Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 10/6 đã hối thúc nhà chức trách y tế trên toàn thế giới cảnh giác với những triệu chứng ở người nhiễm virus corona gây suy hô hấp có nguồn gốc từ Trung Đông.
WHO đã ban hành một bộ hướng dẫn mới với các nước về khả năng virus này gây đại dịch, cảnh báo MERS cũng có nguy cơ lớn như các loại virus cúm gia cầm ở người, H5N1, xuất hiện một thập kỷ trước, và H7N9, được phát hiện tại Trung Quốc hồi tháng 3.
Virus này gần giống với virus corona gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) bùng phát 10 năm trước và có khả năng lây lan thành một đại dịch trên toàn cầu.
Andrew Harper - cố vấn đặc biệt của WHO về an ninh, y tế, môi trường đã nói với Reuters trong một cuộc họp báo ngắn: “Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt và rất quan ngại về ba loại virus này”.
Trong bộ hướng dẫn tạm thời, WHO cũng cho biết virus giống SARS - Corona - cũng có mức độ nguy hiểm “đáng báo động” như hai chủng virus cúm gia cầm mới là H5N1 và H7N9 - xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc tháng 3 năm nay.
Bản hướng dẫn tạm thời, dự kiến sẽ hoàn thiện vào cuối năm nay, tối giản còn 4 cấp báo động thay vì 6 cấp như trước nhằm giúp các nước linh hoạt hơn trong việc đánh giá rủi ro của dịch bệnh.
Theo WHO, nguy cơ lây lan virus MERS là rất cao và có khả năng lây lan ra khắp thế giới kèm theo các triệu chứng ho, sốt và viêm phổi. Loại vi rút này đã phát tán sang Anh, Pháp, Đức và Italia theo đường du lịch. Nhiều ca nhiễm bệnh đã được phát hiện tại Jordan, Qatar, Tunisia và các Tiểu vương quốc Arập thống nhất.
Các hành khách đã mang virus tới Anh, Pháp, Đức và Ý. Những người bị nhiễm virus cũng xuất hiện ở Jordan, Qatar, Tunisia và UAE. “Tất cả các nước trên thế giới phải đảm bảo nhà chức trách y tế biết về virus và những triệu chứng của bệnh này. Khi xuất hiện các trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân, cần nghĩ tới MERS”.
MERS-CoV, một họ hàng xa của virus SARS xuất hiện ở Saudi Arabia năm 2012, được xác nhận đã nhiễm cho 55 người trên toàn thế giới và khiến 31 người thiệt mạng, 40 trường hợp bị nhiễm là ở Saudi Arabia, nhiều trường hợp ở một bệnh viên tại tỉnh miền đông al-Ahsa. Mặc dù tổng số ca nhiễm chưa rõ là bao nhiêu nhưng virus này đã gây tử vong cho 60% người bị nhiễm.
Hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc MERS là ở đâu.
Dịch SARS: Bài học cảnh báo cho toàn thế giới Dịch SARS là môt dịch bệnh nguy hiểm đầu tiên đầu tiên mới nổi được ghi nhận trong thế kỉ 21. Sự tiến triển nhanh của bệnh cùng với đặc tính dễ lây lan đã gây lên sự hoang mang lo lắng tột độ cho những người phải tiếp xúc cũng như khu sống ần khu vực có người bệnh. Chỉ trong một thời gian ngắn, SARS đã lây lan ra 32 quốc gia, hơn 8.000 người đã mắc phải, 916 người đã tử vong. Không chỉ những người dân bình thường mắc phải mà rất nhiều những y bác sĩ cũng bị lây nhiễm, ở Hồng Kông 25% bệnh nhân là bác sĩ và điều dưỡng trong đó có cả 1 giám đốc điều hành bệnh viện, ở Việt Nam trong số 60 bệnh nhân bị mắc đầu tiên thì quá nửa là các nhân viên y tế. Thời điểm đó, toàn cảnh về dịch SARS quả thực là một bức tranh đáng sợ: các phòng cấp cứu và săn sóc đặc biệt đều chật cứng và quá tải. Các quốc gia tiên tiến, nơi có khả năng sản xuất các trang thiết bị y tế và bảo hộ, thì nhất định khư khư không xuất khẩu các phương tiện này ra khỏi biên giới nước mình, nhằm khi hữu sự khi bị SARS tấn công. |
> Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh
Duyên Trần