Virus SARS-CoV-2 tồn tại trên bề mặt bao lâu?

Virus SARS-CoV-2 tồn tại trên bề mặt bao lâu?

Thứ 7, 13/11/2021 | 11:08
0
Virus SARS-CoV-2 được đánh giá là vô cùng nguy hiểm và lây lan với tốc độ rất nhanh. Nhiều người lo ngại một trong những nguy cơ lây nhiễm virus là từ các bề mặt.

Giới chức Trung Quốc gần đây cảnh báo nguy cơ Covid-19 lây lan từ các bưu kiện hàng hóa sau khi 3 công nhân dương tính với virus SARS-CoV-2.

Cụ thể Bloomberg đưa tin, sau khi phát hiện 3 công nhân mắc Covid-19 tại công ty sản xuất quần áo trẻ em Haohui Ecommerce, ở tỉnh Hà Bắc (gần Bắc Kinh), giới chức Trung Quốc đã tiến hành xét nghiệm các kiện hàng để truy vết nguồn lây virus SARS-CoV-2. Kết quả, khoảng 300 gói hàng được kiểm tra đều cho kết quả âm tính.

Chính quyền địa phương kêu gọi người dân khử trùng các gói hàng, không chạm vào chúng và phải khai báo với cơ quan y tế địa phương nếu họ đã tiếp xúc với các bưu kiện. Các cảnh báo này được đưa ra mặc dù thực tế mọi người ít có khả năng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thông qua việc giao nhận hàng hoá thương mại, bao gồm cả những hàng hoá được vận chuyển qua bưu điện.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, Covid-19 chủ yếu lây lan qua các giọt bắn đường hô hấp từ những người bị nhiễm virus. Mọi người có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các bề mặt hoặc vật thể bị lây nhiễm, nhưng nguy cơ nói chung được coi là thấp.

"Khả năng người nhiễm bệnh lây nhiễm virus SARS-CoV-2 qua hàng hoá thương mại là rất thấp. Rủi ro nhiễm virus gây bệnh Covid-19 từ một kiện bưu phẩm hàng hoá phơi nhiễm và được vận chuyển ở các điều kiện và nhiệt độ khác nhau cũng rất thấp”, một tuyên bố của WHO cho hay.

Nguy cơ nhiễm Covid-19 từ bề mặt phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm mức độ phổ biến của nó trong cộng đồng; lượng virus mà một người bị nhiễm thải ra trên bề mặt và luồng không khí cũng như nhiệt độ trong phòng. Các yếu tố khác là thời gian từ khi virus rơi trên bề mặt và người chạm vào bề mặt đó, mức độ lây lan của virus từ bề mặt vào cơ thể người qua mũi, miệng hoặc mắt và tải lượng virus bao nhiêu mới gây ra lây nhiễm.

Các nghiên cứu chỉ ra Covid-19 không còn lây nhiễm sang người vài phút đến vài giờ sau khi virus rơi xuống các bề mặt xốp (chẳng hạn như bìa cứng) và trong nhiều ngày đến hàng tuần trên các bề mặt không xốp (chẳng hạn như đồng, thép không gỉ, và nhựa). Sau 3 ngày, Covid-19 thường không còn lây nhiễm trên bề mặt không xốp ở không gian trong nhà.

Những phát hiện ban đầu từ các nhà nghiên cứu tại đại học Hong Kong (Trung Quốc) đã phát hiện virus SARS-CoV-2 có tính ổn định cao trong thời gian dài ở nhiệt độ 4 độ C. Ở nhiệt độ phòng, loại virus này có thể tồn tại trong 7 ngày. “Đối với giấy in và khăn giấy, virus không có dấu hiệu sống sót sau khi nuôi cấy trong 3 giờ”, nghiên cứu cho biết.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng khi được xử lý bằng bất kỳ hình thức khử trùng nào, tất cả các bề mặt đều không tồn tại virus trong vòng 5 phút.

Tuy nhiên, những ước tính như vậy dựa trên các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và có thể không phản ánh môi trường thực tế với các yếu tố như thông gió, nhiệt độ và điều kiện môi trường có thể ảnh hưởng đến virus.

