Nhưng có lẽ không một bâc cha mẹ nào lại biết được rằng tương lai sức khỏe của các con hoàn toàn được quyết định sẵn trong 1000 ngày đầu tiên từ khi một phôi thai được hình thành.
Trong vòng mấy chục năm gần đây, trường đại học Southampton Mỹ đã cho tiến hành một nghiên cứu về sức khỏe của bé. Chương trình nghiên cứu này do giáo sư David Barker và các đồng sự thuộc trường Southampton tiến hành nghiên cứu theo dõi quá trình phát triển của các bé từ khi các bé mới chỉ là các phôi thai trong bụng mẹ.
Khoảng thời gian còn trong bụng mẹ rất quan trọng đối với sức khỏe của bé sau này
Qua quá trình tiến hành nghiên cứu, chương trình này đã chỉ ra rằng 1000 ngày đầu trong cuộc sống của trẻ là hết sức quan trọng. Trong suốt thời gian này, điều gì có thể xảy ra? 9 tháng trong bụng mẹ và hai năm sau khi chào đời có sức ảnh hưởng khá quan trọng và đây là một khoảng thời gian có thể hình thành nên rất nhiều vấn đề về sức khỏe sau này trong cuộc đời của một đứa bé từ việc phát triển bệnh tiểu đường ở độ tuổi 40 hoặc 50 của chúng tến bệnh tim mạch lúc về già, ngay cả những vấn đề như tuổi thọ bao nhiêu, và bé có trở thành những người béo phì khi lớn hay không.
Chương trình nghiên cứu dai dẳng trong suốt vài thập kỉ của giáo sư David Barker và các đồng sự của nhóm các nhà khoa học trường Đại học Southampton đã cho chúng ta rất nhiều kết quả lí thú. Từ những kết quả của chương trình nghiên cứu này, chúng ta có thể tin rằng có rất nhiều giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của một đứa bé và những điểm nhấn đó không phát triển hoàn hảo, hậu quả về sau trong cuộc đời những đứa bé là rất nhiều.
Phần nhiều trong những thời khắc quan trọng để những mối nguy hiểm này lại được hình thành khi các bé vẫn còn trong bụng mẹ. Và một điều ta nên biết là não bộ, xương và hệ thống miễn dịch vẫn còn dễ bị tổn thương cho đến khi bé 2 tuổi.
Một khi người mẹ có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, hút thuốc hay sử dụng chất kích thích có thể làm cho em bé tổn thương về sức khỏe. Và những tổn thương này không thể hàn gắn lại được trong cuộc đời của bé.
Giáo sư Barker cho biết, rất nhiểu vấn đề về sức khỏe trong cuộc đời bé có thể có nguyên nhân sâu xa từ sự phát triển không được tốt khi bé còn trong bụng mẹ. Để chứng minh cho nhận định này, giáo sư đã chỉ ra rằng, một bé khi sinh ra đã nhẹ cân thì bé đó càng có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch trong cuộc đời sau này cao hơn. Điều này có nghĩa là trung bình một em bé có cân nặng ít hơn 5,5 pao (gần 2,5 kg) thì ở lứa tuổi trưởng thành, bé đó có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cao hơn gấp hai lần so với những bé có cân nặng 9,52 pao ( gần 4,3 kg).
Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu khi mang thai mà người mẹ không có đủ chất dinh dưỡng thì não bộ của bé đó sẽ bị ảnh hưởng và sẽ làm cho chức năng tim yếu đi. Các bé có trọng lượng thấp thì thường có nguy cơ nồng độ cholesterol cao. Đó có thể là do gan, cơ quan kiểm soát nồng độ chất béo không an toàn trong máu cũng bị ảnh hưởng khi em bé còn trong bụng mẹ và không có khả năng bảo vệ não bộ.
Cũng từ kết quả của chương trình nghiên cứu thì các mầm mống của bệnh tiểu đường đã được hình thành ngay từ những ngày đứa bé còn trong bụng mẹ. Chẳng hạn như khi còn trong bụng mẹ, cơ thể của các thai nhi đã hình thành các tế bào tuyến tụy tạo nên nguồn insulin chính để chuyển đổi đường thành dạng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.
Chính vì vậy các bà mẹ nên đảm bảo một sức khỏe lành mạnh trước khi sinh em bé. Và đó mới là hành trang vào đời tốt nhất mà họ dành cho con.
Lê Thúy (theo Daily Mail)