Xoay xở chuyển đổi công nghệ, doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó

Xoay xở chuyển đổi công nghệ, doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 5, 04/01/2024 | 10:37
0
Khi thị trường toàn cầu biến động, các tiêu chuẩn về công nghệ sản xuất càng là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp dệt may.

Đơn hàng cầm chừng, thêm tiêu chuẩn mới

Đầu năm 2024, khi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Tp.HCM tuyển dụng lao động, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan Tp.HCM nhận xét, đây có thể là dấu hiêu cho sự phục hồi nhẹ nhưng “chưa thể được xem là dấu hiệu lạc quan”.

Bởi lẽ, đối với doanh nghiệp dệt may trong nước, tình hình đơn hàng chưa có gì khởi sắc. Đa số doanh nghiệp cố gắng giữ ổn định việc làm để công nhân có thể có lương thưởng đón Tết Nguyên đán sắp tới.

"Doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trong năm qua tìm mọi cách xoay xở để có đơn hàng, duy trì việc làm, hạn chế tối đa phải sa thải công nhân. Trong thực tế, áp lực tìm kiếm đơn hàng đối với ngành dệt may, da giày trong năm nay là rất lớn, cạnh tranh nhiều, nhưng không thể bỏ cuộc. Quan trọng ổn định việc làm, thu nhập cho công nhân trước tết, sau đó tính tiếp", ông Hồng nói.

Không chỉ hàng tồn các thị trường chính (Mỹ, châu Âu) cao khiến nhu cầu giảm, đơn hàng giảm, ngành may mặc, da giày còn đối mặt với nhiều thách thức trong chuyển đổi xanh. Đặc biệt, trong bối cảnh các thị trường lớn như khu vực EU siết chặt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

Các hiệp định thương mại thế hệ mới đang đặt ra thách thức lớn với các yêu cầu khắt khe về tăng trưởng xanh. Thống kê quý 4/2023 của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, có đến 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh.

Thế nên, trong năm 2024, khi kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu tăng nhưng việc cạnh tranh lấy được đơn hàng may xuất khẩu sang thị trường EU vẫn còn nhiều thách thức.

Chia sẻ ở góc độ doanh nghiệp, bà Lê Nguyên Trang Nhã - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Viking Việt Nam cho biết, mặc dù đơn hàng khó khăn, nhưng những yêu cầu, tiêu chuẩn của thị trường đặt ra ngày càng nhiều và khắt khe hơn. Doanh nghiệp đã phải rất nỗ lực mới có thể tồn tại và vượt qua được khó khăn, đảm bảo được thu nhập cho người lao động.

Lãnh đạo doanh nghiệp đã phải chủ động lăn xả nhiều hơn các năm trước gấp 5-10 lần. Theo đó, chủ động trực tiếp tham gia các hội chợ để tìm kiếm khách hàng, chủ động học hỏi, xây dựng 2-3 kế hoạch dự phòng trong trường hợp không đủ đơn hàng để xoay sở duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp trong thời kỳ đang có rất nhiều sự chuyển biến.

Báo cáo năm 2023 của Viện Nghiên cứu và Chính sách (VEPR) cũng cho thấy dự báo mất vị thế dẫn đầu về xuất khẩu các mặt hàng dệt may, da giày. Lý do là, sau đại dịch, xu hướng đầu tư nước ngoài, hoạt động ngoại thương toàn cầu và xu hướng tiêu dùng ở những nền kinh tế phát triển đã có sự thay đổi nhanh chóng.

Theo đó, người tiêu dùng không còn quá chú trọng đến yếu tố “ngon - bổ - rẻ”, mà yêu cầu quá trình sản xuất phải bảo đảm các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn, giảm phát thải khí carbon...

Các chính phủ cũng đặt ra nhiều yêu cầu, tiêu chuẩn về sản xuất, buộc doanh nghiệp sản xuất hàng hóa phải đáp ứng. Với những nền kinh tế phát triển, những yêu cầu, tiêu chuẩn này không khó, nhưng với nền kinh tế mới bắt đầu vào giai đoạn phát triển như Việt Nam thì là thách thức rất lớn.

Linh hoạt chủ động thích ứng

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2023 là năm khó khăn nhất của ngành dệt may Việt Nam từ trước đến nay. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu dệt may năm nay chỉ đạt khoảng 40,3 tỷ USD, tương đương với giá trị xuất khẩu của năm 2021, giảm 9,2% so với năm ngoái.

Nhưng trong khó khăn vẫn có điểm sáng. Đó là năm nay, lần đầu tiên hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu đến 104 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo bà Mai, các doanh nghiệp dệt may đã rất nỗ lực, bằng mọi cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng, chấp nhận làm những đơn hàng không lãi để tồn tại, duy trì lao động, để cho dòng tiền vẫn chảy.

