Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Uông Hải Yến
Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
0
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Như đã phản ánh trong bài viết trước: Nhiều trẻ mắc bệnh sởi do phụ huynh “tẩy chay” tiêm chủng?, hai tháng gần đây, số ca mắc bệnh sởi vào bệnh viện Nhi Trung ương đang tăng cao. Đa số các ca bệnh đều do trẻ chưa được cha mẹ cho đi tiêm phòng.

Theo thống kê của khoa Truyền nhiễm (bệnh viện Nhi Trung ương), từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận gần 500 trẻ bị mắc sởi và hầu hết là các trẻ chưa được tiêm chủng. Đặc biệt, thời gian gần đây, có những ngày khoa Truyền nhiễm của bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 10-12 ca trẻ mắc sởi phải nhập viện. 

Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Không chỉ trên mạng xã hội, ngoài đời thực, nhiều cha mẹ cũng đã có những trả lời bất ngờ. Nguyên nhân sâu xa và lý do gì khiến họ có cái nhìn tiêu cực này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trò chuyện với một số phụ huynh có con nhỏ để làm rõ.

Sức khỏe - Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ 'chất độc vào cơ thể'

Nhiều phụ huynh ở thành phố có xu hướng không muốn cho con tiêm vắc-xin sởi.

Chị Lê Hiếu, một người có 2 con nhỏ (Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội) cho biết: "Nhiều bà mẹ đã chú ý tới việc tiêm chủng của con và sởi cũng là lưu tâm rất lớn nên chả có bà mẹ nào bỏ qua, nếu có thì rất ít. Thực ra, tiêm vắc-xin là tiêm chất độc vào cơ thể với liều lượng nhỏ đủ để cơ thể phản ứng nên thực tế một số người không muốn cho con mình tiêm, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng qua thực tế, chúng ta phải tỉnh táo nhận ra việc nếu không tiêm thì trẻ dễ tử vong. Tôi nghĩ là các bà mẹ thành phố vẫn quan tâm tiêm cho con, có chăng là họ không chú ý lịch tiêm cho con em mình hoặc quên các mũi tiêm nhắc lại.

Thường bố mẹ do bận mải nhiều việc lu bù nên hay bị quên các mũi tiêm nhắc lại. Vì có thể có mũi cách nhau từ 1 đến 2 năm, sởi có nhiều mũi nhắc lại lắm. Ở thành phố cũng có kiểu nhắc như vậy, không riêng gì nông thôn. Tuy nhiên, thành phố giống nông thôn ở chỗ là nếu tiêm cho con mà không may bị sốc thuốc thì họ không dám cho con họ đi tiêm nữa, nhưng là tiêm loại 5,6 trong 1. Chứ với tiêm vắc-xin sởi chỉ nghe nói biến chứng tử vong là nhiều thôi".

Cùng quan điểm trên, chị Thạch Thảo (Xã Đàn, Hà Nội) cho rằng: “Ban đầu tôi có đọc và tham gia một số hội nhóm các bà mẹ bỉm sữa để chia sẻ kinh nghiệm về chăm sóc và nuôi con. Có nhiều bà mẹ bảo không cho con đi tiêm vắc-xin vì như vậy là tự hại con mình, đem chất độc vào cơ thể khiến con bị ảnh hưởng. Tiếp nữa là dù có tiêm vắc-xin thì con trẻ vẫn có nguy cơ mắc phải hay bị lại nên tôi không có ý định cho bé đi tiêm. Nhưng khi có con thì việc cân nhắc giữa tiêm và không tiêm vắc-xin cũng như thấy hậu quả của việc không tiêm cho con trẻ sau trận bùng phát sởi xảy ra cách đây mấy năm, tôi đã thấy sợ. Nếu không tiêm đủ hay không tiêm nhắc lại thì trẻ cũng dễ bị bệnh như thường.”

