1 lọ tinh dầu đã hỏng, 33 năm chịu oan và 1 lời xin lỗi muộn màng

1 lọ tinh dầu đã hỏng, 33 năm chịu oan và 1 lời xin lỗi muộn màng

Trương Ngân Hà

Trương Ngân Hà

Thứ 7, 27/01/2018 20:30

Chắc hẳn ông Nguyễn Lâm Sáu (SN 1940, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) không bao giờ nghĩ cuộc đời mình sẽ bước sang trang khác, tăm tối hơn, mệt mỏi hơn chỉ vì 1 lọ tinh dầu cam (đã hỏng).

Trước kia, như báo chí đã đưa tin, ông Nguyễn Lâm Sáu được điều vào làm kĩ sư nông nghiệp tại nông trường Ea Kao tỉnh Đắk Lắk vào năm 1977. Đến năm 1980, ông viết đơn tố cáo cấp trên tham nhũng và làm nhiều chuyện sai trái. Đoàn thanh tra của tỉnh Đắk Lắk tiến hành điều tra, phát hiện một số sai phạm của lãnh đạo nông trường, nhưng trong khi việc xử lý chưa được tiến hành thì vợ chồng ông Sáu đã bị buộc thôi việc (không lý do) và chịu nhiều cực khổ trong cuộc sống, theo Infonet.

Sau đó, ông Sáu bị bắt vào ngày 14/11/1985 vì trong nhà chứa “65 Mly đựng dầu cam (đã hư)”. Trong biên bản bắt, khám xét ghi rõ nghề nghiệp của ông Sáu là “buôn bán”, can tội “buôn bán hàng trái phép”.

Xi nhan Trái Phải - 1 lọ tinh dầu đã hỏng, 33 năm chịu oan và 1 lời xin lỗi muộn màng

Sau 33 năm chịu oan, ông Nguyễn Văn Sáu được công khai xin lỗi. 

Hóa ra, món đồ vật hết sức nhỏ bé cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến số phận, sinh mạng chính trị của từng cá nhân. Chẳng ai có thể ngờ chỉ vì 1 lọ tinh dầu đã hỏng mà ông Sáu bị bắt tạm giam tổng cộng 9 ngày và mang thân phận bị can suốt từ đó tới ngày được “giải oan”.

Cụ thể, vào lúc 8h sáng 25/1/2018, Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức buổi công khai xin lỗi ông Sáu. Tại đây, một trong những người có vi phạm trong hoạt động điều tra đã đứng ra gửi “lời xin lỗi sâu sắc” đến ông đồng thời thừa nhận những sai sót của bản thân về việc sử dụng sai biên bản khám xét, lệnh tạm tha vào thời điểm đó.

Nhìn lại cuộc hành trình tìm lại danh dự của ông Sáu, bạn đọc không khỏi xót xa, thương cảm. Đáng ra qua giấy trắng mực đen, người ta đã có thể trả lại sự trong sạch cho ông Sáu sớm hơn, thay vì nhùng nhằng chừng ấy năm chờ đợi các cấp kiểm tra, xem xét (tới ngày 28/11/2013, ông Sáu mới nhận được Quyết định số 384/QĐ-GQKN của Công an tỉnh Đắk Lắk về việc giải quyết khiếu nại lần đầu).

Vẫn biết rằng, buổi xin lỗi kể trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ông Sáu – bởi sau hàng chục năm đằng đẵng khiếu kiện, khiếu nại tới cơ quan chức năng, cuối cùng ông cũng chứng minh được mình là người vô tội, từng bị bắt oan ở cái tuổi gần bát thập.

Nhưng thử hỏi, 1 lọ tinh dầu hỏng đổi lấy 33 năm sống mòn cùng oan ức; sự nghiệp dở dang, tổn thất về thời gian, tiền bạc và tinh thần liệu có thể bồi đắp dễ dàng bằng một câu xin lỗi? Dư luận sẽ coi việc ông bị buộc thôi việc, bắt bớ sau khi tố giác tiêu cực chỉ là một sự tình cờ hay “thử thách” dành cho người lên tiếng vì lẽ phải?

Thử hỏi suốt 33 năm qua, những người làm sai, bắt nhốt quá hạn đã bao giờ thấy cắn rứt lương tâm, đã bao giờ giật mình thảng thốt, đã bao giờ “tự thú” về sai lầm, về sự vô trách nhiệm của mình?

Suốt khoảng thời gian đằng đẵng ấy, có khi nào họ “rơi tõm” trong sự nghiệp, có khi nào họ bị tước đi danh dự bản thân, gia đình?

Cảm giác như, đáp án những câu hỏi này đã bày ra trước mắt…

Trương Chi

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.