Ưu - nhược điểm của 3 phương pháp cho trẻ ăn dặm phổ biến nhất hiện nay

Ưu - nhược điểm của 3 phương pháp cho trẻ ăn dặm phổ biến nhất hiện nay

Thứ 4, 28/11/2018 | 12:13
0
Khi bé chuẩn bị bước sang giai đoạn ăn dặm, mẹ lại “đau đầu” tìm hiểu nên cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào. Ba phương pháp cho trẻ ăn dặm phổ biến nhất hiện nay là ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu nhật và ăn dặm tự chỉ huy. Mỗi phương pháp ăn dặm đều có những ưu và nhược điểm riêng, bố mẹ hãy cùng NutriBaby khám phá từng phương pháp trong bài viết dưới đây.
Truyền thông - Ưu - nhược điểm của 3 phương pháp cho trẻ ăn dặm phổ biến nhất hiện nay

Mỗi phương pháp cho trẻ ăn dặm sẽ có những ưu - nhược điểm riêng

1. Phương pháp ăn dặm truyền thống (ADTT)

Đây là phương pháp ăn dặm phổ biến và quen thuộc với các bà mẹ Việt. Hành trình ăn dặm của bé sẽ được bắt đầu với bột được xay nhuyễn và nấu chung cùng với các loại rau củ và chất đạm (thịt, cá…). Khi đã mọc răng, bé sẽ được làm quen với cháo nấu kèm với thức ăn xay nhuyễn.

Ưu điểm:

- Bé có thể ăn với lượng bột/ cháo nhiều ngay từ những ngày đầu tập ăn dặm, bé có thể tăng cân tốt ở thời gian đầu.

- Dễ dàng nhận được sự chấp nhận và ủng hộ từ các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bà nội, bà ngoại.

- Cách chế biến đơn giản, không cần cầu kỳ, không tốn quá nhiều thời gian.

Truyền thông - Ưu - nhược điểm của 3 phương pháp cho trẻ ăn dặm phổ biến nhất hiện nay (Hình 2).

ADTT là phương pháp quen thuộc nhất với các bà mẹ Việt

Nhược điểm:

- Thực phẩm được trộn lẫn và xay nhuyễn nên trẻ không có cơ hội để làm quen với từng vị thức ăn, không học được cách phân biệt mùi vị. Đồng thời mẹ khó phát hiện được bé bị dị ứng với loại thực phẩm nào.

- Trẻ ăn quá lượng cần thiết ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, dễ khiến trẻ biếng ăn, khó hấp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ.

- Hình thành cho trẻ thói quen ăn uống không tốt: Khi cho trẻ ADTT, phụ huynh thường vừa bế bé vừa cho bé ăn hoặc cho bé đi ăn rong, xem tivi, vừa ăn vừa chơi đồ chơi…

- Trẻ chậm phát triển kỹ năng ăn uống: Cho bé ăn cháo quá lâu sẽ không kích thích được phản xạ nhai và nuốt của trẻ, trẻ chậm biết tự dùng thìa xúc ăn.

- Trẻ ăn với số lượng nhiều và quá nhiều chất đạm sẽ khó hấp thụ hết và dễ bị táo bón hoặc đi ngoài.

2. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật (ADKN)

Khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật, mẹ sẽ cho bé ăn dặm ngay với cháo loãng được nghiền qua rây với tỷ lệ 1:10. Thịt, cá, rau… cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp với độ tuổi của bé.

Truyền thông - Ưu - nhược điểm của 3 phương pháp cho trẻ ăn dặm phổ biến nhất hiện nay (Hình 3).

Trong phương pháp ADKN, trẻ được ăn dặm từ nhuyễn đến thô

Ưu điểm:

- Trẻ được tập ăn thô đúng cách, tăng dần độ thô một cách hợp lý phù hợp với sự phát triển của hệ tiêu hóa. Đồng thời trẻ cũng được khuyến khích dùng thìa, cốc… đúng thời điểm.

- Trẻ được ăn riêng từng loại thực ăn, không bị trộn lẫn, nhờ đó vị giác của trẻ dễ dàng phân biệt mùi vị từng loại thực phẩm, kích thích bé ăn ngon miệng hơn.

