2 kinh nghiệm để doanh nghiệp sản xuất "hái quả" từ chuyển đổi số

2 kinh nghiệm để doanh nghiệp sản xuất "hái quả" từ chuyển đổi số

Nguyễn Minh Uyên

Nguyễn Minh Uyên

Thứ 5, 24/03/2022 21:38

Các doanh nghiệp đang tăng trưởng có quy mô vừa, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số bài bản.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Phát biểu tại Hôi thảo “Kinh nghiệm xây dựng lộ trình Chuyển đổi số cho Doanh nghiệp Việt Nam” ngày 24/3, bà Bùi Thu Thuỷ, Phó Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, trên thực tế, hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp đã diễn ra mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. 

Đó như một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng giải pháp phần mềm vào hoạt động quản lý bán hàng, tiếp thị trực tuyến, quản lý kênh phân phối, quản trị kinh doanh để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới.

Kinh tế vĩ mô - 2 kinh nghiệm để doanh nghiệp sản xuất 'hái quả' từ chuyển đổi số

Bà Bùi Thu Thuỷ, Phó Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Tuy nhiên, dịch bệnh Covid đã khiến doanh nghiệp bị tác động nặng nề, từ đó, nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết để doanh nghiệp thay đổi mô hình kinh doanh, chuyển sang mô hình kinh doanh ít hoặc không tiếp xúc. 

Đồng thời, dịch chuyển dần hoạt động kinh doanh, bán hàng lên những nền tảng thương mại điện tử, tìm kiếm thị trường mới và cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trong bối cảnh đó, Đảng và Chính phủ đã có nhiều vào cuộc nhanh chóng cho quá trình này, đặc biệt quan tâm tới hệ thống những doanh nghiệp - trụ cột hướng tới mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.

Theo đó, bà Thuỷ thông tin, Bộ KHĐT đã tiến hành khảo sát với 1300 doanh nghiệp về chuyển đổi số, cho thấy, các doanh nghiệp đang tăng trưởng có quy mô vừa, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số bài bản, từ có thể tích hợp các giải pháp nhằm tối ưu hoá tiến trình này. Do vậy, đây cũng là nhóm doanh nghiệp đăng ký hỗ trợ CĐS đông đảo nhất.

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp đã để sẵn một khoản kinh phí phục vụ cho việc này, nhưng học cũng không biết bắt đầu từ đâu, chọn giải pháp nào cho phù hợp với bài toán của doanh nghiệp mình. Đó là những điều mà cơ quan quản lý cần xem xét, hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Nói là vậy, nhưng để hỗ trợ được đúng và trúng, thì cũng cần có sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm cả về kinh doanh lẫn công nghệ để giúp các doanh nghiệp ứng dụng triển khai thực tế.

Tuy nhiên, đội ngũ này phải có được sự tin cậy nhất định, bởi nhiều doanh nghiệp vẫn giữ tâm thế, nếu chuyên gia, đơn vị hỗ trợ không tốt thì sẽ làm các doanh nghiệp bị rò rỉ thông tin, thậm chí gặp bất lợi cho tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Do đó, Bộ Kế hoạch & Đầu tư với vai trò là cơ quan đầu mối về hỗ trợ doanh nghiệp, ngay từ đầu năm 2021 cũng đã ban hành chương trình hỗ trợ với nguồn lực từ dự án của USAID. Bên cạnh đó, chương trình tập trung hỗ trợ cho doanh nghiệp nhằm nâng cấp chuyển đổi số, bắt kịp và gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Thời gian tới, với đội ngũ chuyên gia chọn lọc, Bộ sẽ đồng hành cùng USAID đẩy mạnh việc hỗ trợ, xây dựng lộ trình, giải pháp riêng biệt phù hợp với thực trạng của từng doanh nghiệp. Qua đó, giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng trên hành trình dài này.

