Giữa bốn bên là núi rừng cộng thêm diện tích đất canh tác ít, từ bao đời nay, người dân xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) hầu như sống nhờ vào “lộc rừng”. Con trai lớn lên chừng 15 tuổi là có thể băng rừng, lội suối đi những chuyến rừng dài ngày.
Và 14 người dân bao gồm: Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Văn Sỹ, Nguyễn Văn Thu, Hoàng Văn Thắng, Hoàng Văn Tiến, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Văn Quyền, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Văn Hợp và Nguyễn Văn Thủy (cùng trú xã Sơn Trạch), Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Văn Tuấn, Lê Văn Cường (cùng trú xã Phúc Trạch) cũng nằm trong trường hợp như vậy. Nhưng không giống với những lần đi rừng trước, lần này, họ đã “dính” phải “ thần chết ” (một tên gọi khác của thuốc nổ), khiến cuộc đời họ rơi vào cảnh tù tội, gia đình mất đi người trụ cột, vợ con bơ vơ....
14 bị cáo trong vụ án vận chuyển trái phép vật liệu nổ
Trước khi tìm hiểu về vụ vận chuyển thuốc nổ trái phép , PV báo Người Đưa Tin đã tìm hiểu về con đường, cách thức khai thác thuốc nổ ở khu vực rừng núi thuộc biên giới Lào – Việt Nam.
Theo nhiều sơn tràng ở đây cho biết, nguồn thuốc nổ khu vực biên giới được lấy từ chính trong những quả bom còn sót lại trong chiến tranh. Và lẽ dĩ nhiên, người ta phải trực tiếp cưa, đục đẽo các quả bom ấy thì mới lấy được thuốc nổ. Chính vì vậy, với những người đi rừng, việc nhìn thấy hoặc dẫm chân lên các vỏ bom còn sót lại là chuyện thường tình.
“Trước đây, ở vùng rừng núi nội địa cũng có rất nhiều thuốc nổ, nhưng do tình trạng người dân khai thác quá nhiều dẫn đến cạn kiệt nên dần dần, người ta chuyển sang Lào mua về bán lại kiếm lời”, anh Nguyễn Văn H., xã Sơn Trạch cho biết.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng giữa tháng 01/2015, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Văn Sỹ cùng 12 người (ở trên) bàn bạc, thống nhất góp tiền sang Lào mua thuốc nổ đưa về Việt