- Phương pháp này gần gũi với phương pháp ăn dặm truyền thống, đồng thời phù hợp với những khuyến cáo của tổ chức WHO là ăn dặm từ nhuyễn đến thô.

- Khẩu phần ăn đa dạng, đầy đủ các nhóm chất, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Nhược điểm:

- Cách chế biến cầu kỳ, mẹ phải tốn nhiều thời gian để chế biến riêng biệt từng loại thức ăn trong thực đơn ăn dặm hàng ngày của con. Tuy nhiên mẹ có thể khắc phục bằng cách chế biến sẵn rồi trữ đông thức ăn trong các khay chia ô theo khẩu phần từng bữa của bé.

- Nguy cơ stress: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật rất cầu kỳ với nhiều chỉ dẫn nghiêm ngặt về số lượng, cách chế biến, độ thô, loại thực phẩm,… nên mẹ phải mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu và chuẩn bị đồ ăn cho con. Tuy nhiên, nếu bé không hào hứng ăn, bao nhiêu công sức bỏ đi, mẹ có thể sẽ cảm thấy thất vọng.

3. Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW – Baby led weaning)

Với phương pháp ăn dặm BLW, mẹ sẽ luyện tập được cho bé tính tự lập và tự quyết định trong việc ăn uống, thích ăn gì và ăn bao nhiêu là do bé quyết định. Mẹ sẽ chế biến, cắt, thái thức ăn thành thanh dài hoặc miếng với kích thước vừa phải và bày ra trước mặt trẻ sao cho trẻ dễ dàng tự bốc, cầm nắm và tự đút vào miệng dưới sự hướng dẫn và quan sát của mẹ.

Ưu điểm:

- Trẻ hoàn toàn chủ động trong việc ăn uống: ăn món nào, ăn bao nhiêu và ăn như thế nào. Trẻ được tự do khám phá màu sắc, mùi vị của từng loại thực phẩm riêng biệt, nhờ đó trẻ sẽ cảm thấy thích thú hơn với việc ăn uống.

- Giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng như cách kiểm soát thức ăn, phản xạ nhai và nuốt.

- Tạo tiền đề tốt cho trẻ tự lập trong việc ăn uống ở giai đoạn sau này, trẻ dễ dàng “hòa nhập” vào bữa ăn của gia đình.

- Mẹ nhàn hơn rất nhiều khi không phải chế biến quá cầu kỳ vì thực đơn của trẻ cũng gần giống như của gia đình.

Truyền thông - Ưu - nhược điểm của 3 phương pháp cho trẻ ăn dặm phổ biến nhất hiện nay (Hình 4).

Phương pháp ăn dặm BLW giúp trẻ tự lập hơn trong việc ăn uống

Nhược điểm:

- Bừa bộn: Ở giai đoạn bắt đầu làm quen, trẻ thường chơi đùa nhiều hơn ăn, ném đồ ăn tứ tung, bôi đồ ăn lên khắp mặt mũi, áo quần… nên khá bừa bộn và bẩn, khiến mẹ phải mất khá nhiều thời gian để dọn dẹp "bãi chiến trường" sau mỗi bữa ăn.

- Bé dễ bị chững cân hoặc sụt cân: Do khả năng sử dụng tay của bé chưa tốt nên thức ăn có thể rơi vãi ra ngoài nhiều, lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bé khá ít.

- Nguy cơ bị hóc: Bé ăn thức ăn thô ngày từ đầu, khi phản xạ nhai – nuốt của bé chưa tốt nên nguy cơ bị hóc đồ ăn sẽ cao hơn bình thường, bé có thể bị nôn, ọe hay hóc đồ ăn.

- Mẹ phải chịu áp lực từ gia đình và những người xung quanh: BLW vẫn còn là một phương pháp khá mới mẻ ở Việt Nam, phần lớn mọi người vẫn còn dè dặt với phương pháp này. Do đó, khi quyết định cho con ăn dặm theo phương pháp này, mẹ cần lường trước viễn cảnh bị "cả thế giới quay lưng", đặc biệt là phải chịu áp lực rất lớn từ các thành viên khác trong gia đình.

