1. Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi
Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.
Người giàu luôn tin rằng “Tôi tạo ra cuộc sống của tôi”. Người nghèo tin rằng “Cuộc sống toàn là những sự việc bất ngờ xảy đến với tôi”, rằng mọi thứ đã do số phận an bài, có làm thế àm nữa cũng chỉ vậy mà thôi.
Thay vì chịu trách nhiệm với tất cả những gì xảy ra thì người nghèo lại cho rằng họ chỉ là nạn nhân. Trước bất cứ khó khăn nào, cách phản ứng của họ luôn là tìm ra lý do để biện minh.
Đừng than thân trách phận, đừng chỉ chú tâm vào những rắc rối mà hãy tìm cách giải quyết nó.
Muốn trở nên giàu có, hãy nhớ rằng, chính Bạn chứ không phải ai khác – là người có quyền quyết định cuộc đời mình sẽ như thế nào.
2. Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng
Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua
Người giàu tham gia “cuộc chơi kiếm tiền” để giành chiến thắng. Người nghèo tham gia chỉ để không bị thua. Mục đích kiếm tiền của người giàu và người nghèo khác nhau hoàn toàn: người giàu tích lũy một khối lượng lớn của cải để tạo ra sự giàu có.
Người nghèo kiếm tiền chỉ đủ để đáp ứng các khoản chi tiêu thông thường hằng tháng. Nếu vẫn tiếp diễn với cách suy nghĩ đó, bạn khó có thể trở nên giàu có. Hãy lập mục tiêu đời mình và làm giàu hết sức có thể để có một cuộc sống sung túc và hạnh phúc hơn.
3. Người giàu: Quyết tâm làm giàu.
Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.
Người giàu quyết tâm làm giàu. Người nghèo muốn trở nên giàu có. Chúng ta sẽ thấy hai trangjt hái khác nhau, một bên là “quyết tâm”, ột bên là “muốn”.
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên mong muốn sở hữu một điều gì đó và nhanh chóng hài lòng ngay cả khi không có được nó. Đó là MUỐN.
Còn người giàu lại khác, cuộc chơi tiền bạc đối với họ là một thử thách thú vị. Người giàu biết rõ cái họ muốn là sự giàu có; họ luôn kiên định với mong muốn của mình. Đó là QUYẾT TÂM.
4. Người giàu: Suy nghĩ lớn.
Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.
Trong cuốn sách “Trở lại với tình yêu”, tác giả Marianne Williamson nói rằng: “Nếu bạn sống hẹp hòi, bạn sẽ không thể phục vụ mọi người. Mọi người sẽ cảm thấy bất an về bạn. Nhưng nếu chúng ta để cho mình tỏa sáng thì trong vô thức chúng ta đã kêu gọi người khác làm điều tương tự”.
Nếu muốn trở nên giàu có, bạn cần bỏ đi lối suy nghĩ hạn hẹp của mình. Lối tư duy hạn hẹp, kiểu hành động nhỏ nhen chỉ dẫn đến sự túng thiếu và không toại nguyện.
Suy nghĩ khoáng đạt và hành động cao thượng sẽ mang lại cho bạn cả tiền tài lẫn ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống. Chính bạn chứ không phải ai đó khác có quyền lựa chọn cách sống cho mình!
5. Người giàu: Tập trung vào các cơ hội.
Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.
Người giàu luôn chú trọng vào những điều họ muốn trong khi người nghèo lại tập trung suy nghĩ của họ vào những điều họ không muốn. Người giàu thấy cơ hội lập tức nắm bắt lấy nó và trở nên giàu có trong khi người nghèo vẫn “đang chuẩn bị”!
Ngược lại, người nghèo luôn nghĩ đến thất bại, họ thiếu tự tin vào bản thân cũng như năng lực của mình. Họ luôn thấy trở ngại nên họ không sẵn sàng mạo hiểm.
Đứng trước các vấn đề, người giàu thường suy nghĩ tích cực nhất có thể, đứng trên lập trường chủ động với cuộc đời của mình, còn người nghèo lại mang thái độ tiêu cực trước mọi vấn đề.
6. Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và những người giàu có khác.
Người nghèo: Ghen tị với những ai thành công và giàu có.
Con người luôn có những thói quen cũng như định kiến của riêng mình. Ghen tức với người khác cũng là điều khó tránh ở con người. Harv Eker khuyên rằng thay vì bực bội với người giàu, bạn nên tập ngưỡng mộ, tôn trọng, nể phục, chúc phúc cũng như học cách yêu thương họ.
Nếu muốn được hạnh phúc, hãy vui với hạnh phúc của người khác. Muốn thành công và giàu có, hãy thành tâm chúc mừng cho thành công và sự giàu có của người khác.
7. Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.
Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.
Người giàu kết giao với những người thành công và có suy nghĩ tích cực. Người nghèo giao du với những người thất bại và luôn suy nghĩ tiêu cực. Người thành công luôn biết nhìn vào những người thành công hơn mình để học hỏi.
Ngược lại, người nghèo hay hồ nghi, phán xét, chỉ trích những thành quả mà người khác có được.
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Bạn nên học cách chọn người để kết giao, đặc biệt là kết giao với những người lạc quan, thành đạt đồng thời tách mình ra khỏi những người có hành vi, tư tưởng tiêu cực.
8. Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.
Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá.
Người giàu sẵn sàng tôn vinh bản thân và những giá trị của họ. Người nghèo suy nghĩ một cách tiêu cực về việc bán hàng và quảng bá. Đa số người giàu có là những người có tài quảng bá, sẵn sàng quảng bá cho bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào của mình với lòng đam mê và niềm hăng hái kỳ lạ! Đồng thời họ cũng biết giới thiệu các giá trị của bản thân một cách khéo léo và thu hút.
Điểm mấu chốt ở đây là bạn có thích làm việc này hay không mà quan trọng hơn, bạn có tin vào những gì mình đang nói hay không. Nếu bạn tin vào các giá trị bản thân mình, bạn hoàn toàn tự tin quảng bá điều đó.
(Còn tiếp)