“Trước đó, các phòng tiêm chủng đều khá vắng vì dân mình vẫn không có thói quen tiêm phòng đâu. Sau khi có nguy cơ bùng phát dịch sởi, người ta mới đưa con đi tiêm nhắc lại đông nghẹt thở. Tới giờ, phòng tiêm nào cũng đông hết. Người dân vì sợ mà ý thức phải tiêm phòng. Có điều, chắc sau sự cố các bé bị sốc thuốc mở rộng 5 trong 1 thì mình không tin thuốc mở rộng nữa. Con mình chích ngừa dịch vụ tuy đắt nhưng yên tâm hơn”, chị Loan Trần (TP.HCM) chia sẻ thêm.

Để chủ động phòng bệnh sởi, bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc-xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc-xin phòng sởi.
2. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
3. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Bài tiếp theo: Tin trào lưu “ngu xuẩn” trên mạng, cha mẹ đặt con vào “cửa tử”

Hơn nửa số bệnh nhi mắc sởi điều trị tại BV Nhi chưa đến tuổi tiêm phòng

Thứ 6, 27/04/2018 | 11:23
Tính từ đầu năm 2018 đến nay, khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị hơn 70 trẻ mắc bệnh sởi, trong đó hơn 85% chưa được tiêm phòng bệnh này. Đáng chú ý là trong số các bệnh nhi chưa tiêm phòng sởi có hơn một nửa chưa đến tuổi tiêm phòng. Hiện có 7 cháu vẫn đang điều trị tại Khoa.

7 nguyên tắc vàng đối phó với bệnh sởi trước nguy cơ bùng phát

Thứ 5, 09/11/2017 | 09:08
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra, người dân cần lưu ý 7 nguyên tắc vàng để đối phó với bệnh sởi trước nguy cơ bùng phát thành dịch.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Cùng chuyên mục

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai về vụ gần 500 người bị ngộ độc thực phẩm

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:31
Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm làm trưởng đoàn, đã làm việc với Sở Y tế về vụ gần 500 người ngộ độc thực phẩm tại thành phố Long Khánh.

Vụ ngộ độc do ăn bánh mì tại Đồng Nai: Giám định mẫu thức ăn

Thứ 6, 03/05/2024 | 18:31
Công an vào cuộc điều tra vụ gần 500 người bị ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai, tiến hành lấy mẫu thức ăn để giám định nhằm xác định nguyên nhân.

Vụ ngộ độc do ăn bánh mì tại Đồng Nai: Số ca nhập viện lên tới 469 người

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:43
UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu, khẩn trương khắc phục hậu quả vụ ngộ độc thực phẩm đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại thành phố Long Khánh.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Y tế cơ sở là trụ cột của hệ thống y tế

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:21
Người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh, đại bộ phận cán bộ y tế cơ sở đang không ngừng làm việc để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản của người dân.

Người mẹ sững sờ khi biết mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Sau khi làm các xét nghiệm di truyền bác sĩ kết luận con của chị Nguyên bị loạn dưỡng cơ Duchenne, các cơ sẽ yếu dần đi…
     
Nổi bật trong ngày

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Y tế cơ sở là trụ cột của hệ thống y tế

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:21
Người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh, đại bộ phận cán bộ y tế cơ sở đang không ngừng làm việc để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản của người dân.

Thứ “nhìn sợ khiếp vía” nhưng là đặc sản hiếm có, giá 700.000 đồng/kg

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:25
Loại đặc sản này trông đáng sợ nhưng thực chất lại thơm ngon và bổ dưỡng, mấy năm gần đây rất được người dân thành phố ưa chuộng.

Chuyên gia chỉ ra mẹo hay phân biệt thịt bò thật, giả cực kỳ chính xác

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:26
Theo các chuyên gia, khi dùng tay miết miếng thịt, nếu thấy có màu đỏ dính ra tay thì chắc chắn đó là thịt bò giả.

Nước trà qua đêm đừng vội đổ đi làm theo cách này công dụng tuyệt vời

Thứ 6, 03/05/2024 | 19:30
Nhiều người có thói quen uống trà nhưng nếu để đến ngày hôm sau nước trà vàng đỏ thường sẽ bỏ đi mà không biết thử làm mẹo hay này để áp dụng.

Đồng Nai: Diễn biến mới vụ nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Thứ 6, 03/05/2024 | 05:09
Sau khi ăn bánh mì tại một cơ sở ở thành phố Long Khánh, nhiều người nhập viện với tình trạng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…