Trên đây là những ưu nhược điểm của 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay. Để lựa chọn đúng phương pháp phù hợp với bé nhà mình, mẹ không nên chỉ dựa vào cảm tính mà cần căn cứ vào thể trạng, sức khỏe của bé. Hy vọng những kiến thức trên đây đã giúp mẹ có một cái nhìn tổng quan hơn, từ đó dễ dàng lựa chọn được phương pháp ăn dặm phù hợp với bé nhà mình. Bên cạnh đó mẹ đừng quên sự trợ giúp đắc lực của NutriBaby - hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng, tăng cân khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời. Nếu mẹ bé đang gặp khó khăn trên hành trình chăm con hay bé nhà mình đang gặp vấn đề về sức khỏe đừng ngần ngại gọi lên tổng đài 1800 1006 (miễn cước) để được tư vấn của chuyên gia NutriBaby. BẠN MUỐN TÌM HIỂU THÊM? BẤM VÀO ĐÂY!

Thu Loan

Vì sao giai đoạn ăn dặm trẻ dễ bị táo bón?

Thứ 6, 26/10/2018 | 08:00
Khi vào giai đoạn ăn dặm, trẻ bắt đầu tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, lúc này hệ tiêu hoá của trẻ lại chưa hoàn thiện. Các chế độ ăn thiếu chất xơ, uống không đủ nước, và đặc biệt là các loại đạm khó hấp thu là nguyên nhân chính khiến trẻ bị táo bón.

Chế độ ăn dặm khoa học nhất cho trẻ 6 tháng - 3 tuổi

Thứ 6, 15/06/2018 | 14:35
Chế độ ăn dặm phù hợp đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ có độ tuổi khác nhau sẽ có khẩu phần ăn về lượng, chất cũng như cách chế biến khác nhau.
Cùng chuyên mục

Quảng cáo iPhone 15 Pro khiến iFan "rụng tim"

Thứ 4, 15/11/2023 | 11:53
Một lần nữa, khả năng nhiếp ảnh của cặp iPhone 15 Pro cao cấp lại khiến người xem phải thán phục.

Từ iPhone 11 lên iPhone 15 Pro Max sẽ "đỉnh" cỡ nào?

Thứ 7, 28/10/2023 | 09:54
Nếu nâng cấp từ iPhone 11 lên iPhone 15 Pro Max, người tiêu dùng sẽ chứng kiến sự thay đổi đáng kinh ngạc.

Chủ động "nắn dòng" thông tin sai lệch

Thứ 5, 31/08/2023 | 14:34
Theo ông Nguyễn Thành Lợi, các tổ chức cần chủ động "nắn dòng" thông tin sai lệch, tuyên truyền bài viết có tính định hướng để lấn át những thông tin tiêu cực.

Cà Mau phổ biến các kênh truyền thông, quảng bá của tỉnh

Thứ 2, 15/03/2021 | 09:42
Đó là một trong những nội dung trong Văn bản số 1018 về việc phổ biến kênh truyền thông, quảng bá tỉnh Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Quân ký ban hành.
     
Nổi bật trong ngày

Người đàn ông câu được con cá dài 2,8m, nặng 295kg khi đang đọc sách

Thứ 6, 31/05/2024 | 14:58
Con cá to khỏe kéo thuyền đi 3km khiến người đàn ông phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ mới kéo được nó lên thuyền.

7 loại rau củ "ngậm" đầy độc tố, nhiều người không biết vẫn ăn

Thứ 7, 01/06/2024 | 08:30
Nhiều người vẫn thường xuyên ăn những loại rau củ này mà không biết chúng có thể chứa độc tố, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều.

Con cá chép được trả 1,4 tỷ đồng, người đàn ông vẫn quyết không bán

Thứ 7, 01/06/2024 | 13:00
Được trả gần 1,4 tỷ đồng cho con cá chép vàng quý hiếm dài 1,15 mét, người đàn ông vẫn quyết không bán.

Người đàn ông câu được con cá "siêu to khổng lồ" nặng 100kg

Thứ 7, 01/06/2024 | 17:00
Cần thủ người Anh đã phải xoay xở suốt 40 phút để kéo được con cá nheo khổng lồ nặng 100kg lên thuyền.

Cấp cứu bé 4 tuổi nuốt phải cúc áo

Thứ 6, 31/05/2024 | 17:00
Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa gắp thành công chiếc cúc áo có mấu trong thực quản bằng phương pháp nội soi tiêu hóa cho cháu bé 4 tuổi (trú tại xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy).