1.100 tỷ đồng để điều tra dân số từ 1/4

1.100 tỷ đồng để điều tra dân số từ 1/4

Bùi Thị Lan Anh

Bùi Thị Lan Anh

Thứ 4, 13/03/2019 19:11

Đây là lần đầu tiên tổng điều tra dân số và nhà ở sử dụng công nghệ thông tin, từ khâu thu thập, phiếu điều tra đến tổng hợp phân tích số liệu...

Chiều 13/3, phát biểu tại hội nghị trực tuyến về thực hiện Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với 775 điểm cầu, nối mạng đến từng huyện.

Chi 1.100 tỷ đồng để điều tra dân số

Mục đích của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở nhằm thu thập thông tin cơ bản về dân số và nhà ở trên toàn quốc để phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích quá trình phát triển dân số và nhà ở trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

Tiêu dùng & Dư luận - 1.100 tỷ đồng để điều tra dân số từ 1/4

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết sẽ chi 1.100 tỷ đồng để tổng điều tra dân số.

Việc này cũng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin để đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội...

Kết quả điều tra còn cung cấp thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp của quốc gia về dân số trong giai đoạn hiện nay.

Quy mô điều tra tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh thành và 3 bộ có tính đặc thù quan trọng gồm Bộ Quốc phòng, Công an và Ngoại giao. Phạm vi điều tra còn bao quát 712 quận, huyện và 11.165 xã, phường, thị trấn.

“Đặc điểm cuộc tổng điều tra lần này khác với 10 năm trước. Đây là lần đầu tiên cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở có quy mô lớn về sử dụng công nghệ thông tin, từ khâu thu thập phiếu điều tra, sử dụng các thiết bị đến quá trình tổng hợp dữ liệu, phân tích đánh giá số liệu, lưu trữ báo cáo sơ bộ và báo cáo tổng thể”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan phải có sự phân công, phối hợp tốt. Nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, độ tin cậy của số liệu thống kê nói chung.

“Trong giai đoạn tới, không chỉ TƯ mà cả các tỉnh thành phố đã chuẩn bị đại hội Đảng các cấp, nếu không có số liệu tin cậy về nhà ở và dân số cả về số lượng và chất lượng thì việc hoạch định xây dựng văn kiện đại hội bị tác động nhiều”, Phó Thủ tướng lưu ý đây là việc quan trọng, yêu cầu chính xác, số liệu thông tin phải sát thực.

Phó Thủ tướng yêu cầu, chậm nhất 26/4, các cơ quan phải có báo cáo tổng thể để báo cáo Thủ tướng, Chính phủ kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở.

"Chúng ta huy động lực lượng tham gia đông, kinh phí bỏ ra rất lớn với 1.100 tỷ đồng trong điều kiện ngân sách khó khăn, 10 năm mới tiến hành một lần nên phải làm sao để cuộc tổng điều tra dân số chính xác, trung thực, an toàn tuyệt đối và có chất lượng cao", Phó thủ tướng nêu rõ.

TP.HCM tăng 2 triệu dân trong 10 năm 

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã báo cáo ngắn gọn về công tác chuẩn bị cho cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Hiện, trên cả nước có hơn 217.000 địa bàn điều tra với 26,2 triệu hộ dân cư và 94 triệu người được lập bảng kê. Trong đó TP.HCM dẫn đầu cả nước về số hộ và số người lập bảng kê là 2,5 triệu hộ và 8 triệu người.

Tiêu dùng & Dư luận - 1.100 tỷ đồng để điều tra dân số từ 1/4 (Hình 2).

TP.HCM tăng 2 triệu dân sau 10 năm.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cho biết, hiện nay dân số TP.HCM ước tính hơn 9 triệu dân. Sau gần 10 năm dân số thành phố tăng khoảng 2 triệu dân.

Để chuẩn bị cho giai đoạn 2, TP đã và đang tập huấn nghiệp vụ và sử dụng máy tính bảng và điện thoại thông minh (CAPI) để chuẩn bị cho Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0h ngày 1/4.

Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cũng cho hay, tổng số địa bàn điều tra toàn TP là 17.820 địa bàn (trong đó: 16.093 địa bàn thường và 1.727 địa bàn đặc thù), với 2,2 triệu hộ và 7,9 triệu người.

Địa bàn điều tra bằng công nghệ phiếu điện tử (CAPI) đạt 100%; Hộ tự đăng ký cung cấp thông tin trên Internet là 13.228 hộ, chiếm 0,6% đứng thứ 2 toàn quốc, sau TP.HCM.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Hà Thị Minh Hạnh cũng cho biết, dân số của tỉnh hiện có trên 85,2 vạn người, trong đó có trên 87% là đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, Hà Giang vẫn khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hình thức tự khai (Webfrom) và còn lại là sử dụng phiếu tra điện tử (Capi) trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

Bắt đầu từ 0h ngày 1/4, Việt Nam sẽ chính thức tiến hành Tổng điều tra dân số và nhà ở lần thứ 5 kể từ năm 1979. Các cơ quan tham gia bao gồm Tổng cục Thống kê, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ ngoại giao và các bộ, ngành khác liên quan, trong đó 196.717 địa bàn được điều tra.

Lực lượng tham gia tổng điều tra gồm khoảng 9.300 giám sát viên các cấp, khoảng 110.000 điều tra viên thống kê và tổ trưởng điều tra (không bao gồm người tham gia lập bảng kê hộ).

Tổng điều tra bắt đầu từ ngày 1/4 và kéo dài trong 25 ngày.

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 có 5 mục tiêu chính:

  1. Thu thập thông tin cơ bản về dân số và nhà ở phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích quá trình phát triển dân số và nhà ở trên cả nước.
  2. Đáp ứng nhu cầu thông tin đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030.
  3. Phục vụ công tác giám sát thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.
  4. Giám sát các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết.
  5. Cung cấp thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp về dân số.

 

Hiếu Nguyễn (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.