Để đạt được các tiêu chuẩn xanh hóa là thách thức lớn của các doanh nghiệp dệt may vì 80% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp thiếu vốn để đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh như xử lý nước thải, sử dụng năng lượng tái tạo…

Nhiều doanh nghiệp hoang mang khi thấy có quá nhiều quy định cho việc chuyển đổi xanh như Chứng chỉ LEED, Quy định về Thẩm định chuỗi cung ứng (Due Diligence),...

Phân tích sâu hơn, TS. Huỳnh Thanh Điền, chuyên gia ngành dệt may cho rằng, các doanh nghiệp dệt may đã nhận thức được vấn đề cần phải chuyển đổi để tồn tại. Đó chính là động lực để cho các doanh nghiệp có quyết tâm và tìm ra được giải pháp để vượt qua khó khăn, thách thức.

“Triển vọng kinh tế năm 2024 sẽ phục hồi tốt, do hiện nay Chính phủ đang mở rộng chính sách tài khóa và tiền tệ, việc này sẽ giúp kích thích đầu tư. Triển vọng thu nhập và tiêu dùng sẽ tăng trở lại khi đó nhu cầu hàng dệt may sẽ tăng”, ông Điền nói.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Chính sách (VEPR) nhấn mạnh: “Chúng ta không thể cạnh tranh bằng lương nhân công giá rẻ, nên phải cạnh tranh bằng cách đáp ứng quy trình sản xuất của nhà nhập khẩu, như giảm phát thải carbon, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đáp ứng các yêu cầu về lao động, bảo vệ người lao động, an toàn vệ sinh lao động, xuất xứ hàng hóa...”

Tham vọng lớn năm 2024, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD

Chủ nhật, 17/12/2023 | 08:29
Thị trường đang “ấm dần” khi dịp Noel và năm mới đến gần, sức mua tại nhiều thị trường quốc tế dần tăng.Năm 2024, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Doanh nghiệp dệt may nỗ lực đổi mới trước khó khăn xuất khẩu

Thứ 2, 13/11/2023 | 14:00
Để phục hồi kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp dệt may đã nỗ lực nhiều cách để tìm đơn hàng, duy trì sản xuất với chiến lược linh hoạt.
Cùng tác giả

Chủ tịch UBND Tp.HCM Phan Văn Mãi: Phân vùng đô thị Tp.HCM sẽ có 5 khu

Chủ nhật, 19/05/2024 | 22:03
Phân vùng đô thị của Tp.HCM trong sửa đổi quy hoạch lần này có 5 khu. Tại mỗi khu vực, phải hình thành khu đô thị hoàn chỉnh, đáp ứng ít nhất 60% chức năng tại chỗ.

UBND Tp.HCM có 2 tân Phó Chủ tịch, 1 ủy viên

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:22
Công tác nhân sự được HĐND Tp.HCM thực hiện tại kỳ họp thứ 15 với nhiều quyết định quan trọng đối với bộ máy UBND Tp.HCM.

HĐND Tp.HCM họp chuyên đề, xem xét quy hoạch và công tác nhân sự

Chủ nhật, 19/05/2024 | 10:35
Tại kỳ họp này, HĐND thành phố Hồ Chí Minh sẽ thảo luận và quyết định nhân sự của UBND thành phố theo yêu cầu quy định của pháp luật.

Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Báo chí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:39
Sau 5 năm đi vào hoạt động, Trung tâm Báo chí Tp.HCM đã trở thành cầu nối hữu hiệu giữa chính quyền Thành phố với báo chí và người dân.

Lần đầu tổ chức Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế Tp.HCM

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:31
Lễ hội Sâm và Hương liệu dược liệu quốc tế Tp.HCM 2024 nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy giao lưu thương mại, góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa Việt Nam nói chung,
Cùng chuyên mục

Tây Ninh: Công bố chuỗi sự kiện quan trọng lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:20
Chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh trị giá trên 2.500 tỷ đồng, được áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bình Thuận: Dự án kè sông Cà Ty tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:00
Dự án kè sông Cà Ty được triển khai thực hiện sớm, góp phần tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị Tp.Phan Thiết.

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giải pháp để thúc đẩy, thu hút khách du lịch

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:00
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu đường bờ biển dài hơn 300km với bãi cát thoải, nước biển trong xanh, khí hậu ôn hoà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Tại sao vàng thế giới bật tăng, SJC lại “đứng im”

Thứ 7, 18/05/2024 | 19:30
Giá vàng trên thị trường thế giới liên tiếp bật tăng, trong khi đó, giá vàng SJC trong nước đi ngang quanh ngưỡng 90 triệu đồng/lượng bán ra. Lý do tại sao?

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.

Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước.