Việc trẻ biếng ăn là nỗi lo của rất nhiều ông bố bà mẹ. Khi trẻ biếng ăn thời gian dài có thể dẫn đến các tác hại cho sức khỏe của bé như: Thiếu hụt dưỡng chất, gây rối loạn tăng trưởng; trí não chậm phát triển; suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị bệnh; ảnh hưởng phát triển chỉ số cảm xúc....
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến biếng ăn như: Trẻ bị ốm, mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hệ hô hấp, hệ tiêu hóa nên phải dùng kháng sinh điều trị gây loạn khuẩn đường ruột; do tâm lý (căng thẳng, sợ hãi khi đến bữa ăn, thức ăn không phù hợp sở thích); hoặc thiếu các dưỡng chất cần thiết (vitamin B, C, D, đạm, lysin, sắt, kẽm...)...
Biếng ăn tưởng chừng như vấn đề nhỏ nhưng hệ quả lại không hề nhỏ. Dưới đây là một số mẹo giúp bé ăn ngon hơn cha mẹ nên thử:
Giảm khẩu phần ăn của bé
Việc trẻ ăn đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính cũng quan trọng, vì những món ăn vặt này có thể đóng góp tới 1/3 lượng calorie nạp vào trong ngày.
Nếu trẻ đang biếng ăn mà cha mẹ ép bé ăn bát cơm đầy thì gây cho trẻ sợ. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ, khi trẻ ăn hết hỏi bé xem có muốn ăn không thì lấy tiếp. Cách này giúp kích thích trẻ ăn hơn.
Đa dạng của các món ăn
Trẻ biếng ăn bạn nên đổi món thường xuyên. Như vậy thích vị giác giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nó không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử. Cách này nhiều bậc phụ huynh đã thử nghiệp và thành công.
Trang trí món ăn đẹp mắt
Hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ… Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: Cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột…
Lưu ý:
Để trẻ ăn uống tốt hơn, cha mẹ nên nhớ đến nguyên tắc thời gian. Bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài 15-30 phút, dù trẻ ăn được ít hay nhiều cũng hãy dừng lại, chờ đến bữa ăn tiếp theo.
Quy định về thời gian cố định cho bữa ăn chính và các bữa ăn phụ trong ngày cho trẻ.
Cho bé ăn vào giờ cố định tốt cho đồng hồ sinh học của trẻ, đảm bảo thời điểm cho bé ăn bé có cảm giác đói, muốn ăn.
Các bữa ăn chính, phụ nên cách nhau khoảng 2-3 giờ, không nên cho bé ăn bữa phụ quá gần bữa chính...
Trúc Chi (t/h)