Xin chân thành gửi tới bạn Nguyễn Hoàng Bích Thảo với tâm sự đắng lòng “Nhà chồng không cho thờ mẹ đẻ, suốt 3 năm, tôi phải gửi mẹ lên chùa!” và bạn Đỗ Thanh Minh với tâm sự “3 lý do con gái đã lấy chồng không được thờ cúng bố mẹ đẻ?” những dòng chia sẻ đặc biệt này.
Tôi năm nay 54 tuổi và đang công tác tại Mỹ. Thực sự, tôi rất buồn khi đọc những dòng tâm sự của các bạn. Cá nhân tôi là người Việt và chỉ mới sang đây định cư mười mấy năm nay nên tôi khá hiểu về phong tục tập quán của người Việt mình.
Lời đầu tiên, cho tôi chân thành chia sẻ với những nỗi buồn của 2 bạn gái – 2 người con gái hiếu thảo, mỗi người mỗi cảnh trên.
Thật sự mà nói, bản thân tôi cũng nghĩ, không có bất cứ tôn giáo hay thần linh hoặc một đấng tối cao nào lại ngăn chặn sự thờ cúng bày tỏ lòng hiếu thảo, tưởng nhớ cha mẹ, ông bà của một người con hiếu nghĩa cả. Bởi vì, lòng hiếu thảo luôn là đức tính được ca ngợi và chúng còn là tấm gương sáng cho con cháu bạn sau này học hỏi được nhiều điều.
Lòng hiếu thảo luôn là đức tính được ca ngợi và chúng còn là tấm gương sáng cho con cháu bạn sau này học hỏi được nhiều điều. Ảnh minh họa.
Tôi không hiểu sao, ở Việt Nam mình đến giờ vẫn có gia đình còn sự phân biệt thờ cúng bên nội, bên ngoại. Tôi đánh giá đây là tập tục hủ lậu, quá thành kiến trọng nam khinh nữ của gia đình ấy.
Tuy nhiên đã là tập tục thì rất khó mà phá bỏ, nhất là với các gia đình có những liên hệ tộc, họ lớn bạn ạ.
Nhưng tôi cho rằng, sự thờ cúng trong nhà chỉ là tập tục và làm cho con cháu ghi nhớ công ơn tổ tiên, ông bà cha mẹ. Những lần cúng giỗ cũng chỉ là một lần để con cháu sum vầy, tưởng nhớ về thế hệ trước của mình.
Do đó, nếu như bạn không thể thờ cúng ba mẹ đẻ của mình khi đã đi lấy chồng, nếu gia đình bạn chỉ toàn là chị em gái, nếu bạn qu