1. Tấn công trung tâm thương mại thủ đô Kenya
Hàng ngàn người tìm cách trốn thoát khỏi nhóm khủng bố
Ngày 22/9, một nhóm khủng bố đã tấn công trung tâm thượng mại sầm uất nhất thủ đô Kenya. Chúng bất chấp mọi thỏa hiệp từ cảnh sát, xả súng bừa bãi, bắt giữ con tin khiến 72 người chết và 170 người bị thương. Các tay súng còn bắt cóc nhiều con tin và cố thủ trong tòa nhà khiến lực lượng an ninh Kenya phải mất 3 ngày mới kết thúc được vụ khủng bố đẫm máu. Đây là vụ tấn công tồi tệ nhất ở Nairobi kể từ vụ đánh bom của al-Qaeda nhằm vào sứ quán Mỹ khiến hơn 200 người thiệt mạng năm 1998.
2. Sập xưởng dệt may ở Bangladesh
Tòa nhà 8 tầng đổ sập làm chết 1.126 người chết
Ngày 24/4, tòa nhà 8 tầng Savar ngoại ô thủ đô Dhaka, Bangladesh bị sập hoàn toàn làm 1.126 người chết và hàng nghìn người khác bị thương. Tòa nhà Savar vốn là một xưởng dệt may đã xuống cấp và tại thời điểm xảy ra vụ xập, có 3.122 người mà chủ yếu là phụ nữ đang làm việc tại đây. Vụ việc được cho là đỉnh điểm của thảm kịch lao động trong các xưởng may ở Bangladesh. Sau vụ việc trên, đại lý đại diện cho các nhãn hàng gồm cả H & M, Wal-Mart và Gap gặp gỡ với các tổ chức phi chính phủ và quyền ủng hộ lao động tại Frankfurt (CHLB Đức) để thảo luận về vấn đề an toàn, sức khỏe trong 4.500 nhà máy tại Bangladesh. Do áp lực từ người lao động, thế giới tẩy chay hàng hóa được làm từ “máu người Bangladesh”, chính phủ và các công ty may mặc đã phải cam kết tăng lương và đảm bảo an toàn cho công nhân.
3. Tổng thống Nelson Mandela qua đời
Tổng thống Nelson Mandela qua đời ở tuổi 95
Ngày 5/12, tổng thống da đen đầu tiên trên thế giới - Nelson Mandela qua đời ở tuổi 95 vì căn bệnh lao phổi. Nelson Mandela là anh hùng của dân tộc Nam Phi, người đứng đầu chống chủ nghĩa apartheid (phân biệt chủng tộc), người lính chiến đấu cho tự do, bảo vệ hòa bình thế giới. Tại Nam Phi, Mandela còn được biết tới với tên gọi Madiba, một tước hiệu danh dự mà bộ lạc của ông thường trao cho những già làng. Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có Giải Nobel hòa bình năm 1993.
4. Biểu tình lật đổ Tổng thống Ai Cập
Tổng thống Ai Cập bị lật đổ gây ra cuộc, đất nước lâm vào tình trạng rối ren
Ngày 7/7, lực lượng vũ trang Ai Cập đã biểu tình và lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi, đình chỉ hiến pháp và cam kết sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới ngay sau khi biểu tình chấm dứt. Tuy nhiên, phe ủng hộ Mohamed Morsi đã đứng lên biểu tình chống lại và gây ra một cuộc đụng độ đẫm máu khiến 2.200 thiệt mạng và 3.994 bị thương.
5. Iran thỏa thuận ngừng làm giàu uranium
Hội nghị thỏa thuận giữa Iran và các nước thuộc hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Ngày 24/11, Iran và 5 thành viên thường trực của hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ và Đức đã đạt đến thỏa thuận sau năm ngày đàm phán tại Geneva. Theo thỏa thuận, Mỹ và các đồng minh sẽ lới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Iran trong lĩnh vực dầu mỏ, vàng, hóa dầu, công nghiệp ô tô và hàng không dân dụng với giá trị ước tính khoảng 7 tỷ USD. Đổi lại, Iran đã đồng ý ngừng làm giàu trên 5 phần trăm và trung hòa kho dự trữ gần 20 phần trăm uranium bằng pha loãng hoặc chuyển đổi. Theo giới chuyên gia, thỏa thuận đạt được có thể là thỏa thuận quan trọng nhất giữa các cường quốc thế giới và Iran trong một thập niên qua.
6. Margaret Thatcher qua đời
Nữ thủ tướng đầu tiên của Anh qua đời ở tuổi 84
Cựu thủ tướng Anh - Margaret Thatcher qua đời ngày 8/4 ở tuổi 87 sau một cơn đột quỵ. Bà thuộc dòng dõi quý tộc, là chính khách, luật sự, nhà hóa học và là người phụ nữ đầu tiên giữ chức Thủ tướng từ 1979-1990. Suốt những năm tháng đấu tranh trên chính trường, bà được mệnh danh là “người đàn bà thép” và là chính khách quan trọng nhất trong lịch sử đương đại Anh. Sự ra đi của bà làm hàng triệu người Anh thương tiếc nhưng cũng làm phe đối lập mở tiệc ăn mừng ngay trên đường phố Liverpool, Bristol, Leeds, Belfast...
