1. Biện pháp hạ nhiệt, chữa đau lưng bằng đậu phụ lạnh
Lấy một miếng đậu phụ lạnh (để trong tủ lạnh) cắt ngang cho vào miếng vải bóp nát, trên đậy một miếng vải khác để lên chỗ đau. Để yên độ 15 phút. Đậu phụ nóng dần do nhiệt cơ thể và hút hết nhiệt gây viêm tại vùng lưng đau. Khi đậu nóng lên, thay miếng khác.
Cách chữa đau lưng bằng đậu phụ lạnh này giúp các cơ ngừng co giật trong cơn đau cấp. Sau 2 -3 ngày, có thể dùng lá ngải cứu khô rang muối bọc trong miếng vải chườm nóng để tăng lưu thông tuần hoàn tại nơi đau.
2. Chữa đau lưng tại nhà bằng bàn chải tắm
Phương pháp trị đau lưng này rất đơn giản. Các sợi lông bàn chải có tác dụng kích thích như kim châm vào các huyệt vị trong phạm vi rộng. Phương pháp kích thích này so với châm cứu tương đối nông cạn và ôn hòa nhưng nhờ có đồng thời luyện tập cho da nên làm cho máu lưu thông giống như mát – xa.
Cách thực hiện:
– Dùng bàn chải có cán, chà mặt bàn chải vào chỗ đau (giống như dùng bàn chải chà quần áo). Chà khắp cả phần thắt lưng từ trên xuống dưới. Nếu dùng bàn chải bằng lông lợn sẽ dễ chịu và ít bị xây xát hơn so với sợ nilon thông thường.
– Thực hiện trong 3 phút, thấy da ửng hồng là vừa. Nếu cảm giác da hơi đau tức là quá mạnh.
3. Chữa đau lưng tại nhà bằng cách tác động vào vùng phản xạ lòng bàn chân
Đối với những người bị bệnh đau lưng mãn tính, từ bên mép trong của lòng bàn chân, cho đến phía ngón chân út rộng khoảng 5 cm thường hay xuất hiện phản xạ đau khi ấn xuống. Đó là vùng phản xạ cột sống và lưng.
Hàng ngày, sau khi tắm xong hoặc trước khi đi ngủ, dùng nắm tay hoặc quả chùy, gõ vào lòng bàn chân. Mỗi ngày gõ 1 – 2 lần, mỗi lần 3 phút. Áp dụng với cả 2 bàn chân. Lúc đầu có thể cảm thấy đau, có thể khiến người ta nhảy cẫng lên. Dần dần sẽ cảm thấy dễ chịu. Sau đó ít lâu, cảm giác đau sẽ hết và đau lưng cũng giảm dần.
4. Trị bệnh đau lưng ở người cao tuổi bằng kích thích huyệt “dũng tuyền” ở lòng bàn chân
Thận không chỉ có chức năng cơ quan tiết niệu mà còn có liên quan đến hệ thống tiết kích thích tố, hệ thống sinh dục và điều tiết tân dịch. Khi chức năng của thận suy giảm, sự lưu thông của tân dịch bị ngưng trệ làm cho làm cho lưng, chân tay lạnh, thắt lưng đau mỏi.
Để chữa đau lưng, hãy kích thích các huyệt vị trên kinh lạc “thận kinh” làm cho thận khỏe trở lại. Những người bị đau lưng mãn tính khi ở nhà có thể dùng nắm tay đấm đập hoặc dùng lực ấn bóp vào huyệt Dũng tuyền – nơi xuất phát điểm của thận kinh.
Ngoài ra, khi đứng nấu ăn có thể chà lòng bàn chân vào bắp chân khác để kích thích huyệt đạo. Đau lưng sẽ giảm nhẹ.
5. Dùng cao Rắn hổ mang và các loại thảo dược quý để chữa đau lưng tại nhà
Để chữa đau lưng, hồi phục chức năng của thận, hãy kết hợp dùng các vị dược liệu Ngưu tất, Đương quy, Thiên niên kiện, Dây đau xương, Hy thiêm… Chúng có tác dụng bổ can thận, khử phong thấp, mạnh gân cốt, giúp giảm đau lưng, nhức mỏi gân cơ, co quắp, tê mỏi tay chân.
Trong khi đó, Rắn hổ mang lại được cha ông ta dùng hàng nghìn năm nay để bồi bổ xương khớp, mạnh gân cốt, chữa đau nhức thần kinh, thấp khớp, bại liệt. Những nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng cao Rắn hổ mang cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu: acid amin, canxi, magie, vitamin A, D.. để tổng hợp Proteoglycan, thành phần căn bản của sụn khớp giúp nuôi dưỡng khớp khỏe và đảm bảo cấu trúc bền vững của sụn khớp, đốt sống lưng.
Dựa trên yếu tố an toàn, hiệu quả, nhà sản xuất uy tín, nhiều người bệnh đau lưng đã lựa chọn sử dụng sản phẩm kết hợp cả Rắn hổ mang và thảo dược để chữa trị chứng đau lưng tại nhà.
Khi kiên trì sử dụng đều đặn cao Rắn hổ mang và thảo dược sẽ giúp hạn chế tối đa các cơn đau lưng, giảm tái phát đau lưng mạn tính. Ngoài ra, trong tình trạng đau lưng cấp, hãy xoa bóp vùng đau nhức bằng cao xoa từ nọc Rắn hổ mang và các loại tinh dầu 2 -3 lần/ ngày. Cơn đau lưng sẽ không thể làm phiền bạn được nữa.
Chữa đau lưng không hề khó nếu bạn kết hợp làm theo những cách trên. Để hạn chế tối đa tỉ lệ nhập viện và tần suất dùng tân dược giảm đau chống viêm để chữa đau lưng, hãy tích cực sử dụng phương pháp bồi bổ xương khớp, gân cơ từ Rắn hổ mang và các vị thảo dược quý, kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn hơn.
Bạn đọc có thể gọi đến 1900 63 64 68 – tổng đài tư vấn sức khỏe xương khớp để được hướng dẫn chi tiết.
Tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh xương khớp tại:https://benhxuongkhop.vn/
Xem thêm: Đau lưng là bệnh gì? Nguyên nhân gây đau lưng và những lưu ý để giảm đau lưng hiệu quả
Dược sỹ Nguyễn Phượng