12 dự án nghìn tỷ đồng sẽ giải quyết triệt để vào năm 2020

12 dự án nghìn tỷ đồng sẽ giải quyết triệt để vào năm 2020

Dương Thị Thu

Dương Thị Thu

Thứ 4, 01/11/2017 14:29

Bộ trưởng bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết: “Đến năm 2020 sẽ giải quyết triệt để, đồng bộ tất cả các khía cạnh và lĩnh vực với 12 dự án nghìn tỷ đồng thua lỗ. Trên thực tế, tiến độ đang được đảm bảo”.

Một trong những vấn đề được các ĐBQH đặc biệt quan tâm tại phiên thảo luận về kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước đang diễn ra tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV là việc xử lý 12 dự án nghìn tỷ đồng thua lỗ của ngành Công Thương.

ĐBQH Đặng Thuần Phong (đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre) nêu lo ngại: “Dân tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng nhưng khi thực hiện những chủ trương, đường lối này thông qua các chính sách, nếu thiếu minh bạch, có vấn đề sẽ gặp ngay phản ứng gay gắt của nhân dân.

Minh chứng cho vấn đề này là những phản ứng trong các dự án BOT, 12 đại dự án của bộ Công Thương, các khiếu nại đông người, vấn đề ô nhiễm môi trường và nhiều vấn đề khác”.

Xã hội - 12 dự án nghìn tỷ đồng sẽ giải quyết triệt để vào năm 2020

ĐBQH Đặng Thuần Phong. (Ảnh: Quochoi.vn).

Còn ĐBQH Nguyễn Văn Sơn (đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh) đồng tình với nhìn nhận thẳng thắn của Chính phủ về 6 nhóm tồn tại, hạn chế cần được phân tích và nhận thức sâu sắc để có các giải pháp khắc phục và chuẩn bị cho mục tiêu kế hoạch năm 2018 phù hợp.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh về một số hạn chế, trong đó nêu việc: “Chưa tập trung và đồng bộ trong việc xử lý các dự án thua lỗ nặng, 12 dự án thuộc bộ Công Thương vẫn xử lý rất chậm và chưa giao các bộ, ngành, địa phương rà soát còn bao nhiêu dự án thua lỗ, có giải pháp quyết liệt trong xử lý gắn với cổ phần hóa cơ cấu lại doanh nghiệp để báo cáo Quốc hội và thông tin với cử tri”.

ĐBQH Huỳnh Thanh Cảnh (đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận) đề nghị cần làm rõ nguyên nhân việc thực hiện cổ phần hóa và khoán vốn các doanh nghiệp Nhà nước còn chậm. Đồng thời làm rõ thực trạng nguyên nhân và giải thích cách xử lý dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước chậm tiến độ, hiệu quả thấp, thua lỗ như đã nêu trong báo cáo của Chính phủ, ngoài 12 dự án mà Chính phủ đã và đang chỉ đạo xử lý”.

Sáng 1/11, Bộ trưởng bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có thời gian giải trình về các vấn đề mà ĐBQH quan tâm đến lĩnh vực ngành mình phụ trách.

Xã hội - 12 dự án nghìn tỷ đồng sẽ giải quyết triệt để vào năm 2020 (Hình 2).

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. (Ảnh: Quochoi.vn).

 Bộ trưởng cho biết, việc giải quyết 12 dự án nghìn tỷ đồng đang chờ xử lý, thừa ủy quyền của Chính phủ, bộ Công Thương đã có văn bản giải trình báo cáo Quốc hội.

Tuy nhiên, trước Quốc hội, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng nói ngắn gọn về việc này và cho biết, 12 dự án có nội dung rất phức tạp, trải qua nhiều thời kỳ giai đoạn khác nhau, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Để đảm bảo giải quyết hiệu quả phải đánh giá lại toàn bộ một cách hệ thống để xem xét những tồn tại, vướng mắc, những nguyên nhân và hướng giải quyết.

“Bộ Chính trị đã nghe và cũng thống nhất, trong năm 2017, hoàn tất các việc chuẩn bị trong đó có giải pháp, cơ chế chính sách và những bước để triển khai tiến hành, năm 2018 sẽ tập trung giải quyết về cơ bản những dự án tồn đọng này và đến 2020 sẽ giải quyết triệt để, đồng bộ tất cả các khía cạnh và lĩnh vực.

Trên thực tế, tiến độ đang được đảm bảo. Trong số 12 dự án này, có 4 dự án trong lĩnh vực phân bón đã khôi phục lại hoạt động sản xuất và đang từng bước tiếp cận thị trường, 3 dự án khác về xăng sinh học cũng đang có khởi động và tổ chức lại.

Còn các dự án khác đang có bước triển khai cụ thể trong việc rút vốn Nhà nước cũng như giải pháp về mặt công nghệ, giải quyết những tồn tại với nhà thầu nước ngoài và tổng thầu nước ngoài để có cơ sở giải quyết về khía cạnh thương mại”, Bộ trưởng nói. 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.