Răng mọc lệch lạc, hô, móm, sai khớp cắn… là những vấn đề mà ai cũng có thể gặp phải dù ở bất kể lứa tuổi nào hay tình trạng răng miệng của bạn ra sao. Kể cả khi bạn chăm sóc răng tốt thế nào, răng của bạn có trắng sáng ra sao cũng không ngăn được những lời trêu ghẹo “xấu xí”. Chính vì vậy, niềng răng được tạo ra để giúp bạn vượt qua nỗi e ngại, tự tin hơn trong cuộc sống.
Tuy niềng răng không phải là thử thách quá đáng sợ nhưng nó là một quá trình khó khăn đòi hỏi một sự kiên trì, tỉ mỉ của cả bác sĩ và bệnh nhân để có một hàm răng mới đẹp như ý. Vì vậy, trước khi bắt đầu, hãy “thuộc lòng” những điều quan trọng sau đây, nó sẽ giúp bạn trải qua khoảng thời gian này một cách dễ chịu hơn đấy.
Mọi lứa tuổi đều có thể niềng răng
Rất nhiều người Việt Nam cho răng niềng răng chỉ thích hợp với trẻ em nhưng sự thực là, dù bạn có là một cậu bé 10 tuổi hay một nhân viên văn phòng 30 tuổi thì bạn vẫn có thể niềng răng. Khác biệt duy nhất chỉ là, ở độ tuổi nhỏ, cấu trúc xương và răng vẫn chưa ổn định, việc niềng răng sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng và dễ dàng hơn mà thôi.
Hiện nay, càng ngày càng có nhiều người lớn tìm đến với niềng răng với mong muốn thay đổi diện mạo của mình hơn. Nhiều người khi còn nhỏ cũng ý thức được giá trị của việc này nhưng gia đình không đủ điều kiện, họ chuyển sang niềng răng ở tuổi trưởng thành để sửa chữa những chiếc răng lệch lạc đang kìm hãm sự tự tin của họ.
Với những tiến bộ của nền nha khoa hiện nay, bạn cũng sẽ không phải quá lo lắng về tính thẩm mỹ khi niềng răng ảnh hưởng đến công việc. Nếu bạn là một người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng quan trọng, bạn có thể sử dụng các phương pháp niềng răng sử dụng khay trong, mắc cài mặt trong hoặc mắc cài pha lê.
Những phương pháp này vừa giữ nguyên được tác dụng như các loại mắc cài truyền thống vừa đem lại tính thẩm mỹ cao. Bạn sẽ không phải e ngại bị gọi là “răng sắt” vì có thể chính người đối diện cũng chẳng phát hiện ra bạn đang niềng răng nữa.
Răng thẳng không phải là tất cả
Hàm răng thẳng đều tăm tắp là mục tiêu chính của việc niềng răng nhưng đó không phải là tất cả những gì chúng ta có được. Trải qua quá trình lâu dài chăm sóc và chờ đợi, niềng răng không chỉ giúp bạn có một hàm răng mới đều đặn mà còn có thể khắc phục những vấn đề khắc về răng miệng như: sai lệch khớp cắn, chảy máu chân răng, thừa lưỡi... .
Đó chính là lý do vì sao khi bạn đến tham gia tư vấn, bác sĩ nha khoa đều kiểm tra rất kỹ và đưa ra nhiều câu hỏi về tình hình răng miệng của bạn. Hãy kiên nhẫn và trả lời một cách trung thực, họ chỉ đang muốn có một đánh giá toàn diện và tốt hơn cho bạn mà thôi.
Đừng nên bị ám ảnh bởi niềng răng vô hình
Học sinh, sinh viên, những người đã đi làm là những đối tượng hàng ngày phải giao tiếp với mọi người xung quanh rất nhiều vì vậy họ luôn muốn ngoại hình của mình trông lúc nào cũng phải tuyệt nhất. Chính vì vậy, nhiều người khi đi niềng răng đều muốn sử dụng loại niềng khiến người đối diện khó nhận ra nhất.
Điều này vô hình chung khiến các nha sĩ cảm thấy rất khó xử bởi không phải tất cả mọi ca bệnh đều có thể sử dụng những phương pháp như niềng răng khay trong, niềng mặt trong, niềng pha lê… .
Vì vậy, hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ thay vì khăng khăng làm theo ý mình nếu như bạn không muốn tốn thêm tiền và thời gian cho việc thay đổi phương thức niềng.
Từng trường hợp răng sẽ có chi phí và thời gian khác nhau
Vậy nên đừng thắc mắc nếu như người khác niềng răng hết 2 năm nhưng bạn có thể chỉ mất 15-20 tháng, điều tương tự cũng xảy ra với vấn đề chi phí. Chi phí niềng răng mỗi ca phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ khó, loại hình mắc cài sử dụng, chất lượng bệnh viện… .
Nhìn chung, mỗi ca niềng răng sẽ có giá từ khoảng 2-30 triệu đến khoảng hơn 100 triệu, thời gian dao động trong khoảng từ 1,5-3 năm.
Bao nhiêu lâu phải tái khám một lần?
Trên thực tế, thời gian khoảng 3 đến 6 tuần tái khám một lần là khoảng thời gian các bác sĩ thường tư vấn cho bạn. Đôi khi có trường hợp khoảng 1-2 tuần đã được yêu cầu tái khám để tăng lực kéo, nhưng hãy cẩn thận vì điều này thường không hợp lý lắm. Khi răng chạy từ vị trí này sang vị trí khác, cần mất ít nhất 3 tuần để xương tái tạo lại.
