Đón năm mới kỳ lạ nhất
1. Ngủ qua đêm ở nghĩa trang (Talca, Chile)
Qua đêm ở nghĩa trang để mừng năm mới.
Phong tục đón năm mới tại nghĩa trang ở thành phố Talca bắt đầu hình thành năm 1995 khi một gia đình nhảy qua hàng rào nghĩa trang để vào đón năm mới cùng người cha quá cố. Sau này, phong tục ngày càng lan rộng trong cộng đồng Talca nên cứ vào mỗi đêm giao thừa là người dân tập trung tại nghĩa trang để đón tết cùng người thân đã mất.
2. Cố gắng nghe tiếng động vật nói chuyện với nhau. Nếu không nghe được, đó là điềm may (Romania)
Nói chuyện với động vật. Nguồn: Thinkstock.
3. Đập bánh mì vào các bức tường để xua đuổi tà ma (Ireland)
4. Ném đồ đạc hư hỏng ra cửa sổ (Johannesburg, Nam Phi)
Đón năm mới với tục ném đồ đạc, nội thất hư hỏng ra khỏi nhà (quận Joburg, thành phố Johannesburg, Nam Phi).
5. Mang theo một cành cây và nhảy vào hồ nước đóng băng (Siberia, Nga)
Nhảy xuống hồ nước đóng băng để đón năm mới (Nguồn: Thinkstock)
Đón năm mới hài hước nhất
1. Một buổi hôn tập thể vào đêm giao thừa (Venice, Ý)
Hôn tập thể (Ảnh minh họa: indiatoday.intoday.in)
2. Mặc đồ lót màu đỏ, một biểu tượng của may mắn (Tây Ban Nha, Ý và Mexico)
Mặc đồ lót màu đỏ để nhận may mắn vào năm mới (Nguồn: Thinkstock)
Họ thường mặc đồ lót màu đỏ, vàng và các màu sáng khác qua giao thừa để tóm được may mắn trong năm mới.
Người ta cũng tin rằng phong tục này giúp họ tìm được bạn tình. Màu đỏ nghĩa là một cuộc sống tràn ngập tình yêu và màu vàng thể hiện khát vọng kiếm tiền và của cải. Ước mơ của dân địa phương được thể hiện qua đồ lót.
3. Chơi đùa, hắt nước vào nhau trong 3 ngày liền (Thái Lan)
4. Người dân huơ quả cầu lửa trên đầu và diễu hành trên đường phố (Scotland)
Tại Scotland dịp năm mới có một lễ hội rất nguy hiểm tên là Hogmanay. Lễ Hogmanay là lễ hội chào mừng năm mới, diễn ra vào 31/12 hàng năm. Trong dịp này, đàn ông sẽ diễu hành qua các con phố trong khi vẫn giữ trên tay các quả cầu lửa đang cháy rừng rực.
Các quả cầu lửa liên tục được trao qua lại trên đầu họ. Theo người địa phương, những quả cầu lửa sẽ đem tới sự trong sạch và ánh dương. Lễ hội này có từ thời Viking.
5. Đánh nhau với láng giềng để giải quyết những tranh chấp cũ (Peru).
Hoàng Nguyên (Tổng hợp)