Việt Nam và cơ hội từ chiến lược “Trung Quốc +1”

Việt Nam và cơ hội từ chiến lược “Trung Quốc +1”

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Thứ 3, 24/05/2022 | 17:02
0
Lãnh đạo của các doanh nghiệp nước ngoài cho rằng, Việt Nam muốn thu hút vốn đầu tư trên thế giới cần tạo dấu ấn riêng biệt dựa trên những ưu điểm sẵn có của mình.

Sau hàng thập kỷ nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, tính đến thời điểm hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đã trở nên lớn mạnh. Sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc đồng nghĩa với việc nền kinh tế này sẽ dần mất dần đi những lợi thế để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp phương Tây, cụ thể như sẽ không còn là thị trường lao động rẻ nhất châu Á; các chính sách khuyến khích đầu tư liên quan đến thuế cho các doanh nghiệp phương tây bị xóa bỏ hoặc ưu đãi giảm dần; diện tích đất để phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế hoạt động sôi nổi bị thiếu hụt;…

Chiến lược “Trung Quốc +1” là một phương pháp các doanh nghiệp dùng để bảo hiểm rủi ro khi đầu tư vào Trung Quốc. Cụ thể, các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Trung Quốc sẽ mở rộng, đặt chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất sang các nước châu Á lân cận khác như: Thái Lan, Việt Nam, Indonesia hoặc Myanmar...

Những lợi ích mà Chiến lược “Trung Quốc +1” đem lại cho doanh nghiệp có thể kể ra gồm: Giảm chi phí, do chi phí nhân công tại các nước Đông Nam Á rẻ hơn so với chi phí nhân công tại Trung Quốc; hạn chế những rủi ro, sự đa dạng hóa sẽ giúp cho nhà sản xuất ít chịu rủi ro về gián đoạn chuỗi cung ứng, biến động tỷ giá và rủi ro về thuế; tiếp cận thêm nhiều thị trường mới, đang phát triển nhanh và sôi động.

Do đó, các vùng quốc gia lân cận hoặc những quốc gia có tiềm năng phát triển, nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác dài hạn trong tương lai sẽ thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp đầu tư đa quốc gia và nếu biết cách khai thác sẽ huởng nhiều lợi ích.

Chia sẻ tại Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam 2022 liên quan đến việc dịch chuyển dòng tiền của các nhà đầu tư hiện nay, ông Pao Jirakulpattana, Phó Chủ tịch Warburg Pincus, Singapore cho biết, căng thẳng về địa chính trị trên thế giới đang là vấn đề nổi bật.

Cụ thể, trước đây, nhà đầu tư có thể thoải mái lựa chọn địa điểm để đầu tư vì mọi thứ ổn định, cân bằng. Nhưng trong thời điểm hiện tại, sự lựa chọn của các nhà đầu tư không còn nhiều như trước.

Hiện tại, dòng vốn đầu tư nước ngoài đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, trong đó xu hướng “Trung Quốc +1” được dự báo sẽ có nhiều thay đổi khi Trung Quốc đang chuẩn bị đưa ra những gói kích thích kinh tế liên quan đến việc giảm thuế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Dòng vốn từ các nước khác vào Việt Nam có khả năng phân tán, khi mà Ấn Độ cũng đang nổi lên là một thị trường có sức hút với các nhà đầu tư.

Hồ sơ doanh nghiệp - Việt Nam và cơ hội từ chiến lược “Trung Quốc +1”

Ông Pao Jirakulpattana, Phó chủ tịch Warburg Pincus, Singapore nhận định dòng vốn đang có xu hướng dịch chuyển về thị trường Trung Quốc.

Ông Pao Jirakulpattana cho biết quỹ Warburg Pincus đã phát triển tại thị trường Trung Quốc trong 30 năm và chứng kiến đầy đủ những thăng trầm tại thị trường này. Hiện công ty đã có quy mô tương đối lớn với đầy đủ kho bãi, khu công nghiệp, trung tâm lớn.

Với sự hiểu biết sâu sắc và dài hạn về thị trường nước láng giềng của Việt Nam, Phó chủ tịch Warburg Pincus nhận định dòng vốn đang có xu hướng dịch chuyển về thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng mặc dù Trung Quốc luôn nổi lên là một thị trường sôi động, thu hút giới đầu tư nhưng khi đặt trong một bối cảnh đầu tư lớn hơn, đặc biệt khi trên thế giới có những căng thẳng thì khu vực ASEAN được đánh giá tương đối ổn định sẽ là khu vực tốt để thu hút các nhà đầu tư, các nhà đầu tư mới muốn khám phá. Và trong đó Việt Nam lại chính là một điểm đến lý tưởng. 

Ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C thì cho rằng: “Việt Nam không nhất thiết phải cạnh tranh với Trung Quốc, mà nên tạo sự khác biệt với Trung Quốc”.

Theo vị lãnh đạo của DEEP C, Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nền kinh tế tăng trưởng tốt và ổn định do đó Việt Nam không nhất thiết phải cạnh tranh với Trung Quốc mà có thể tự mình tạo điểm nhấn riêng biệt.

Không thể phủ nhận là đến thời điểm hiện nay, dù nhiều nhà đầu tư “rút chân” ra khỏi thị trường Trung Quốc nhưng đây vẫn được mệnh danh là công xưởng lớn của thế giới. Nhưng ông Bruno Jaspaert lại cho rằng “Việt Nam là quốc gia có vị trí tốt và nhiều lợi thế để trở thành người thắng cuộc trong việc đón nhận dòng vốn của xu hướng Trung Quốc + 1 này”.

Hồ sơ doanh nghiệp - Việt Nam và cơ hội từ chiến lược “Trung Quốc +1” (Hình 2).

Ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C phát biểu tại Diễn đàn.

Một nhược điểm tại thị trường Việt Nam mà ông Bruno Jaspaert chỉ ra là Việt Nam hiện đang là quốc gia có chi phí logistics cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sắp tới sẽ có đường cao tốc kết nối Trung Quốc với Việt Nam. Đây sẽ là một “bom tấn”, là giải pháp về logistics rất hiệu quả. Sẽ không cần phải quá vất vả để vận tải bằng đường biển hay chờ đợi container, mà chỉ cần thông qua giao thông đường bộ để đưa hàng hóa từ Việt Nam đến Trung Quốc.

Và vì thế, ngoài việc cải thiện chi phí logistics, ông Bruno Jaspaert còn nhấn mạnh rằng, Việt Nam hiện nay vẫn cần phải tập trung vào giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách để hút dòng vốn.

"Theo tôi, chúng ta cần phải thu hút và đầu tư để phát triển môi trường sống, phát triển dịch vụ, thương mại, để không chỉ các dự án mà cả con người cũng muốn đến và ở lại Việt Nam. Như thế, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ đa dạng và tác động tốt hơn nữa tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam”, vị lãnh đạo DEEP C chia sẻ.

Các khu công nghiệp “khát” người lao động hậu Covid-19

Thứ 4, 18/05/2022 | 09:00
Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, song tình trạng thiếu hụt người lao động đã đang tiếp diễn ở rất nhiều địa phương.

Ngược chiều "sóng" bất động sản công nghiệp ở hai miền Nam – Bắc

Thứ 7, 23/04/2022 | 20:00
Ngược với miền Bắc, giá thuê đất và nhà xưởng ở miền Nam tiếp tục đạt đỉnh mới, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Động lực lớn cho bất động sản khu công nghiệp năm 2022

Thứ 5, 10/02/2022 | 16:29
VNDirect cho rằng bất động sản khu công nghiệp sẽ duy trì sức hút với động lực kép trong 2022 là nhu cầu cao và đẩy mạnh mở rộng nguồn cung mới.
Cùng tác giả

Nghiệp làm xi măng của doanh nhân Nguyễn Công Lý

Chủ nhật, 02/06/2024 | 08:00
Giàu lên từ việc sản xuất xi măng và rồi sa sút cũng vì xi măng, Công ty Công Thanh từ đỉnh cao lợi nhuận cho tới vực sâu thua lỗ chỉ vì một bước đầu tư sai lầm.

3.172 nhà trọ tại Cầu Giấy không có lối tiếp cận cho xe chữa cháy

Thứ 7, 01/06/2024 | 12:39
Sau ngày 30/6, quận Cầu Giấy sẽ tạm đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy.

Dự án tái định cư hơn 700 tỷ đồng biến thành nơi trồng rau, nuôi vịt

Thứ 7, 01/06/2024 | 07:56
Nhằm phục vụ GPMB công viên Tuổi trẻ Thủ đô, đến nay dự án tái định cư tại Trần Phú lại ghi nhận cỏ dại mọc cao quá đầu, không có một bóng người sinh sống.