Chuẩn bị tinh thần đối mặt với đau đớn
Nếu như bạn đã có sự tìm hiểu thì không khó để có câu trả lời cho việc niềng răng có đau không?. Mặc dù nó hiếm khi làm tổn thương đến răng nhưng áp lực của niềng sẽ khiến bạn cảm thấy ê buốt răng, đau đầu một vài ngày sau mỗi lần siết răng.
Bên cạnh đó, đeo niềng có thể gây ra loét nướu và môi bởi vì đơn giản là miệng không quen với sự xuất hiện của quá nhiều kim loại hay các chất liệu lạ ở gần mô mà thôi. Hãy cố gắng kiên trì vượt qua giai đoạn này bởi mục đích cuối cùng của bạn là có được sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Trong trường hợp bạn quá đau đớn, bác sĩ cũng có thể kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau. Bạn cũng nên súc miệng nước muối thường xuyên để giảm bớt đau đớn và giữ cho miệng sạch sẽ, tránh vi khuẩn xâm nhập vào các vết lở loét.
Chăm chỉ vệ sinh răng miệng
Để có sức khỏe răng miệng tốt thì đây là một điều quan trọng. Và nó càng quan trọng hơn khi bạn bắt đầu niềng răng.
Khi bắt đầu niềng răng, việc vệ sinh răng sẽ trở nên khó khăn hơn và bạn phải có những dụng cụ chăm răng chuyên dụng dành cho người đang đeo niềng như: bàn chải điện, máy tăm nước, chỉ tơ nha khoa, tăm nha khoa chuyên dụng… .
Chỉ cần một chút lơ là việc chăm sóc trong thời gian niềng cũng có thể khiến răng bạn bị sâu và mọi công sức đều “đổ sông đổ bể”. Vì vậy bạn phải luôn lắng nghe, ghi nhớ và tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ nhé.
Ăn uống thế nào khi đang chỉnh răng?
Trong thời gian đầu niềng răngì, hàm răng của bạn sẽ yếu đi khá nhiều và thường xuyên có cảm giác ê ẩm khiến bạn gặp khó khăn khi ăn. Vì vậy, trong những ngày mới bắt đầu, bạn chỉ nên ăn những thực phẩm dạng lỏng hoặc mềm, được nấu nhừ; tránh ăn các loại đồ ăn dai, cứng và quá lạnh. Dần dần, khi sự khó chịu giảm dần, bạn có thể ăn thêm nhiều món mà bạn yêu thích khác. Tuy nhiên, vẫn phải ghi nhớ tránh xa những thực phẩm sau:
- Các loại hạt, bánh, kẹo cứng, khoai tây chiên
- Các loại thực phẩm quá dai như thịt bò tái, kẹo dẻo…
- Các loại kẹo dính như kẹo mạch nha, kẹo cao su
- Các loại đồ ăn phải cắn, gặm như ngô, táo… . Nếu muốn ăn, bạn nên cắt, tẽ nhỏ chúng ra.
Trong trường hợp bạn đeo niềng răng khay trong, bạn sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề này vì bạn có thể tháo khay khi ăn. Tuy nhiên, trước khi đeo khay trở lại, bạn phải vệ sinh thật sạch mọi ngóc ngách trên răng của bạn nhé.
Mắc cài có thể bị sút, rơi ra hay không?
Câu trả lời là có. Trong quá trình niềng chắc chắn sẽ có lúc bạn gặp phải những “tai nạn” như bung mắc cài, dây cung, sút thun… Nếu có xui rủi gặp phải trường hợp như vậy, bạn không nên quá lo lắng mà hãy đến phòng khám để bác sĩ giúp bạn gắn lại ngay nhé.
“Chọn mặt gửi vàng” ở địa chỉ nha khoa uy tín
Đây có lẽ là điều mà bạn phải “khắc cốt ghi tâm” khi bắt đầu có ý định niềng răng. Bạn phải lựa chọn một địa chỉ nha khoa thực sự đáng tin cậy với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong ngành chỉnh hình răng hàm mặt và hệ thống trang thiết bị hiện đại.
Không phải tất cả các bác sĩ nha khoa đều có kinh nghiệm trong chỉnh hình răng hàm mặt, nếu bạn không tìm hiểu kỹ rất có thể sẽ dẫn tới bị lắp sai niềng và phải tốn thêm tiền cũng như thời gian để khắc phục hậu quả này.
Hệ thống Nha Khoa Paris là một trong những hệ thống nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Nha khoa Paris có hệ thống trang thiết bị y tế đạt chuẩn được chuyển giao từ nước ngoài, ứng dụng công nghệ 4.0 cùng đội ngũ y bác sĩ uy tín lâu năm trong nghề, thành viên của hiệp hội nha khoa Châu Âu.
Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm quy trình khám và niềng răng chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn Pháp với những chuyên gia hàng đầu của ngành nha khoa thẩm mỹ. Đặc biệt, với sự hiện diện tri ân khách hàng giảm giá những 15% cho các dịch vụ niềng, chỉnh hình hàm hô, móm. Nhanh tay đăng ký nếu bạn muốn nhận ngay ưu đãi “cực hời” này nhé!
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã có thể giúp bạn tăng thêm động lực, tự tin bắt đầu quá trình niềng răng “gian khổ” của mình. Hãy luôn kiên trì nhé, bạn sẽ sớm nhận được kết quả như ý thôi!
Oanh Trần