Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi

Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi

Thứ 2, 29/05/2023 | 16:28
0
Để đáp ứng nhu cầu về gạo ước đạt trên 42,2 triệu tấn trong năm 2023, châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn.

Việt Nam xuất khẩu gạo sang 54 quốc gia châu Phi

Vietnam+ dẫn thông tin dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng gạo của châu Phi trong niên vụ 2022/2023 dự báo đạt 24,3 triệu tấn, tăng 1,7% so với niên vụ 2021/2022; trong đó khu vực Bắc Phi ước đạt 3,6 triệu tấn, tăng 23,7% và khu vực châu Phi hạ Sahara ước đạt 20,7 triệu tấn, giảm 1,2%.

Ngoài ra, sản lượng gạo tiêu thụ và dự trữ toàn châu Phi trong năm 2023 đạt trên 42,2 triệu tấn, tăng hơn 570.000 tấn so với năm 2022; trong đó, khu vực Bắc Phi đạt khoảng 4,4 triệu tấn, tăng 50.000 tấn; khu vực châu Phi hạ Sahara đạt khoảng 37,5 triệu tấn, tăng 300.000 tấn.

Nhiều năm qua, mặc dù diện tích gieo cấy lúa tại châu Phi đã được mở rộng nhưng sản lượng gạo sau thu hoạch tại các nước thuộc châu lục vẫn ở mức thấp so với thế giới và bị hạn chế bởi một số yếu tố. Cụ thể như giống lúa chất lượng thấp, ít cải tiến, điều kiện thời tiết diễn biến thất thường, cơ sở hạ tầng canh tác nông nghiệp kém phát triển, nguồn lực hạn chế, dịch hại, quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản yếu kém... Nhìn chung, sản xuất gạo của châu Phi dự báo sẽ chưa bắt kịp được mức tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân và gia tăng dân số của khu vực.

Gạo nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực của châu Phi, bất chấp những nỗ lực hướng đến khả năng tự cung tự cấp của nhiều nước.

Theo báo Công Thương, để đáp ứng nhu cầu về gạo ước đạt trên 42,2 triệu tấn trong năm 2023, châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn, giảm 4,5%. Nguyên nhân giảm nhập khẩu là do từ nửa cuối năm 2022, nhiều nước tại châu lục đã chủ động nhập khẩu gạo để dự trữ, phòng trường hợp giá lương thực lại tiếp tục tăng do hệ lụy từ xung đột Nga – Ukraine kéo dài.

Trong thời gian tới, nguồn cung cấp gạo chính của châu Phi vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào các nước Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam. Chủng loại gạo nhập khẩu chính của các nước châu Phi bao gồm gạo thơm, gạo trắng và gạo tấm.

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam xuất khẩu gạo sang 54 quốc gia châu Phi với khối lượng đạt trên 600 nghìn tấn, trong đó, các thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất gồm Ghana, Bờ Biển Ngà, Senegal, Mozambique, Cameroon, Gabon, Tanzania, Ai Cập…

Thị hiếu tiêu thụ gạo của thị trường châu Phi: Gạo hạt dài, khi nấu rời hạt (không dính), gạo đồ, gạo thơm, trong khi với Ghana, Senegal, người dân lại thích gạo cứng.

Đối với thị trường châu Phi, định hướng phát triển thị trường của Việt Nam là củng cố thị phần các loại gạo trắng, hạt dài, rời hạt, gạo cứng, gạo đồ, gạo thơm… Đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường này bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh về giá, chất lượng và các điều kiện thanh toán, giao thương tại các nước châu Phi.

Hướng đến mốc 7 triệu tấn gạo xuất khẩu

Xuất khẩu gạo luôn là mặt hàng trọng điểm trong xuất khẩu nông sản nói riêng cũng như xuất khẩu nói chung của Việt Nam. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu, biến động địa - chính trị giữa các nước hay lạm phát gia tăng nhưng xuất khẩu gạo vẫn đạt được nhiều bước tiến đáng kể cả về số lượng và trị giá. Đặc biệt, việc giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang dẫn đầu các nước xuất khẩu gạo suốt nhiều tháng qua, các chuyên gia thương mại dự báo, kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2023 sẽ đạt khoảng 7 triệu tấn với giá trị kim ngạch ước tính khoảng 4 tỷ USD.

