Hồ Superior 82.400km².
Hồ Superior còn được gọi với cái tên là Hồ Thượng là hồ lớn nhất trong Ngũ Đại Hồ nằm giữa biên giới Canada và Hoa Kỳ và cũng là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 82.400km².
Chiều dài tối đa có thể đạt đến hơn 560km, chiều rộng tối đa có thể đạt đến gần 260km và độ sâu tối đa có thể đạt đến hơn 400m.
Hồ Victoria 69.500km2.
Đây là hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi và thứ hai thế giới, nằm giữa biên giới của các quốc gia Kenya, Tanzania và Uganda. Hồ này có diện tích khoảng 69.500km2.
Chiều dài tối đa có thể đạt đến gần 340km, chiều rộng tối đa có thể đạt tới hơn 250km và độ sâu tối đa có thể đạt đến hơn 80m.
Hồ Huron 59.500km2
Đây là hồ lớn thứ hai trong Ngũ Đại Hồ nằm giữa biên giới Hoa Kỳ và Canada và là hồ lớn thứ ba thế giới. Diện tích của nó có thể đạt tới 59.500km2.
Chiều dài tối đa có thể đạt hơn 320km, chiều rộng tối đa có thể đạt là 245km và độ sâu tối đa có thể đạt 230m.
Hồ Michigan 58.000km²
Hồ Michigan cũng là một trong những hồ vùng Ngũ Đại Hồ nhưng nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước Hoa Kỳ. Diện tích của nó khoảng hơn 58.000km2.
Chiều dài tối đa của hồ này có thể đạt hơn 490km và chiều rộng tối đa có thể đạt khoảng 190km và độ sâu tối đa vào mùa nước lớn có thể đạt hơn 280m.
Cũng có giả thuyết cho rằng Hồ Michigan và Hồ Huron thực chất là một hồ, được gọi với cái tên Hồ Michigan – Huron, nối với nhau qua eo Mackinac rộng khoảng 8km. Với giả thuyết này, hồ Michigan – Huron chính là hồ lớn nhất thế giới khoảng 117.500km2.
Hồ Taganyika 32.900km2
Hồ Taganyika là hồ nước ngọt lớn thứ hai châu Phi và thứ năm thế giới với diện tích khoảng 32.893km2. Nó nằm giữa biên giới các quốc gia Burundi, Cộng hòa dân chủ Congo, Tanzania và Zambia.
Chiều dài tối đa có thể đạt hơn 670km, chiều rộng tối đa có thể đạt hơn 70km và độ sâu tối đa có thể lên đến hơn 1.470m.
Hồ Baikal 31.500km2
Đây là hồ nước ngọt lớn nhất châu Âu nằm trọn vẹn trong lãnh thổ Liên bang Nga với diện tích khoảng 31.500km2.
Chiều dài tối đa có thể đạt hơn 630km, chiều rộng tối đa có thể đạt gần 80km và độ sâu tối đa có thể lên đến hơn 1.630m đưa hồ này trở thành hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.
Dù chỉ là hồ nước rộng thứ 6 thế giới, nhưng hồ Baikal được cho là hồ nước ngọt có dung tích lớn nhất thế giới chiếm khoảng 20% tổng lượng nước ngọt (dạng lỏng) của trái đất.
Hồ Great Bear 31.100km2
Còn được gọi với cái tên Hồ Gấu lớn nằm trọn vẹn trong lãnh thổ Canada và là hồ lớn nhất hoàn toàn nằm trong Canada và là hồ lớn thứ 7 thế giới. Diện tích của nó khoảng 31.100km2
Chiều dài tối đa có thể đạt đến khoảng 310km, chiều rộng tối đa có thể đạt gần 180km và độ sâu có nó có thể đạt đến gần 450m.
Hồ Malawi 30.000km2
Hồ Malawi là hồ lớn thứ 3 châu Phi và thứ 8 thế giới, giữa biên giới các nước Malawi, Mozambique và Tanzania. Diện tích của nó khoảng hơn 30.000km2.
Chiều dài tối đa có thể đạt tới khoảng 580km, chiều rộng tối đa có thể đạt đến 75km và độ sâu tối đa khoảng hơn 700m.
Hồ Great Slave 28.900km2
Đây cũng là hồ nằm ở khu vực Bắc Mỹ, rộng hơn 28.900km2. Hồ này cũng giống như hồ Gấu lớn nằm trọn trong lãnh thổ của Canada.
Chiều dài tối đa có thể đạt tới 470km, chiều rộng tối đa có thể đạt đến hơn 200km và độ sâu tối đa có thể lên đến hơn 610m.
Hồ Erie 25.700km2
Hồ Erie cũng nằm trong hệ thống Ngũ đại hồ giữa biên giới Canada và Hoa Kỳ. Diện tích của hồ này khoảng 25.700km2
Chiều dài của nó khoảng 390km, chiều rộng khoảng hơn 90km và độ sâu tối đa chỉ khoảng hơn 60m.
Các thông số về diện tích, chiều dài, chiều rộng, độ sâu của các hồ chỉ mang tính tương đối vì mực nước các hồ thay đổi theo thời gian trong năm và cũng thay đổi hàng năm. Thứ tự sắp xếp ở trên cũng có thể thay đổi theo phương pháp tính toán khác nhau ở các thời điểm khác nhau.
Xem thêm >> Lý do TT Trump giải mật tài liệu về vụ ám sát Kennedy ít hơn dự tính
Trịnh Cao Khải