Theo khuyến nghị của CDC, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi Covid-19 là tiêm phòng. Đồng thời mọi người cần chủ động thực hiện một số biện pháp như: Đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên, làm sạch các bề mặt thường xuyên chạm vào hàng ngày, không tụ tập đông người, không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh; sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín; giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý,luyện tập thể thao …

Minh Hoa (t/h theo VOV, TTXVN)

Biến thể nguy hiểm hơn Delta: Thái Lan phát hiện trường hợp đầu tiên

Thứ 4, 27/10/2021 | 06:30
Thái Lan đã phát hiện trường hợp đầu tiên mắc biến thể AY.4.2. Trước đó, người này không có tiền sử đi ra nước ngoài.

Miễn dịch tự nhiên có đủ mạnh để bảo vệ bạn trước biến thể Delta?

Thứ 4, 06/10/2021 | 13:00
Nếu từng nhiễm Covid-19 bạn đã có miễn dịch với SARS-CoV-2. Vậy khả năng miễn dịch tự nhiên này có thể bảo vệ bạn trước biến thể Delta hay không?

WHO cảnh báo biến thể Delta là biến thể chủ đạo trong vài tháng tới

Thứ 5, 22/07/2021 | 19:47
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa lên tiếng cảnh báo rằng biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 sẽ trở thành biến thể chủ đạo, gây ra phần lớn các ca bệnh COVID-19 trên toàn thế giới chỉ trong vài tháng tới.

Chuyên gia và nhân viên khách sạn nhiễm biến thể gây bệnh tại Ấn Độ

Thứ 6, 30/04/2021 | 18:15
Chiều ngày 30/4, bộ Y tế cho biết, tất cả các mẫu xét nghiệm của các chuyên gia Ấn Độ và nhân viên khách sạn thuộc biến thể hiện đang lưu hành và gây bệnh tại Ấn Độ.
Cùng chuyên mục

Nữ diễn viên ballet gặp tai nạn “kinh hoàng” khi tập luyện

Thứ 7, 18/05/2024 | 21:30
Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh một nữ diễn viên ballet trẻ gặp tai nạn “kinh hoàng” trong khi tập luyện đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

9X Hồ Văn Vũ: Hành trình từ CEO đến nhà sáng tạo nội dung trên Tik Tok

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:56
Phía sau sự thành công của Tiktok tại thị trường Việt Nam, chính là những tư duy dám đột phá, dám hành động của nhiều con người, điển hình trong số đó là Hồ Văn Vũ - Đối tác phân phối sản phẩm Mỹ Phẩm Đông Anh Collagen X3 đồng thời là nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tik Tok.

Gia hạn thêm hàng trăm loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:23
Tính thêm các đợt 13 và 14, đến nay đã có khoảng gần 14.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn sử dụng đến ngày 31/12/2024.

Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt, rất sẵn ở vườn ai không biết "hơi phí"

Thứ 7, 18/05/2024 | 15:30
Hàm lượng carotene chứa trong loại rau này cao hơn 10 lần so với cà chua, dưa chuột.
     
Nổi bật trong ngày

Loài cá "cực độc" nhưng đại gia sẵn sàng bỏ cả chục triệu để thử một lần

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:25
Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đã ghi nhận, loài cá này có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác.

Rau muống đừng chỉ luộc, làm theo cách này cả nhà thích mê

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:45
Rau muống là loại rau quen thuộc với người Việt. Có vô vàn cách chế biến nhưng để làm sao rau không bị thâm đen sau khi nấu thì cần bỏ túi bí quyết này.

Bác sĩ người Nhật 61 tuổi trẻ như U30 nhờ bí quyết "không tốn một xu"

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Một bác sĩ tim mạch 61 tuổi gây chú ý nhờ ngoại hình trẻ như thanh niên 30 tuổi chỉ nhờ thói quen độc đáo tại nhà, khiến ai cũng ngỡ ngàng.

Chú rể “chơi lớn”, chi hơn 400 triệu đồng làm áo choàng cho cô dâu

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:30
Chú rể đã chuẩn bị “chiếc áo choàng” đặc biệt làm từ nhiều tờ tiền để tặng cô dâu trong ngày cưới khiến ai nấy đều bất ngờ.

Những bệnh thường gặp mùa nắng nóng và cách phòng tránh

Thứ 6, 17/05/2024 | 19:09
Thời tiết nắng nóng là cơ hội cho các loại virus, vi trùng sinh sôi phát triển, gây ra các bệnh dịch, đặc biệt là các bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp, ăn uống và tiếp xúc.