10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè

10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè

Thứ 6, 17/05/2013 09:47

Theo quan sát, cá chết tập trung nhiều nhất là đoạn cầu Hoàng Hoa Thám. Các loại cá như diêu hồng, chép, cá trê, rô phi… nổi trắng bụng, nhiều con bị phân hủy trôi dạt cùng rác, xác chuột. Một số người dùng vợt vớt, chỉ trong vòng chục phút vớt được gần 10kg cá các loại.

Nhiều người không dám đứng bên lan can kênh để hóng mát như ngày thường vì mùi hôi xông lên, nhất là khi trời nắng nóng.

Một số người dân hai bên bờ cho hay, thời gian gần đây nước bắt đầu ô nhiễm trở lại, rác và xác động vật trôi theo dòng nước. Những người thiếu ý thức vứt rác trực tiếp xuống kênh. Cùng với dòng nước bị ô nhiễm, trời nắng nóng bất thường mấy ngày nay cũng là nguyên nhân làm cá chết.

Khi hỏi các “cần thủ” đang thả câu trên kênh thì được biết, do ban đêm một số người dùng kích điện để bắt, nên cá chết nhiều. Một số em nhỏ còn dùng lưỡi câu móc được con rùa nhỏ bị đuối sức đang cố bơi vào bờ kênh.

Sáng 16/5, đoạn kênh từ cầu Thị Nghè đến cầu Nguyễn Hữu Cảnh (P.9, Q.Bình Thạnh) nhiều người ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh hàng ngàn con cá chép nổi trên mặt nước.

Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè
Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Hình 2).
Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Hình 3).
Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Hình 4).

Cá chết nổi trắng bụng trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè.

Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Hình 5).
Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Hình 6).
Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Hình 7).
Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Hình 8).
Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Hình 9).
Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Hình 10).
Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Hình 11).
Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Hình 12).

Xác cá, chuột và rác khiến mùi hôi thối xông lên, không ai dám đứng trên bờ kênh để hóng mát như ngày thường.

Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Hình 13).
Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Hình 14).
 

Nhiều người cho biết, sau một thời gian sạch sẽ, dòng nước trong xanh, hiện nay kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè bắt đầu ô nhiễm trở lại. Đây có thể là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt.

Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Hình 15).

Một con rùa nhỏ được câu lên từ dòng kênh.

Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Hình 16).
Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Hình 17).
Việt Nam Xanh - 10 phút, vớt 10kg cá chết trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Hình 18).

Nhiều người mang vợt ra vớt cá chết.

Theo ông GS.TSKH Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường TPHCM, chia sẻ: “Vấn đề xử lý môi trường đã được bàn đến và triển khai nhiều năm qua, số tiền vài trăm triệu USD bỏ ra quá lớn nhưng tính hiệu quả đem lại chưa cao.

Bởi kênh vẫn đầy rác, nước đen kịt bốc mùi hôi thối và không có sinh vật nào có thể sống được. Hiện nay, chúng ta chỉ mới đầu tư hệ thống cống bao gom nước thải về trạm bơm để lược rác, xử lý mùi. Với giải pháp này, chúng ta chỉ mới cào được rác ra khỏi nước mà chưa giải quyết căn cơ vấn đề ô nhiễm”.

Nhà máy xử lý nước thải... còn chờ

Hiện nay, nguồn nước trên sông Sài Gòn đang ô nhiễm nghiêm trọng do hàng ngày phải tiếp nhận hàng trăm ngàn m3 nước sinh hoạt lẫn nước thải công nghiệp chưa qua xử lý. Vì vậy, cho dù giai đoạn 1 của dự án vệ sinh môi trường Nhiêu Lộc-Thị Nghè cơ bản hoàn thành, nhưng việc xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc-Thị Nghè(giai đoạn 2) là rất quan trọng và cấp bách.

Được biết, Dự án vệ sinh môi trường giai đoạn 2 hiện TP giao cho Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM làm chủ đầu tư. Theo đó, sẽ có hai hạng mục chính trong dự án này là xây dựng tuyến cống bao chuyển nước thải từ trạm bơm lược rác (đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh) đến Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc-Thị Nghè ở Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 nhằm xử lý triệt để nước thải từ lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè và một phần ở quận 2 trước khi đổ ra sông Sài Gòn.

Công suất xử lý nhà máy giai đoạn 1 khoảng 400.000m3/ngày đêm (chủ yếu xử lý lượng nước thải bơm ra từ kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè) và giai đoạn 2 tiếp nhận thêm lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn quận 2.

Như vậy, có thể nói để nguồn nước lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè trở lại trạng thái tự nhiên phải chờ dự án Nhà máy xử lý nước thải ở quận 2 đi vào hoạt động. Nhiều người đặt vấn đề, tại sao khi thực hiện giai đoạn 1, TP không thực hiện đồng thời giai đoạn 2 để giải quyết kịp thời vấn đề ô nhiễm, đồng thời nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí đầu tư?

Bởi xây dựng một Nhà máy xử lý nước thải tập trung mất nhiều thời gian, cần 5-10 năm mới hoàn thành. Đó là chưa kể chủ đầu tư còn bị động trong khâu tìm nguồn vốn, mặt bằng, công nghệ xử lý.

Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Ngọc Công, phó Giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM, chủ đầu tư dự án Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc-Thị Nghè cho biết: “Dự án đã lên kế hoạch từ lâu, song theo lộ trình sau khi hoàn thành giai đoạn 1, chúng tôi mới tiếp tục thực hiện giai đoạn 2.

Việc thực hiện hai dự án song song, trước hay sau không thuộc thẩm quyền của chúng tôi. Chúng tôi bắt đầu tiến hành đo đạc khu đất xây dựng nhà máy quy mô 38-40ha tại Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 để giao ranh cho UBND quận 2 tiến hành công tác đền bù trong quý I-2012”.

Về nguồn vốn thực hiện dự án, theo ông Công, dự kiến tổng mức đầu tư Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc-Thị Nghè vào khoảng 470 triệu USD. Nguồn vốn này TP đang đàm phán với Ngân hàng Thế giới (WB) và đạt được thỏa thuận ban đầu.

Theo đó, WB sẽ tài trợ cho dự án khoảng 275 triệu USD bằng nguồn vốn ODA, số tiền còn lại sẽ kêu gọi các nguồn vốn đầu tư khác như PPP, BT hay B.O.T. Nếu thuận lợi, đến năm 2014 mới bắt đầu khởi công và thời gian thi công cũng mất 5-7 năm.

Nói đến dự án kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, nhiều chuyên gia đánh giá đây là một trong những dự án tiêu tiền, chậm tiến độ hàng đầu của TPHCM. Với tiến độ triển khai “lai rai” của dự án Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc-Thị Nghè, không ai có thể hình dung được nước kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè bao giờ mới hết đen, hôi để xanh trong trở lại.

Hàng trăm triệu USD đầu tư giai đoạn 1 để mất 5-10 năm nữa nằm chờ giai đoạn 2 phải chăng là một sự lãng phí lớn?

Phú Sang (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.