1. Nhai không kỹ
Giữa dạ dày và ruột non có một “lá chắn” gọi là cơ vòng môn vị, nó chỉ cho thức ăn ở dạng lỏng và nhuyễn đi qua. Nếu nhai không kỹ khi ăn, dạ dày sẽ phải làm việc vất vả gấp đôi dễ dẫn đến tổn thương dạ dày và nhiều bệnh về đường tiêu hóa khác.
Vậy nên, trong mỗi bữa ăn chúng ta cần nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. Ngoài ra, nhai chậm và kỹ cũng có thể giúp tăng cảm giác no, dễ hàng hơn trong việc kiểm soát cân nặng.
2. Ăn quá nhiều
Ăn uống không điều độ sẽ làm rối loạn nhịp bài tiết của dạ dày, làm suy yếu chức năng rào cản của niêm mạc dạ dày, ăn quá nhiều cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Thường xuyên ăn quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề như chướng bụng, nhu động dạ dày chậm và làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày.
Ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn sẽ khiến dạ dày chậm làm rỗng, axit dạ dày tiết ra quá nhiều, tạo áp lực lên cơ vòng thực quản dưới, từ đó cũng làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.
Chính vì vậy, mỗi bữa chỉ nên ăn vừa đủ, no khoảng 70%, không ăn quá no trong mỗi bữa, thậm chí ăn sau khi đã no. Cảm giác no 70% hoặc 80% có nghĩa là khi ăn bạn không cảm thấy no nhưng không còn đói nữa và không cảm thấy nặng nề khi ăn thêm vài miếng.
3. Ăn nhiều muối
Lượng muối cao sẽ làm giảm tiết acid dạ dày, giảm khả năng phòng vệ của niêm mạc dạ dày, khi đó hàng rào chất nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày sẽ dễ bị tổn thương, làm tăng nguy cơ viêm teo dạ dày. Ngoài ra, nitrit có trong thực phẩm ngâm chua có thể phản ứng với các amin, sản phẩm phân hủy của protein, trong dạ dày để tạo ra chất nitrosamine gây ung thư, chất này cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Vì vậy, ăn ít muối không chỉ có lợi cho việc ngăn ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp mà còn tốt cho dạ dày.
Tốt nhất chúng ta nên kiểm soát lượng muối ăn vào hàng ngày trong phạm vi 5g, đồng thời chú ý đến muối trong các loại gia vị như nước tương, dầu hào, bột ngọt, hạt nêm… đều chứa muối. Đồng thời ăn ít hơn thực phẩm ngâm, chẳng hạn như dưa cải bắp, dưa chua. Ngoài ra, khi mua thực phẩm đóng gói hãy nhớ xem hàm lượng natri trong bảng thành phần dinh dưỡng, hàm lượng natri nhân với 2,5 là hàm lượng muối.
4. Chế độ ăn nhiều chất béo
Thức ăn nhiều chất béo khiến dạ dày làm rỗng chậm, thức ăn đọng lại lâu trong dạ dày sẽ kích thích tiết axit dạ dày và làm tăng tổn thương axit dạ dày đến niêm mạc; ngoài ra, chất béo sẽ kích thích dạ dày tiết cholecystokinin, dễ gây trào ngược dịch mật. và làm nặng thêm tổn thương niêm mạc dạ dày, không có lợi cho việc sửa chữa niêm mạc.
Vì vậy chugns ta nên chế biến thực phẩm với ít dầu hơn bằng các phương pháp như như hấp, luộc, trộn, hạn chế chiên rán. Chú ý đến chất béo tiềm ẩn trong các loại nước sốt như sốt mayonnaise, sốt salad và ăn thịt nạc thay vì thịt mỡ.
5. Ăn nhiều đồ hun khói và chiên rán
Thực phẩm hun khói dễ chứa các chất có hại như hydrocarbon thơm đa vòng và formaldehyde; nghiên cứu cho thấy ăn quá nhiều thực phẩm hun khói sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, thực phẩm chiên rán sẽ sản sinh ra nhiều chất gây ung thư, không tốt cho sức khỏe dạ dày và cũng sẽ tăng nguy cơ ung thư dạ dày ...
Nếu thỉnh thoảng muốn thỏa mãn cơn thèm những món ăn này, ngoài việc ăn ít lại bạn cũng nên ăn kèm với các loại trái cây và rau củ tươi. Canxi, diệp lục và polyphenol trong trái cây và rau quả có thể ức chế sự hình thành hợp chất N-nitroso hoặc các chất gây ung thư khác. WHO cũng tin rằng ăn nhiều trái cây và rau quả và ít thịt chế biến sẵn là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiều loại ung thư .6. Ăn ít trái cây và rau củ tươi
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tăng cường ăn trái cây có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đồng thời tăng cường ăn các loại rau họ cải (cải chíp, bắp cải, súp lơ trắng, súp lơ xanh, cải xoăn, v.v.) có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Vậy nên hãy ăn nhiều rau mỗi bữa, tốt nhất là 150 đến 200g kết hợp với đa dạng trái cây trong bữa ăn của mình.
7. Bỏ bữa sáng
Bỏ bữa sáng có thể liên quan đến chứng khó tiêu, ngoài ra, bỏ bữa sáng sẽ khiến bạn kém năng lượng khi làm việc, nhanh cảm thấy đói và ăn nhiều hơn vào buổi trưa, thậm chí có thể tăng cân.
8. Ăn quá nhiều đồ ngọt
Đồ ngọt cũng có thể liên quan đến chứng khó tiêu. Để giảm bớt đồ ngọt trong chế độ ăn uống không hề khó, bạn chỉ cần giảm tần suất mua sắm, mua loại nhỏ nhất mỗi khi mua sắm và chia sẻ với bạn bè.
9. Chế độ ăn uống không sạch sẽ
Thực phẩm hư hỏng dễ sinh ra nitrit và amin thứ cấp. Đây là tiền chất của quá trình tổng hợp chất gây ung thư nitrosamine nên thực phẩm phải được bảo quản và ăn tươi, không nên ăn thực phẩm ôi thiu, đã mốc và để lâu ngày.
10. Uống rượu và hút thuốc
Hút thuốc và uống rượu có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, hút thuốc cũng liên quan chặt chẽ đến việc xuất hiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản và làm tăng nguy cơ loét dạ dày. Hai thứ còn lại có hại cho sức khỏe nhưng không có lợi chút nào, vì vậy hãy bỏ sớm nhất có thể.
11. Không kiểm soát cân nặng
Thừa cân làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ số BMI tăng có mối tương quan tích cực với nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Khi BMI>35, tỷ lệ nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản cao tới 2,93. Việc giảm cân có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
Hà Thương (Theo Aboluowang)