7. Khủng hoảng vũ khí hóa học Syria
Sử dụng vũ khí hóa học ở Syria đã giết chết 1.429 người
Ngày 21/8, cả thế giới chấn động trước tin vũ khí hóa học đã được sử dụng trong các vùng ngoại ô của thủ đô Damascus, Syria làm ít nhất 1.429 người Syria, trong đó có 426 trẻ em đã thiệt mạng. Các nước đối lập và phương Tây đổ lỗi cho chính phủ Syria và chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh trừng phạt. Sau đó, Syria buộc phải chấp nhận đề nghị của Nga bàn giao vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát quốc tế để tránh một cuộc tấn công quân sự của Mỹ. Hiện tại, các cuộc xung đột vẫn tiếp tục và chính phủ Syria đang làm việc với Liên Hiệp Quốc để tiêu diệt các loại vũ khí hóa học đang tồn tại.
8. Siêu bão Haiyan khiến 6109 người Philipin thiệt mạng
Siêu bão khiến nhiều vùng của Philippin tan hoang
4h40, ngày 8/11, siêu bão Haiyan đổbộ vào đảo Samar, cách thủ đô Malina 600 km về phía đông nam và ở miền trung Philippines, rồi nhanh chóng di chuyển về phía tây bắc, tấn công các tỉnh Leyte và Iloilo. Với sức gió đạt 310 km/h, siêu bão đã san bằng những nơi nó đi qua, biến nơi đây thành một đống đổ nát khiến 6109 người chết, 27.665 người bị thương và 1779 người mất tích. Cơ qua phát triển quốc gia Philipin cho biết, tổng cộng thiệt hại từ siêu bão Haiyan lên đến 571.100.000.000 peso (12,9 tỷ USD).
9. Nhật Bản và Trung Quốc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư
Quần đảo Điếu Ngư trên bảo đồ
Tranh chấp quẩn đảo Điếu Ngư giữa Nhật và Trung Quốc đã âm ỉ từ nhiều năm qua, nhưng có lẽ, 2013 là năm thực sự nổi sóng. Nhất là từ khi Abe lên nắm chính quyền, chính phủ của ông đã đưa ra những chính sách kích thích kinh tế và cố gắng sửa đổi hiến pháp hòa bình của đất nước. Mặc dù phản đối mạnh mẽ từ các nước láng giềng, Abe đã đến thăm đền Yasukuni - nơi thờ 2,5 triệu người Nhật thiệt mạng trong Thế chiến thứ hai, trong đó có hàng chục tội phạm chiến tranh với ý đồ xây dựng Nhật Bản hùng cường, quân đội mạnh mẽ như thời thế chiến II. Sau thông báo của Trung Quốc về khu nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, Nhật Bản cũng công bố một gói chính sách quốc phòng bao gồm cả chính sách an ninh quốc gia, các hướng dẫn chương trình quốc phòng và một kế hoạch phát triển quốc phòng năm năm. Từ 2014-2019, Nhật Bản có kế hoạch mua 3 máy bay, 28 máy bay F-35A tàng hình, 17 máy bay Osprey, 52 xe lội nước và năm tàu khu trục, bao gồm hai hệ thống tên lửa chống đạn đạo Aegis trong đội tàu của mình. Những động thái của hai quốc gia ngày cành mạnh và rõ rệt, báo hiệu một cuộc đụng độ rất có thể diễn ra.
10. Cựu nhân viên Edward Snowden tiết lộ thông tin mật của Mỹ
Edward Snowden tiết lộ thông tin mật của Mỹ
Vào tháng 6, Edward Snowden – cựu nhân viên kỹ thuật hợp đồng của Cơ quan An ninh Hoa Kỳ (NSA) và là cựu nhân viên chính thức của Cơ quan tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) đã phát tán các tài liệu tối mật hàng đầu của chính phủ Mỹ và Anh cho giới báo chí về những chương trình theo dõi người dân và hoạt động gián điệp của Mỹ trên khắp thế giới. Tiết lộ cho biết Mỹ đã do thám trên cả người nước ngoài, công dân Mỹ và 35 nguyên thủ quốc gia bao gồm Đức, Angela, Merkel. Nó cũng dò thám cơ quan ngoại giao khác nhau của Liên minh châu Âu (EU) và các trụ sở Liên Hợp Quốc, các quốc gia trên thế giới bao gồm cả kẻ thù hoặc đồng minh. Snowden đã bị Mỹ kết tội làm gián điệp và trộm cắp tài sản của chính phủ. Cuối tháng Bảy, Nga cấp cho Edward Snowden một năm tị nạn. Vụ việc đã khiến mối quan hệ giữa Mỹ với nhiều quốc gia trong đó có các đồng minh châu Âu, các nước Mỹ Latinh và Israel trở lên căng thẳng.
An Nguyên (Tổng hợp)