Ông Táo là thần cai quản việc bếp núc trong nhà, thế nên mỗi năm tới 23 tháng Chạp, các gia đình đểu phải chuẩn bị nhiều lễ vật sao cho thật chu đáo, để vừa hợp lòng các vị thần lại vừa thể hiện được lòng thành kính cùng yếu tố tâm linh trọn vẹn nhất.
Và mỗi vùng miền cũng đều có cách trưng bày mâm cỗ cúng khác nhau nhưng để tuân thủ đúng quy chuẩn thì các bạn nên tham khảo lễ vật bày biện cần thiết bên dưới đây, cũng không quá cầu kì và phức tạp lắm đâu.
Cùng tìm hiểu về mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp gồm những món ăn gì bên dưới đây nhé!
Mâm cỗ chung:
Lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.
Để đơn giản, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.
Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.
Lễ vật cúng ông Công ông Táo. (Ảnh minh họa)
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến