Vượt

Vượt "đêm trường" Covid, thương mại Việt Nam phục hồi trở lại

Lê Mạnh Quốc
Thứ 5, 02/12/2021 | 15:08
0
Trong 11 tháng vừa qua, cán cân thương mại hàng hóa ước xuất siêu 225 triệu USD và đang tiếp tục có những dấu hiệu tích cực trong những tháng cuối năm.

Theo Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 11 tháng do Bộ Công Thương công bố, cán cân thương mại hàng hóa tháng 11 tiếp tục có sự cải thiện khi ước tính xuất siêu 100 triệu USD (tháng 10 xuất siêu 2,85 tỷ USD). Tính chung 11 tháng, cán cân thương mại hàng hóa ước xuất siêu 225 triệu USD (10 tháng xuất siêu 160 triệu USD). 

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đang có những thuận lợi khi ta đang khai thác hiệu quả các Hiệp định FTA và nhu cầu thị trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm, đặc biệt là nhóm hàng Việt Nam có lợi thế.

Vượt khó, xuất khẩu tăng 17,5% trong 11 tháng

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tiếp đà phục hồi từ tháng 10, kim ngạch xuất khẩu tháng 11 tiếp tục có sự tăng trưởng do nhu cầu tăng trong dịp cuối năm. Kim ngạch xuất khẩu tháng 11 ước tính đạt 29,9 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước (tháng 10 tăng 6,8% so với tháng 9) và tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu tháng 11 tăng thấp hơn so với tháng trước chủ yếu do nhiều mặt hàng trong nhóm nông sản xuất khẩu giảm như: thủy sản, cà phê, chè, gạo, nguyên nhân do mới quay lại sản xuất nên các doanh nghiệp chưa khôi phục 100% công suất và thiếu hụt nhân công.

Trong khi đó nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu giảm như: máy vi tính, linh kiện điện tử, điện thoại, máy ảnh, máy quay phim... cũng đã ảnh hưởng nhiều đến mức tăng xuất khẩu của tháng.

Kinh tế vĩ mô - Vượt 'đêm trường' Covid, thương mại Việt Nam phục hồi trở lại

Trong 11 tháng, kinh ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước tính đạt 25,19 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2020. 

Tính chung 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 299,67 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 5,5%).

Xét về nhóm hàng và mặt hàng xuất khẩu, trong 11 tháng, kinh ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước tính đạt 25,19 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2020 do sự gia tăng cả về lượng và giá xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản.

Đối với nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 3,4 tỷ USD, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2020 chủ yếu là do sự gia tăng trong xuất khẩu than đá và xăng dầu các loại.

Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng vai trò quan trọng, đóng góp chính vào tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước đạt kim ngạch xuất khẩu 257,95 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 86,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước (10 tháng tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước) chủ yếu do sự trở lại hoạt động của các doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam sau hơn 3 tháng dừng hoạt động để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid -19.

Chỉ có số ít mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước, như: túi xách, vali, mũ, ô dù ước đạt 2,66 tỷ USD, giảm 5,4%; Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, giảm 0,4%.

Về thị trường xuất khẩu, trong 11 tháng năm 2021, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với kim ngạch ước đạt 84,77 tỷ USD, chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 50,47 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; Thị trường EU ước  đạt 35,7 tỷ USD, tăng 11,9% và chiếm 11,9% xuất khẩu của cả nước; Thị trường ASEAN ước đạt 25,89 tỷ USD, tăng 23,2%, chiếm 8,6% xuất khẩu cả nước; Thị trường Hàn Quốc ước đạt 19,98 tỷ USD, tăng 14,6%; Thị trường Nhật Bản ước đạt 18 tỷ USD, tăng 3%.

Nhìn chung, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường trọng điểm đều duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, trong đó có một số thị trường các doanh nghiệp xuất khẩu đã tận dụng được những lợi thế của các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu, như xuất khẩu sang EU, Hàn Quốc...

Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 11 ước tính đạt 29,8 tỷ USD, tăng 14% so với tháng trước đó (kim ngạch nhập khẩu tháng 10 giảm 1,7% so với tháng trước). Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 10,2 tỷ USD, tăng 12,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,6 tỷ USD, tăng 14,7%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11 ước tăng 20,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 20,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,9%.

Nhập khẩu tăng cao vào những tháng cuối năm do khôi phục SX nên các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ SX. Bên cạnh đó nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng cũng tăng cao phục vụ các dịp noel và đón năm mới.

Tính chung 11 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 299,44 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 103,31 tỷ USD, tăng 23,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 196,14 tỷ USD, tăng 29,9%.

Về nhóm hàng nhập khẩu, do sự hoạt động trở lại của nhiều doanh nghiệp sản xuất nên kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng cần nhập khẩu trong tháng 11 ước tính đạt 26,47 tỷ USD, tăng 13,2% so với tháng trước.

Tính chung 11 tháng, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này ước tính đạt 265,96 tỷ USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 88,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Kim ngạch nhập khẩu hầu hết các mặt hàng trong nhóm này trong 11 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm trước như: hạt điều tăng 153%; lúa mỳ tăng 98%; quặng và khoáng sản khác tăng 118,4%; dầu thô tăng 31,2%; xăng dầu các loại tăng 25,4%; khí đốt hóa lỏng tăng 72,4%; nguyên phụ liệu dệt may da giầy tăng 18,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 39,9%; dây điện và cáp điện tăng 21,4%...

Đối với nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu, trong 11 tháng, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này ước đạt 18,01 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng 17%; bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc tăng 29,5%, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ tăng 41,9%, Phế liệu sắt thép tăng 70,3%; Đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 61%...

Kinh tế vĩ mô - Vượt 'đêm trường' Covid, thương mại Việt Nam phục hồi trở lại (Hình 2).

Kim ngạch nhập khẩu dầu thô tăng 31,2% trong 11 tháng vừa qua. 

Về thị trường nhập khẩu, trong 11 tháng năm 2021, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 98,52 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 32,89% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Tiếp theo là các thị trường gồm: Hàn Quốc đạt 50,32 tỷ USD, tăng 20,3%; ASEAN đạt 36,96 tỷ USD, tăng 36,1%; Nhật Bản đạt 20,27 tỷ USD, tăng 10,1%; EU đạt 15,53 tỷ USD, tăng 18,2%; Hoa Kỳ đạt 14.24 tỷ USD, tăng 14,6%.

Thị trường trong nước nhộn nhịp trở lại 

Cũng theo Báo cáo, thị trường trong nước đã nhộn nhịp hơn, tại một số địa phương, nhiều chợ truyền thống được dần hoạt động trở lại với điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Chẳng hạn tại tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 19/11 đã 71,62% chợ truyền thống và 100% siêu thị hoạt động trở lại... Các hoạt động đi lại, lưu thông, phân phối hàng hóa được thuận lợi, thông suốt hơn; dịch vụ kinh doanh ăn uống mang về hoặc bán tại chỗ (tùy từng địa phương) cũng được hoạt động trở lại.

Trong tháng 11 nhiều hoạt động kích cầu tiêu dùng, tháng khuyến mại tập trung, ngày mua sắm black friday đã được tổ chức tại nhiều địa phương, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc làm giảm, thu nhập giảm nên nhu cầu mua sắm chưa thể tăng trở lại như những năm trước khi có dịch.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 11 ước tính tăng 6,2% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước

Do tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong những tháng trước đó, đã ở mức thấp (tăng trưởng âm), nhất là trong các tháng 5,6,7,8 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt là các địa phương lớn như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa (tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của các địa phương này chiếm tỷ trọng 50-60% của cả nước) nên tính chung 11 tháng năm 2021, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tính giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 11 tháng, bán lẻ hàng hóa vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất, ước tính chiếm 83,1%; lưu trú và ăn uống ước tính chiếm 8%; ngành du lịch chỉ chiếm 0,1% và các ngành dịch vụ khác chiếm 8,7%...

Những tín hiệu tích cực từ tình hình kinh tế xã hội 11 tháng đầu năm

Thứ 4, 01/12/2021 | 07:00
Các chỉ số sản xuất công nghiệp, tình hình đăng ký doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu... 11 đầu năm cho thấy kinh tế Việt Nam tiếp tục trên đà phục hồi.

Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 535 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 3, 30/11/2021 | 17:57
Standard Chartered dự báo năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu đạt 29.700 tỷ USD, Việt Nam là một trong 13 thị trường thúc đẩy tăng trưởng thương mại.

Lấy lại đà phục hồi, số lượng doanh nghiệp tăng mạnh trong tháng 11

Thứ 2, 29/11/2021 | 16:59
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 11 tăng khá so với tháng trước cả về số doanh nghiệp (tăng 44,6%), vốn đăng ký (tăng 38%) và số lao động (tăng 30,2%)
Cùng tác giả

Thông xe toàn tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt vào ngày 30/6

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:22
Bộ GTVT đang đốc thúc Ban Quản lý dự án, các doanh nghiệp thi công cao tốc Diến Châu - Bãi Vọt hoàn thành các hạng mục còn lại của dự án vào 30/6.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.

Cảng container Cái Mép được cho phép đón tàu hơn 214.000 DWT giảm tải

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:07
Sau 4 năm thử nghiệm, Bộ GTVT đã chính thức chấp thuận cho CMIT tiếp nhận tàu container có trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải.

Bộ GTVT ủng hộ nghiên cứu chuẩn bị đầu tư cao tốc Phủ Lý - Nam Định

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ GTVT cho rằng việc Thủ tướng giao UBND tỉnh Nam Định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Phủ Lý - Nam Định là có cơ sở.

Quảng Ninh dẫn đầu về Chỉ số Xanh cấp tỉnh, Hà Nội "đội sổ" top 30

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:52
Có 3 trong tổng số 5 thành phố trực thuộc Trung ương góp mặt trong top 10 địa phương xếp hạng Chỉ số Xanh cấp tỉnh cao nhất bao gồm: Đà Nẵng, Tp.HCM và Hải Phòng.
Cùng chuyên mục

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Lý do gì khiến vàng SJC tăng phi mã gần 90 triệu đồng/lượng?

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:30
Mức giá tưởng như chỉ có trong dự báo nhưng đã thành hiện thực, khi giá vàng miếng SJC chiều nay, 9/5, lên 89,5 triệu đồng/lượng, xô đổ mọi kỷ lục.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.