Kinh tế - Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi

 Gạo Việt Nam giữ giá cao nhiều tháng qua. Ảnh: Báo Nhân Dân

Theo báo Nhân Dân, để tạo điều kiện tối đa cho hoạt động xuất khẩu gạo, Bộ Công thương đang phối hợp các bộ, ngành, địa phương và đơn vị liên quan hoàn thiện, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo để hoàn thiện hành lang pháp lý cho cơ chế điều hành, thúc đẩy xuất khẩu.

Song song đó, triển khai tuyên truyền, phổ biến thực hiện Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trong công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc xuất khẩu gạo sang các thị trường; nhất là trong bối cảnh xu hướng gia tăng các rào cản kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay.

Đặc biệt, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của thương nhân để am hiểu đầy đủ, rõ ràng đặc biệt các quy định của Hiệp định thương mại tự do về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long tham vấn ý kiến, hoàn thiện nội dung và phương thức tổ chức Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và nhanh chóng triển khai thực hiện. Đề án đang được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội bứt phá xuất khẩu gạo ở phân khúc trên 1.000 USD/tấn, tiếp tục giúp gạo Việt Nam đạt thành tích cao hơn về giá.

Minh Hoa (t/h)

Chiến lược xuất khẩu gạo Việt Nam: Tăng giá trị, giảm khối lượng

Thứ 7, 27/05/2023 | 09:41
Với mục tiêu nâng cao giá trị gạo xuất khẩu, Việt Nam sẽ giảm khối lượng xuất khẩu đến năm 2030 xuống còn khoảng 4 triệu tấn với kim ngạch khoảng 2,62 tỷ USD.

Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước châu Phi

Thứ 6, 26/05/2023 | 08:50
Tham dự Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày châu Phi tại Hà Nội, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với các nước châu Phi.

Xây dựng chuỗi phát triển bền vững trong hợp tác thương mại hạt điều với châu Phi

Thứ 3, 13/12/2022 | 11:35
Đây là một trong những giải pháp bảo đảm nguồn cung hạt điều nguyên liệu cho Việt Nam được đưa ra tại tọa đàm “Hợp tác thương mại hạt điều với châu Phi và các giải pháp bảo đảm nguồn cung hạt điều nguyên liệu cho Việt Nam”.

Giá lúa mì tăng cao, châu Phi tìm kiếm loại hàng thay thế

Thứ 2, 09/05/2022 | 08:00
Xung đột Ukraine đang đe dọa đến nguồn cung lúa mì và ngũ cốc toàn cầu, đặc biệt đối với các nước Trung Đông và châu Phi như Ai Cập-nơi bánh mì là thực phẩm chủ yếu.
Cùng chuyên mục

Chính phủ đồng ý Luật Kinh doanh BĐS, Nhà ở có hiệu lực sớm 6 tháng

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:56
Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch.

Nông dân Bình Định chế “máy bay nông sản”, vươn tầm hội nhập

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:36
Rồng dài 9m đến xe đạp, tàu và cả máy bay được các nông dân Bình Định “chế tạo” từ chính nông sản của mình, nhằm đa dạng hóa, vươn tầm hội nhập, xuất khẩu.

Thanh Hóa: Thúc đẩy dự án đưa cây tre vươn ra thế giới

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:00
Dự án sản xuất ván tre OSB staBOO với sự hợp tác từ Công ty staBOO Holdings AG hứa hẹn sẽ giúp đưa các sản phẩm từ cây tre Thanh Hóa vươn ra thị trường thế giới.

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Elon Musk tìm ứng viên thứ 2 cấy chip não Neuralink, ai đủ điều kiện?

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:15
Dự án chip Neuralink của Elon Musk được cho là có kế hoạch thử nghiệm trên 11 người trong năm nay, và nhắm mục tiêu đạt hơn 22.000 người dùng vào năm 2030.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.

Việt Nam thúc đẩy sáng tạo số vì mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:00
Việt Nam đang có những bước chuyển mình quan trọng từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số, từ hạ tầng thông tin liên lạc sang hạ tầng nền kinh tế số và từ công nghệ thông tin sang công nghệ số nhằm tăng trưởng xanh và bền vững.

Giá vàng 17/5: Vàng SJC giảm nhẹ, mất mốc 90 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:46
Cùng chiều giảm của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước sáng 17/5 giảm nhẹ, trong đó vàng miếng SJC mất mốc 90 triệu đồng/lượng.