàn thiện và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc.

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:11
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu các địa phương tổ chức tiêm phòng đồng loạt các vắc-xin, nhất là vắc-xin lở mồm long móng.

Địa phương nào có thể được tăng lương tối thiểu vùng đến 21%?

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:59
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

2 nhóm người được tăng lương cao hơn so với mặt bằng chung từ 1/7/2024

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:30
Khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, đối tượng nào được tăng lương cao hơn so với mặt bằng chung?