3 kịch bản có thể xảy ra sau khi Mỹ không kích tên lửa vào Syria

3 kịch bản có thể xảy ra sau khi Mỹ không kích tên lửa vào Syria

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Chủ nhật, 09/04/2017 13:05

Theo các chuyên gia Nga, 3 kịch bản có thể xảy ra trong mối quan hệ Mỹ-Nga ở Syria sau khi Mỹ cho phóng tên lửa vào căn cứ không quân Syria sáng 7/4. Mỹ cũng có thể sa lầy vào nội chiến ở Syria.

Những kịch bản khó ngờ

Xung đột vũ trang giữa Nga và Mỹ

Giới chuyên gia Nga không loại trừ khả năng Moscow sẽ phản ứng với cuộc tấn công của Mỹ bằng cuộc phô trương sức mạnh quân sự.

Nếu Mỹ tiếp tục tấn công, Nga có thể quyết định bắn hạ vài tên lửa hành trình của Mỹ, theo ông Alexei Fenenko, chuyên gia của viện Các vấn đề An ninh quốc tế RAS nhận định. Ngay lúc này, Nga sẽ tăng nỗ lực quân sự ở Syria.

Hồ sơ - 3 kịch bản có thể xảy ra sau khi Mỹ không kích tên lửa vào Syria

Giới chuyên gia Nga không loại trừ khả năng Moscow sẽ phản ứng với cuộc tấn công của Mỹ bằng cuộc phô trương sức mạnh quân sự.

Mỹ đã lập kế hoạch phô trương sức mạnh với quân đội Syria từ năm 2013. Vụ ném bom sáng 7/4 có thể được xem là sự bắt đầu một cuộc phiêu lưu quân sự mới của Mỹ ở nước ngoài.

Tuy nhiên, "không sớm thì muộn, việc đối đầu sẽ buộc Nga phải dùng sức mạnh để phản ứng lại", ông Fenenko cho biết thêm. 

Dẫu vậy, cuộc đụng độ có thể xảy ra giữa hai siêu cường quốc Nga-Mỹ không hẳn phát triển tới mức trở thành chiến tranh hạt nhân có khả năng tàn sát hàng loạt. Nó có thể giống những diễn biến của nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939) khi máy bay Liên Xô chiến đấu với quân phát xít Đức-Ý, mà không chính thức tuyên chiến.

“Chúng ta không thể hoàn toàn loại bỏ khả năng vũ khí hạt nhân được sử dụng trong cuộc chiến này. Quân đội cả hai nước đều giữ quyền sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược", ông Fenenko cho hay.

Các chuyên gia Nga nhận định, Mỹ phóng tên lửa mà không tham khảo ý kiến Nga, không tính chuyện ném bom có thể tác động như thế nào đến tình hình Syria, cũng như quan hệ tương lai giữa Washington và Moscow.

Ông Dmitri Suslov, chuyên gia về quan hệ quốc tế của đại học Kinh tế Nga cho hay, vụ tấn công vào Syria của Mỹ cho thấy chính quyền của ông Trump "sẽ theo đuổi chính sách cứng rắn đơn phương, sử dụng sức mạnh quân sự không tuân theo luật pháp quốc tế”.

Việc Mỹ thay đổi thái độ với nhà lãnh đạo Syria là một minh chứng. Washington muốn ông Assad phải ra đi. Tuy nhiên, Nga không tính chuyện bỏ rơi đồng minh và sẽ gia tăng sự hiện diện quân sự ở Syria. Đáp lại, Mỹ có thể sẽ không rút lui, vì mục tiêu chính hiện nay của ông Trump là "không tỏ ra yếu ớt, mà phải thể hiện sức mạnh", ông Dmitri Suslov cho biết.

Trong bối cảnh này, căng thẳng quân sự-chính trị nghiêm trọng trong quan hệ Nga-Mỹ ở Syria có thể sẽ xảy ra, thậm chí không loại trừ khả năng hai siêu cường đứng bên bờ vực chiến tranh.

Giải pháp ngoại giao

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà phân tích đều tin, Nga đang chuẩn bị trả đũa quân sự đối với vụ Mỹ phóng tên lửa vào Syria.

Ông Alexander Konovalov, giám đốc viện Đánh giá Chiến lược Nga nhận định, Moscow có thể sẽ không mở rộng sự hiện diện quân sự ở Syria do Mỹ không phát động chiến tranh ở Syria nhưng có thể tiến hành một cuộc tấn công như từng tuyên bố.

Hồ sơ - 3 kịch bản có thể xảy ra sau khi Mỹ không kích tên lửa vào Syria   (Hình 2).

Mỹ cho phóng tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Syria sáng 7/4. ( Ảnh minh họa)

Trong mọi trường hợp, Nga sẽ kháng nghị với các tổ chức quốc tế, nêu vấn đề Mỹ tấn công Syria với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, sẽ thảo luận với Mỹ về các vấn đề khác của Syria. Nhưng vấn đề đặt ra là, Mỹ sẽ phản ứng ra sao với những nỗ lực trên của Nga?

Vladimir Sotnikov, chuyên gia của viện nghiên cứu Trung Đông nhận định, mối quan hệ Nga-Mỹ hiện phụ thuộc vào chuyến thăm Moscow của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong hai ngày 11-12/4 tới. 

"Một mặt, ông Tillerson sẽ phải giải thích về quyết định của ông Trump (phóng tên lửa vào Syria), mặt khác, Ngoại trưởng Mỹ sẽ phải duy trì các mối quan hệ với Moscow", ông Sotnikov cho biết.

Chuyên gia này cũng nhấn mạnh, Mỹ cần Nga giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria. Washington sẽ phải tìm được tiếng nói chung với Nga trong vấn đề Syria.

Nguy cơ Mỹ sa lầy vào nội chiến ở Syria

Theo Washington Post, sau khi không kích vào căn cứ quân sự Syria, Mỹ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề. Đặc biệt, trong đó phải kể đến là nguy cơ Mỹ sa lầy vào nội chiến ở Syria.

Hiện nay, các hệ thống phòng không của Nga và Syria vốn không nhắm đến các máy bay Mỹ, vì lực lượng Mỹ chủ yếu tập trung tiêu diệt IS, kẻ thù chung của Mỹ lẫn chính quyền Syria.

"Máy bay của Mỹ và các nước nằm trong liên minh chống IS đã bay vòng quanh và xuyên qua hệ thống phòng không của họ (Nga và Syria) trong hai năm qua. Nếu Mỹ phát động tấn công vào chính quyền Syria, nước này sẽ có cớ để bắn các máy bay của lực lượng liên minh bằng hệ thống phòng không", Andrew Exum, cựu quan chức quốc phòng cấp cao thời chính quyền Obama chia sẻ.

Động thái như vậy của Syria hoặc Nga có thể gây hoảng sợ cho các đối tác trong liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu khiến họ rút khỏi cuộc chiến, ông Andrew Exum cảnh báo.

Một khi máy bay Mỹ bị bắn rơi, hoặc bị buộc phải tấn công đáp trả nhằm vào radar của Syria hoặc Nga, Washington có thể sa lầy vào cuộc nội chiến ở Syria.

 

Xem thêm>> Vì sao Trump hạ lệnh tấn công Syria khi có cuộc gặp mặt thượng đỉnh?

Đào Vũ

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.