Sở hữu 2 mặt tiền, khu tái định cư vẫn bị bỏ hoang hơn thập kỷ

Thứ 6, 31/05/2024 | 09:43
Được dự kiến hoàn thành trong năm 2013, nhưng đến nay dự án căn hộ tái định cư N01-D17 Duy Tân vẫn nằm trơ trọi, rỉ sét nặng trên "đất vàng" giữa lòng Thủ Đô.

Quốc Cường Gia Lai phủ nhận liên quan với Tập đoàn Cao su Việt Nam

Thứ 5, 30/05/2024 | 21:42
Vì có nhiều thông tin sai lệch về dự án 39-39B Bến Vân Đồn, Quốc Cường Gia Lai phải lên tiếng để trấn an cổ đông, đối tác và bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp.
Cùng chuyên mục

Những phi vụ "giải cứu" bầu Đức

Thứ 2, 03/06/2024 | 07:00
3 năm sau khi tỷ phủ Trần Bá Dương dừng hợp tác với HAGL, bầu Thụy cùng bầu Đức đã có cái bắt tay lịch sử, kéo thị giá cổ phiếu HAG lên 80% kể từ cuối tháng 10/2023.

VEAM và niềm khắc khoải 6 năm không lên được sàn niêm yết

Chủ nhật, 02/06/2024 | 13:00
Năm 2018, VEAM lần đầu tiên trình ĐHĐCĐ về phương án niêm yết lên sàn HoSE. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn chưa thực hiện được kế hoạch này. 

Nghiệp làm xi măng của doanh nhân Nguyễn Công Lý

Chủ nhật, 02/06/2024 | 08:00
Giàu lên từ việc sản xuất xi măng và rồi sa sút cũng vì xi măng, Công ty Công Thanh từ đỉnh cao lợi nhuận cho tới vực sâu thua lỗ chỉ vì một bước đầu tư sai lầm.

Chủ tịch Chứng khoán Everest bị đình chỉ giao dịch 2 tháng

Thứ 7, 01/06/2024 | 16:25
Ông Nguyễn Hải Châu đăng ký mua 1,2 triệu cổ phiếu EVS từ ngày 8/11/2022 - 30/11/2022 nhưng lại thực hiện mua hơn 1 triệu cổ phiếu sớm hơn 1 ngày so với đăng ký.

Chủ tịch HĐTV Vinachem Nguyễn Phú Cường nghỉ hưu

Thứ 6, 31/05/2024 | 20:35
Trong thời gian lãnh đạo, ông Nguyễn Phú Cường đã đưa Vinachem từ thua lỗ nghìn tỷ kéo dài thành liên tục báo lãi kỷ lục giữa 2 năm khó khăn và thử thách.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 2/6: Vàng SJC giảm về mốc 83 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 02/06/2024 | 09:22
Giá vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm mạnh trong khi vàng SJC trong nước cũng điều chỉnh về mức 83 triệu đồng/lượng (bán ra).

Nghiệp làm xi măng của doanh nhân Nguyễn Công Lý

Chủ nhật, 02/06/2024 | 08:00
Giàu lên từ việc sản xuất xi măng và rồi sa sút cũng vì xi măng, Công ty Công Thanh từ đỉnh cao lợi nhuận cho tới vực sâu thua lỗ chỉ vì một bước đầu tư sai lầm.

Xuất khẩu thủy sản của Bạc Liêu tăng trưởng mạnh

Chủ nhật, 02/06/2024 | 13:05
Xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2024 có sự tăng trưởng mạnh, là điểm sáng giúp tỉnh Bạc Liêu lọt vào tốp đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm.

VEAM và niềm khắc khoải 6 năm không lên được sàn niêm yết

Chủ nhật, 02/06/2024 | 13:00
Năm 2018, VEAM lần đầu tiên trình ĐHĐCĐ về phương án niêm yết lên sàn HoSE. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn chưa thực hiện được kế hoạch này. 

Nhiều cơ hội cho cao su Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ

Chủ nhật, 02/06/2024 | 07:00
Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất nhập khẩu, trong tháng 4/2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 10 của Việt Nam, lượng và giá trị cao su xuất khẩu sang thị trường này tăng so với cùng kỳ năm 2023.