Mô hình tối ưu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ trường hợp của một doanh nghiệp sản xuất, ông Phạm Thanh Mạnh, Phó Giám đốc sản xuất, công tác chuyển đổi số của Công ty TNHH Thắng Lợi - công ty chuyên sản xuất thép, hợp kim cao phục vụ cho thị trường trong nước và quốc tế cho rằng, chuyển đổi số là điều tất yếu để doanh nghiệp thích nghi trước bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin cũng như đối phó với những tiêu cực ảnh hưởng do dịch bệnh, chiến tranh.

Công ty Thắng Lợi cũng không nằm ngoài quy luật đó, “Chúng tôi coi đó là bước đi sống còn nếu muốn phát triển, cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá", ông Mạnh nêu rõ quan điểm.

Từ trường hợp chuyển đổi số thành công của chính doanh nghiệp mình, ông Lợi cho rằng cần có 2 kinh nghiệm cốt lõi để tiến trình này diễn ra thành công, đó là: cần có chiến lược tổng thể và cần có lộ trình rõ ràng, biết rõ các bước kế thừa.

Ở giai đoạn chiến lược tổng thể, doanh nghiệp cần xác định rõ bối cảnh thị trường hậu đại dịch sẽ biến chuyển ra sao dựa trên bốn yếu tố: đe dọa của các đối thủ mới; quyền lực khách hàng; đe dọa từ các sản phẩm thay thế và quyền lực của nhà cung cấp.

Sau Covid-19, thứ thay đổi rõ rệt nhất chính là xu hướng tiêu dùng của khách hàng, họ muốn trải nghiệm mang tính cá nhân hoá và thuận tiện nhiều hơn, từ đó mua sắm tại nhà hay thương mại điện tử nổi lên như một giải pháp và xu hướng đầy tiềm năng.

Từ đó, yêu cầu các doanh nghiệp cần có những bước tính hợp thời hơn, phù hợp với nhu cầu và đào sâu vào tâm lý khách hàng hơn nhờ nền tảng số.

Kinh tế vĩ mô - 2 kinh nghiệm để doanh nghiệp sản xuất 'hái quả' từ chuyển đổi số (Hình 2).

Có 2 kinh nghiệm cốt lõi để tiến trình CĐS diễn ra thành công, đó là: cần có chiến lược tổng thể và cần có lộ trình rõ ràng, biết rõ các bước kế thừa

Mặt khác, với những nhà cung cấp, thực trạng chung thường gặp sau đại dịch đó là bài toán về lao động, làm việc từ xa, gián đoạn chuỗi cung ứng và gián đoạn dòng tiền.

Chính vì vậy, cũng đã hình thành những trạng thái doanh nghiệp mới. Thứ nhất là những doanh nghiệp đang dần thích nghi, bởi họ chưa có nền tảng công nghệ tốt trước đại dịch, đây chính là giai đoạn tập trung vào việc thích ứng với tình hình mới. Thứ hai là những doanh nghiệp đang trên đà tăng tốc, họ đã có nền tảng công nghệ tốt, giờ là cơ hội để tập trung đầu tư vào việc chiếm lĩnh thị phần và vượt qua đối thủ.

Theo đó, ở giai đoạn xây dựng lộ trình, các giải pháp công nghệ cần được chia theo giai đoạn cụ thể ứng với từng mục tiêu của giai đoạn đó gắn với mô hình kinh doanh và mô hình quản trị của công ty.

Ông Mạnh đưa ra mô hình Cloud ERP như một giải pháp hữu hiệu giúp giải quyết các vấn đề mấu chốt. Bởi mô hình này có mức chi phí phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có nhiều kinh phí, ví dụ mô hình Saas chỉ tốn của doanh nghiệp vài triệu đồng mỗi tháng.

Bên cạnh đó, thời gian triển khai cũng rất nhanh, trung bình từ 1-2 tuần. Nhờ tính tự động, tích hợp dữ liệu và linh hoạt, đây cũng là giải pháp giúp tăng tốc quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Từ đó, có thể chủ động giám sát, tăng năng suất và tăng trải nghiệm khách hàng, đồng thời có thể mở rộng dễ dàng, làm việc mọi lúc mọi nơi.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.